label

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Bốn bài học lãnh đạo của Đức Phanxicô

Bốn bài học lãnh đạo của Đức Phanxicô


Nếu bạn điều khiển nhân viên của bạn… như Đức Phanxicô điều khiển Giáo hội Công giáo? Không, đây không phải chuyện đùa! Bạn sẽ rút tỉa được ít nhất bốn bài học trong quyển “Tinh thần lãnh đạo và đức tính khiêm tốn”
 
Tinh thần lãnh đạo và đức tính khiêm tốn
Năm ngoái, báo Fortune đã chọn Đức Phanxicô là người đứng hàng đầu trong các nhà lãnh đạo có hiệu quả nhất thế giới, ca ngợi ngài đã canh tân một thể chế có lâu đời nhất trong lịch sử. Quyển sách “Tinh thần lãnh đạo và đức tính khiêm tốn” vừa được phát hành đưa ra các nguyên tắc mà bạn áp dụng thì sẽ có hiệu quả.
 
1_ Điều hành với tinh thần khiêm tốn
 
Trước khi là Giáo hoàng, Đức Phanxicô đã viết: “Nếu chúng ta phát huy được một tinh thần khiêm tốn đích thực, chúng ta sẽ có thể thay đổi thế giới”. Và trong ngày được bầu chọn, ngài đã từ chối đứng lên bục đặt cao hơn các bục của các hồng y. Có thể các bạn nghĩ ngược lại, đức khiêm tốn là cái phanh chăng? Nhưng tỏ ra khiêm tốn là trước hết tránh đặt mình ở địa vị trên cao. Không ở trong văn phòng tiện nghi của mình suốt ngày, không để ý để chào các cộng sự của mình khi mình gặp họ. Luôn chân thành quan tâm sẽ làm dễ dàng các cuộc trao đổi và giúp bạn biết những chuyện mà có thể bạn không biết về công ty của mình.
 
2_ “Cảm thấy mình cùng ở trong ràn chiên”
 
Đó là một trong những câu nói nổi tiếng của Đức Phanxicô. Khi ngài còn là Đức Jorge Mario Bergoglio, ngài không bỏ qua một dịp nào mà không ngược xuôi trên các đường phố nghèo ở Buenos Aires, rửa chân cho những người trẻ nghiện ngập. Ngài được mệnh danh: “giám mục của các khu phố ổ chuột”. Tương đương trong ngành quản trị là bạn luôn ở bên cạnh nhân viên, để thấy các vấn đề của họ và để giải quyết kịp thời. Lý tưởng, cho bạn và cho các cộng sự viên trực tiếp của bạn, là suốt ngày bạn ở trong địa vị của họ. Đó là một cách rất tốt để chứng tỏ bạn quan tâm từ nền tảng.
 
3_ Quản lý công ty của bạn như quản lý một bệnh viện dã chiến
 
Đức Giáo hoàng thích so sánhGiáo hội công giáo với bệnh viện quân sự, loại bệnh viện dã chiến ở chiến trường. Ở đó không có chuyện hỏi bệnh nhân đang thập tử nhất sinh xem “lượng đường, lượng mỡ trong máu của họ có cao không”. Hiển nhiên là bạn phải chú trọng đến điều thiết yếu và khẩn cấp, gởi một nhóm nhỏ đến điều trị nếu cần. Vào thời buổi của nối mạng, điều này đặc biệt hữu ích khi có sai sót lớn, gởi ngay một nhóm cộng sự đến để thảo luận với khách hàng. Ủy quyền cho họ để họ có quyền thương thảo tại chỗ.
 
4_ Không coi thường những người không phải là khách hàng
 
Dĩ nhiên Đức Giáo hoàng không nói kiểu này. Nhưng Giáo hội mở rộng cửa, ngài giảng cho tất cả mọi người, dù họ theo đạo nào, dù hướng giới tính của họ như thế nào, dù màu da của họ như thế nào. Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, ngài giải thích rõ, Giáo hội phải thu hút các thành viên mới để hoàn thành sứ mệnh của mình.  Và điều này đã đạt được vì từ khi ngài được bầu chọn, số người đi lễ gia tăng khoảng 20% kể cả ở Pháp. Bắc chước ngài, bạn có thể canh tân cách làm việc của mình để giữ khách hàng hiện có, nhưng nhất là bạn phải chứng tỏ mình có tinh thần sáng tạo để kéo thêm khách hàng mới. Vì như Đức Giáo hoàng nói, “mục vụ truyền giáo đòi hỏi phải bỏ tiêu chuẩn tiện nghi kiểu ‘chúng tôi lúc nào cũng làm như vậy.’”
(nguồn phanxico.vn)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét