Ở Vatican, gió phương Nam thổi lên Giáo hội Công giáo
Nhớ lại lần bổ nhiệm các tân hồng y năm 2014.
|
Trong trường hợp có mật nghị, lần đầu tiên các hồng y Âu châu sẽ không còn chiếm đa số.
Các
ván cân thật của lịch sử thường được làm trong âm thầm và cần phải chờ
thời gian mới nhận ra sự thay đổi không vãn hồi, dù nó chỉ vừa mới xảy
ra. Cũng vậy với việc bổ nhiệm mười chín tân hồng y của Đức Phanxicô.
Theo thuật ngữ riêng, ngài vừa “tạo ra” các hồng y sáng thứ bảy hôm nay,
theo một nghi lễ không có gì ngạc nhiên và được chuẩn bị chi ly từng
milimét. Trong Đền thờ thánh Phêrô, màu đỏ nổi bật trên nền đá cẩm
thạch. Một buổi lễ theo truyền thống. Nhưng bắt đầu từ 12 giờ trưa, khi
các tân hồng y được tấn phong thì Giáo hội Công giáo sẽ không còn giữ bộ
mặt như cũ.
Lần
đầu tiên trong lịch sử, các hồng y Âu châu sẽ không còn chiếm đa số
trong mật nghị. Họ hoàn toàn ngang bằng số còn lại của thế giới. Nếu
sáng chúa nhật ngày mai, họ vào Nhà nguyện Sixtine để bầu giáo hoàng thì
sẽ có 122 hồng y dưới 80 tuổi, tuổi còn được dự mật nghị, 61 hồng y Âu
châu và 61 hồng y từ phía Nam và Bắc Mỹ. Đương nhiên, trong trường hợp
này, các hồng y sẽ không tuân theo một chỉ dẫn về châu lục nào nhưng
đúng hơn theo giòng thời sự lúc đó. Trong lúc chờ đợi, bước ngoặc này
rất đáng kể.
Khuynh hướng không vãn hồi
Như
thế, đây là thời khắc lịch sử của Giáo hội Công giáo, vì trước đây,
quyền lực của các quyết định luôn là do Âu châu nếu không muốn nói là do
nước Ý. Cơn gió lịch sử đưa giáo hoàng Argentina lên ngôi đã thổi bay
sự nổi trội này. Đây chỉ mới bước đầu nhưng hướng đi thì không vãn hồi.
Và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử mà số hồng y từ phương Nam
nhiều hơn phương Bắc (Bắc Mỹ và Âu châu). Dù sẽ còn rất nhiều con đường
phải đi. Nhưng làm sao, chẳng hạn, số 46 hồng y người Ý lại cao hơn 42
hồng y người Châu Mỹ La Tinh và Phi châu họp lại…
Như
thế cần phải có thời gian để hai phần ba người Công giáo sống ở các
nước phía Nam có đại diện nhiều hơn ở nghị trường Giáo hội, nơi mà họ
chỉ có một phần ba hồng y. Quyền đa số tuyệt đối luôn ở trong tay các
hồng y Âu châu và Bắc Mỹ. Và đó cũng là một trong các thách thức của Đức
Phanxicô. Ngài đã tích cực cho thấy qua các chọn lựa, ngài đã tuyển các
hồng y đầu tiên “của ngài”.
Chín
trong số mười sáu tân hồng y đến từ các nước không phương Tây: năm hồng
y từ Châu Mỹ La Tinh (Argentina, Chili, Ba Tây, Haїti, Nicaragua), hai
từ Phi châu (Côte d’Ivoire, Burkina Faso) và hai từ Á châu (Nam Hàn và
Phi Luật Tân). Đức Phanxicô cũng tấn phong bốn hồng y người Ý, một người
Đức, một người Anh và một người Canada nhưng không có ai ở Mỹ.
Chín, trong số mười sáu tân hồng y đến từ các nước không phải là phương Tây. Trên thực tế là Châu Mỹ La Tinh, bốn trong sáu người châu Âu – được bổ nhiệm “tự động” vì họ đang giữ các chức vụ ở các bộ của Tòa Thánh – mỗi người đều có kinh nghiệm và văn hóa mạnh của Châu Mỹ La Tinh. Ba hồng y là người Ý, nhưng đã làm việc lâu năm trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh ở nhiều nước Châu Mỹ La Tinh. Tại Rôma, họ được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào các chức vụ chiến lược: Đức Giám mục Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, người đã từng sống ở Mexico và Venezuela, Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, trưởng Bộ Giáo Sĩ đã ở Cộng hòa Dominica, Cuba và Colombia, Đức Giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã làm việc ở Guatemala, Paraguay và Brazil. Còn trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Giám Mục Gerhard Ludwig Müller, người Đức được Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm ở chức vụ cao quý này, thì đã viết một quyển sách với cha đẻ của thần học giải phóng, linh mục Gustavo Gutiérrez người Peru, và sẽ ra một quyển sách khác, cũng chủ để này vào tuần sau tại Rôma.
Tóm lại, nếu trời vẫn mưa suốt ngày thứ bảy hôm nay tại Rôma thì đúng là ngọn gió phương Nam đã thổi lên Giáo hội Công giáo. Vị hồng y trẻ nhất 56 tuổi, Luis Antonio Tagle, người hay mỉm cười sẽ vui mừng. Nước Phi luật Tân của ngài sẽ tăng số hồng y lên gấp đôi! Bây giờ họ có… hai hồng y! “Tôi là hồng y duy nhất, ngài ghi nhận, trong khi Phi Luật Tân có nhiều tín hữu Công giáo bằng nước Mỹ và Ý gộp lại”. Hai nước có tổng cộng 70 hồng y…
Chín, trong số mười sáu tân hồng y đến từ các nước không phải là phương Tây. Trên thực tế là Châu Mỹ La Tinh, bốn trong sáu người châu Âu – được bổ nhiệm “tự động” vì họ đang giữ các chức vụ ở các bộ của Tòa Thánh – mỗi người đều có kinh nghiệm và văn hóa mạnh của Châu Mỹ La Tinh. Ba hồng y là người Ý, nhưng đã làm việc lâu năm trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh ở nhiều nước Châu Mỹ La Tinh. Tại Rôma, họ được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào các chức vụ chiến lược: Đức Giám mục Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, người đã từng sống ở Mexico và Venezuela, Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, trưởng Bộ Giáo Sĩ đã ở Cộng hòa Dominica, Cuba và Colombia, Đức Giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã làm việc ở Guatemala, Paraguay và Brazil. Còn trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Giám Mục Gerhard Ludwig Müller, người Đức được Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm ở chức vụ cao quý này, thì đã viết một quyển sách với cha đẻ của thần học giải phóng, linh mục Gustavo Gutiérrez người Peru, và sẽ ra một quyển sách khác, cũng chủ để này vào tuần sau tại Rôma.
Tóm lại, nếu trời vẫn mưa suốt ngày thứ bảy hôm nay tại Rôma thì đúng là ngọn gió phương Nam đã thổi lên Giáo hội Công giáo. Vị hồng y trẻ nhất 56 tuổi, Luis Antonio Tagle, người hay mỉm cười sẽ vui mừng. Nước Phi luật Tân của ngài sẽ tăng số hồng y lên gấp đôi! Bây giờ họ có… hai hồng y! “Tôi là hồng y duy nhất, ngài ghi nhận, trong khi Phi Luật Tân có nhiều tín hữu Công giáo bằng nước Mỹ và Ý gộp lại”. Hai nước có tổng cộng 70 hồng y…
(Marta An Nguyễn chuyển dịch, phanxico.vn 13.10.2016/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét