Thánh lễ với Đức Thánh Cha: Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới trường tồn, vĩnh cửu
VATICAN.
“Đừng rơi vào hình thức ‘tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính cục bộ’ cũng
như tôn thờ những phong tục thói quen cố hữu. Nhưng thay vào đó, chúng
ta phải luôn biết nhìn vượt lên trên: vượt ra khỏi nội tại tính cục bộ
để vươn tới siêu việt tính; vượt ra khỏi những thói quen, phong tục cố
hữu để chạm tới điểm tận cùng, đó chính là vinh quang Thiên Chúa.” Đức
Thánh Cha Phanxicô đã nhắn nhủ những điều trên đây trong bài giảng thánh
lễ sáng hôm nay ngày 13.11, tại nhà nguyện thánh Marta.
Đức Thánh Cha nói: “Sự đẹp đẽ và vinh quang của Thiên Chúa là không thể sánh ví. Đáp ca trong thánh lễ hôm nay đã cũng nói đến điều ấy: ‘Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa.’ Tuy nhiên, vấn nạn của con người là thường nghiêng mình bái lạy trước những gì lộng lẫy, uy nghi. Nhưng sự lộng lẫy của tạo vật chỉ phản chiếu vẻ đẹp của Thiên Chúa mà thôi, đến một ngày nào đó chúng sẽ tan biến đi.”
Tiếp đến, Đức Thánh Cha làm nổi bật hai thứ tôn thờ ngẫu tượng mà ngay cả những người tin cũng có thể mắc phải. Bài đọc thứ nhất và đáp ca nói về vẻ đẹp của các tạo vật nhưng đồng thời cũng chỉ ra sai lầm của những người khi thấy vẻ đẹp của thụ tạo mà không biết nhìn vượt lên trên để vươn tới Đấng Siêu Việt. Đức Thánh Cha gọi điều này là: “Tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính. Có nghĩa là, người ta chỉ dừng lại ở vẻ đẹp nơi sự vật mà thôi chứ không biết nhìn lên trên và vượt ra ngoài để thấy vinh quang Thiên Chúa.
Có những người đã gắn chặt đời mình với hình thức tôn thờ ngẫu tượng này. Họ bị tác động mạnh bởi những điều kỳ diệu cùng sức mạnh và năng lực của chúng. Họ không nghĩ rằng có Đấng còn siêu việt hơn những điều ấy nữa, vì chính Đấng ấy đã sáng tạo nên mọi loài, đồng thời cũng là nguồn gốc và tác giả của mọi vẻ đẹp và vinh quang. Người ta chỉ nhìn thấy vẻ đẹp của thụ tạo, rồi tôn phong chúng thành thần mà không nghĩ rằng vẻ đẹp đó chỉ là vẻ đẹp của một buổi hoàng hôn, nó sẽ qua đi chứ không tồn tại mãi. Đây chính là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng: gắn bó với những vẻ đẹp sẽ qua đi mà không nhận thấy siêu việt tính. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải điều này, một thứ tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính, khi chúng ta tin rằng những thụ tạo giống như các vị thần sẽ không bao giờ qua đi. Như vậy, chúng ta đã quên đi ‘buổi chiều hoàng hôn’ rồi.”
Một hình thức tôn thờ ngẫu tượng khác chính là thần thánh hóa những phong tục, thói quen. Chính việc phong thần ấy sẽ khiến con tim và tâm hồn chúng ta bị câm điếc. Đức Thánh Cha giải thích điều này bằng cách nhắc lại lời của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu đã mô tả về con người trong thời đại của Nô-ê và thời ông Lót: ‘Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng’ mà chẳng để ý lưu tâm đến những chuyện khác, cho đến lúc nạn hồng thủy ấp tới hay mưa diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả.
“Như vậy, chuyện xảy ra là do thói quen, xem mọi sự bình thường chẳng có gì đáng để ý. Cuộc sống là như thế, ta cứ tiếp tục sống như mình đã sống, chẳng bao giờ nghĩ đến ‘buổi chiều tà hoàng hôn’ của kiếp sống nhân sinh. Đây chính là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng: gắn chặt vào những thói quen cố hữu và không nghĩ rằng mọi chuyện sẽ kết thúc, qua đi. Như vậy, những thói quen, phong tục cũng đã được suy tôn thành những vị thần: Cuộc sống là như thế nên chúng là cứ vậy mà sống. Nhưng Giáo hội giúp chúng ta nhận ra cái điểm tận cùng của mọi sự. Thật vậy, vẻ đẹp này sẽ qua đi và kết thúc trong một vẻ đẹp khác; thói quen, phong tục này cũng sẽ kết thúc trong một thói quen, phong tục ‘vĩnh cửu’ khác. Đó chính là Thiên Chúa.”
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha khuyến khích: “Chúng ta phải luôn biết ngắm nhìn ‘điều siêu việt’, hay ‘đích điểm cuối cùng’; nói khác đi, biết chiêm ngắm vẻ đẹp không bao giờ qua đi. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng duy nhất siêu vượt lên trên cái tận kết của tạo vật. Chúng ta đừng mắc phải sai lầm chết người là ngoái đầu nhìn lại phía sau giống như vợ ông Lót; nhưng luôn lao mình về phía trước với một niềm xác tín rằng nếu cuộc sống trần gian này có đẹp và quyến rũ, thì cũng chỉ như cái đẹp của một buổi chiều hoàng hôn rồi sẽ vụt tắt.
Chúng ta – những người có đức tin – không là người quay lại đàng sau hay đầu hàng, nhụt chí; nhưng là những người luôn tiến về phía trước. Trong cuộc sống trần gian này, chúng ta luôn biết lao mình về phía trước, biết chiêm ngắm vẻ đẹp và sống với những thói quen vốn có nhưng không thần thánh chúng. Bởi vì, tất cả rồi sẽ qua đi. Tạo vật dù có đẹp lộng lẫy thì cũng chỉ là cái đẹp nhỏ bé, tạm thời, phản chiếu vẻ đẹp và vinh quang khôn tả của Thiên Chúa. Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới trường tồn, vĩnh cửu. Đó là điều mà chúng ta cần phải chiêm ngắm và xác tín” (SD 13.11.15).
Đức Thánh Cha nói: “Sự đẹp đẽ và vinh quang của Thiên Chúa là không thể sánh ví. Đáp ca trong thánh lễ hôm nay đã cũng nói đến điều ấy: ‘Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa.’ Tuy nhiên, vấn nạn của con người là thường nghiêng mình bái lạy trước những gì lộng lẫy, uy nghi. Nhưng sự lộng lẫy của tạo vật chỉ phản chiếu vẻ đẹp của Thiên Chúa mà thôi, đến một ngày nào đó chúng sẽ tan biến đi.”
Tiếp đến, Đức Thánh Cha làm nổi bật hai thứ tôn thờ ngẫu tượng mà ngay cả những người tin cũng có thể mắc phải. Bài đọc thứ nhất và đáp ca nói về vẻ đẹp của các tạo vật nhưng đồng thời cũng chỉ ra sai lầm của những người khi thấy vẻ đẹp của thụ tạo mà không biết nhìn vượt lên trên để vươn tới Đấng Siêu Việt. Đức Thánh Cha gọi điều này là: “Tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính. Có nghĩa là, người ta chỉ dừng lại ở vẻ đẹp nơi sự vật mà thôi chứ không biết nhìn lên trên và vượt ra ngoài để thấy vinh quang Thiên Chúa.
Có những người đã gắn chặt đời mình với hình thức tôn thờ ngẫu tượng này. Họ bị tác động mạnh bởi những điều kỳ diệu cùng sức mạnh và năng lực của chúng. Họ không nghĩ rằng có Đấng còn siêu việt hơn những điều ấy nữa, vì chính Đấng ấy đã sáng tạo nên mọi loài, đồng thời cũng là nguồn gốc và tác giả của mọi vẻ đẹp và vinh quang. Người ta chỉ nhìn thấy vẻ đẹp của thụ tạo, rồi tôn phong chúng thành thần mà không nghĩ rằng vẻ đẹp đó chỉ là vẻ đẹp của một buổi hoàng hôn, nó sẽ qua đi chứ không tồn tại mãi. Đây chính là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng: gắn bó với những vẻ đẹp sẽ qua đi mà không nhận thấy siêu việt tính. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải điều này, một thứ tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính, khi chúng ta tin rằng những thụ tạo giống như các vị thần sẽ không bao giờ qua đi. Như vậy, chúng ta đã quên đi ‘buổi chiều hoàng hôn’ rồi.”
Một hình thức tôn thờ ngẫu tượng khác chính là thần thánh hóa những phong tục, thói quen. Chính việc phong thần ấy sẽ khiến con tim và tâm hồn chúng ta bị câm điếc. Đức Thánh Cha giải thích điều này bằng cách nhắc lại lời của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu đã mô tả về con người trong thời đại của Nô-ê và thời ông Lót: ‘Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng’ mà chẳng để ý lưu tâm đến những chuyện khác, cho đến lúc nạn hồng thủy ấp tới hay mưa diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả.
“Như vậy, chuyện xảy ra là do thói quen, xem mọi sự bình thường chẳng có gì đáng để ý. Cuộc sống là như thế, ta cứ tiếp tục sống như mình đã sống, chẳng bao giờ nghĩ đến ‘buổi chiều tà hoàng hôn’ của kiếp sống nhân sinh. Đây chính là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng: gắn chặt vào những thói quen cố hữu và không nghĩ rằng mọi chuyện sẽ kết thúc, qua đi. Như vậy, những thói quen, phong tục cũng đã được suy tôn thành những vị thần: Cuộc sống là như thế nên chúng là cứ vậy mà sống. Nhưng Giáo hội giúp chúng ta nhận ra cái điểm tận cùng của mọi sự. Thật vậy, vẻ đẹp này sẽ qua đi và kết thúc trong một vẻ đẹp khác; thói quen, phong tục này cũng sẽ kết thúc trong một thói quen, phong tục ‘vĩnh cửu’ khác. Đó chính là Thiên Chúa.”
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha khuyến khích: “Chúng ta phải luôn biết ngắm nhìn ‘điều siêu việt’, hay ‘đích điểm cuối cùng’; nói khác đi, biết chiêm ngắm vẻ đẹp không bao giờ qua đi. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng duy nhất siêu vượt lên trên cái tận kết của tạo vật. Chúng ta đừng mắc phải sai lầm chết người là ngoái đầu nhìn lại phía sau giống như vợ ông Lót; nhưng luôn lao mình về phía trước với một niềm xác tín rằng nếu cuộc sống trần gian này có đẹp và quyến rũ, thì cũng chỉ như cái đẹp của một buổi chiều hoàng hôn rồi sẽ vụt tắt.
Chúng ta – những người có đức tin – không là người quay lại đàng sau hay đầu hàng, nhụt chí; nhưng là những người luôn tiến về phía trước. Trong cuộc sống trần gian này, chúng ta luôn biết lao mình về phía trước, biết chiêm ngắm vẻ đẹp và sống với những thói quen vốn có nhưng không thần thánh chúng. Bởi vì, tất cả rồi sẽ qua đi. Tạo vật dù có đẹp lộng lẫy thì cũng chỉ là cái đẹp nhỏ bé, tạm thời, phản chiếu vẻ đẹp và vinh quang khôn tả của Thiên Chúa. Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới trường tồn, vĩnh cửu. Đó là điều mà chúng ta cần phải chiêm ngắm và xác tín” (SD 13.11.15).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét