Ðại
học Công giáo đầu tiên
ở
Việt Nam từ sau 1975
sẽ
mở cửa trong Năm Thánh 2016
Ðại
học Công giáo đầu tiên ở Việt Nam từ sau 1975 sẽ mở
cửa trong Năm Thánh 2016.
Giáo
Hoàng
Học Viện Ðà Lạt trước năm 1975.
|
Sàigòn
(phanxicovn 20-12-2015; Vatican Insider | Paolo Affatato 19-12-2015) - Ở
Việt Nam, Năm Thánh bắt đầu với một giấc mơ thành hiện
thực: Ðại học Công giáo đầu tiên được mở cửa từ
sau 1975. Thánh bộ Giáo dục Tòa Thánh đã ra phê chuẩn cho
quyết định này vào ngày 15 tháng 9 năm 2015, và đã chuyển
đến Hội đồng Giám mục Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã
bật đèn xanh cho việc này từ 06 tháng 8 năm 2015, sau quá
trình đàm phán dài cả năm, cho thấy một đường lối tiếp
cận đổi mới trong mối quan hệ giữa chính quyền và các
tôn giáo.
Giám
mục Giuse Ðinh Ðức Ðạo, chủ tịch Ủy ban đặc trách Giáo
dục của Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã xác nhận việc
mở cửa trường đại học, cha vui mừng cho biết: 'Ðây là
việc tay Chúa làm, và chúng tôi góp sức để được thực
hiện. Ðây là một việc lòng thương xót mà chúng tôi sẽ
đem lại trong Năm Thánh này, với lòng tri ân mới hướng
về Chúa và với lòng cảm thông, giáo dục là một sự
chú tâm sâu sắc đến tha nhân.'
Do
đó năm 2016 sẽ được ghi nhớ là năm mà sự hiện diện
và tự do của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
không còn là chuyện bị cấm cản. Sự kiện này đã được
mòn mỏi chờ đợi suốt 60 năm, từ khi chế độ cộng sản
loại trừ Giáo hội khỏi lĩnh vực giáo dục.
Ðã
lâu lắm rồi, từ thời Giáo hội Việt nam mất đi các
trường đại học danh tiếng của các cha dòng Tên, như đại
học Ðà Lạt, đại học Sài Gòn, và Học viện Giáo hoàng
Piô X.
Giáo
hội đã chờ thời khắc này quá lâu rồi. Và Ðại học
thần học Công giáo đầu tiên này được thành hiện thực
sau những nỗ lực lâu dài và sự kiên trì vun đắp mối
quan hệ với chính phủ và Tòa Thánh.
Giám
mục Giuse Ðinh Ðức Ðạo giải thích về dự án này: 'Chúng
tôi đã sẵn sàng cho giai đoạn thực tế. Cơ sợ hạ tầng
và quy chế đã được chính phủ và Tòa Thánh phê chuẩn.
Lễ khánh thành chính thức sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2016,
và các khóa học sẽ bắt đầu từ tháng 4 năm 2016.'
Ðại
học này có thể cấp các bằng cấp được thừa nhận rộng
rãi, chẳng hạn như bằng cử nhân, chứng chỉ, và học vị
tiến sỹ ngành Thần học. Sẽ có các khóa học về bí tích,
giáo lý, và Thần học luân lý, còn có các khóa Phụng vụ
và Nghiên cứu Thánh Kinh. Ðại học sẽ dạy Linh đạo, Truyền
giáo học, Giáo luật, cũng như Triết học, Tâm lý học, và
Khoa học Nhân văn.
Ðội
ngũ giảng dạy sẽ gồm các giám mục và thần học gia, cả
người Việt Nam lẫn nước ngoài. Các khóa học sẽ được
dạy bằng tiếng Việt, nhưng cũng có thể bằng tiếng Anh để
mang tính quốc tế hơn.
Còn
về thư viện, áp dụng các công nghệ mới, và đang thúc
đẩy xây dựng một khối lượng tài liệu đầy đủ,
trường đã mời các chủng viện và các cơ sở thần học
khác cung cấp các bản scan của nhiều bản văn để đưa vào
định dạng điện tử.
Lý
do của chọn lựa này rất rõ ràng: 'Giáo hội luôn luôn
rất hăng hái trong việc góp phần trong lĩnh vực giáo dục,
và đã từng được làm thế. Và có những nhu cầu nội
bộ cần được vun đắp. Ngày nay, Giáo hội đầy những
người trẻ và tràn sinh lực, nhưng cần phải đi xa hơn nữa,
đào sâu hơn nữa trong đức tin.' Giám mục Giuse Ðinh Ðức
Ðạo giải thích.
'Học
viện thần học mới này là đích đến, nhưng cũng là điểm
xuất phát, chúng tôi muốn chia sẻ đức tin của mình, vốn
đã được thiết lập ở Việt Nam gần 500 trước, và muốn
đưa Tin mừng đến với, trước và trên hết là châu Á,
rồi sau đó là toàn cầu.'
Ban
giám hiệu hiện thời đặt ở văn phòng của Hội đồng
Giám mục ở Sài Gòn. Ðại học này cũng sẽ mở cửa cho
giáo dân, và mục tiêu là cung cấp đào tạo cho giáo lý
viên và giáo viên.
Hơn
nữa, 'Chúng tôi hi vọng trong tương lai, Giáo hội và các
cộng đoàn tôn giáo khác sẽ có thể trở lại điều hành
các cơ sở giáo dục đủ loại và đủ cấp, chắc chắn là
thế.'
Kết
quả tích cực này là nhờ đường lối tiếp cân mang tính
xây dựng của Giáo hội Việt Nam trong mối quan hệ với chính
quyền, bất chấp các khó khăn và kìm hãm từ phía chính
quyền trong các thập kỷ qua. Hạt giống tin tưởng lẫn nhau
đã nảy mầm, đưa lại đại học Công giáo đầu tiên, mở
ra một kỷ nguyên mới.
J.B.
Thái Hòa chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét