Bổn
phận gửi các thừa sai
đi
truyền giáo và trợ giúp
các
Giáo Hội nghèo
Roma
(Vat. 24/08/2012) - Trong tháng 9 năm 2012 Ðức Thánh Cha Biển
Ðức XVI mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo
toàn thế giới cầu xin cho các cộng đoàn kitô sẵn sàng
gửi các thừa sai linh mục và giáo dân đi truyền giáo và
gia tăng trợ giúp cụ thể cho các Giáo Hội nghèo nhất.
Ngay
từ thời khai sinh, Kitô giáo đã mang sắc thái đại đồng,
vì bao gồm các tín hữu thuộc mọi chủng tộc, mầu da, ngôn
ngữ, không phân biệt và kỳ thị ai. Mọi người đều là anh
chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa là Cha, đều là
môn đệ của và là em của Ðức Giêsu Kitô Trưởng Tử,
và đều sống Tin Mừng yêu thương. Do đó, việc chia sẻ với
nhau và cho nhau đã được kitô hữu thực thi ngay từ ban
đầu như kể trong sách Công Vụ: "Tất cả các tín hữu
hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem
bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo
nhu cầu" (Cv 2,44-45).
Cũng
chính tình yêu thương bác ái tương trợ lẫn nhau ấy đã
khiến cho Tông Ðồ Phaolô phát động chiến dịch lac quyên trong
các giáo đoàn và khuyến khích tín hữu quảng đại đóng
góp để trợ giúp tín hữu của giáo đoàn mẹ ở
Giêrusalem đang gặp đói kém khó khăn, như được nhắc tới
trong chương 8 thư thứ II gửi tín hữu Côrintô.
Ngày
nay khi duyệt xét tình hình Giáo Hội trên năm châu, chúng ta
nhận ra ngay nhiều nhu cầu khác nhau. Có những cộng đoàn
phải sống trong cảnh chiến tranh bạo lực và loạn lạc như
bên Siria, Sudan, Congo Zair, Somalia. Có những cộng đoàm khác
phải sống trong cảnh hạn hán, mất mùa đói kém như bên
Etiopia, Eritrea, Somalia. Nhiều cộng đoàn khác nữa lại bị bách
hại và kỳ thị như bên Ấn Ðộ, Irak và Nigeria. Và đây là
đều khó tin nhưng số tín hữu kitô bị kỳ thị bách hại
trên thế giới lên đến hơn 200 triệu, trong đó có tín hữu
các giáo đoàn phải sống dưới các chế độ độc tài vô
thần như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Nói chung các
Giáo Hội tại các vùng truyền giáo nghèo như Á châu, Phi
châu và châu Mỹ Latinh vừa cần các thừa sai vừa cần các
trợ giúp vật chất. Trong khi các Giáo Hội tại các nước
giầu tây Âu không cần trợ giúp vật chất, nhưng lại đang
cần các thừa sai, vì số ơn gọi linh mục qúa ít, và vì tình
trạng tục hóa nặng nề khiến cho nhiều người xa rời Giáo
Hội và không còn biết Chúa nữa. Các quốc gia kitô xưa kia
từng gửi biết bao nhiêu thừa sai đi truyền giáo khắp nơi,
giờ đây lại trở thành các vùng truyền giáo và cần có
các thừa sai.
Trong
sứ điệp gửi Ngày thế giới truyền giáo năm 2009 Ðức
Thánh Cha Biển Ðức XVI tái khẳng định sứ mệnh truyền giáo
của Giáo Hội. Sứ mệnh của Giáo Hội là mời gọi mọi
dân tộc đến với ơn cứu độ, do Thiên Chúa thực hiện qua
người Con nhập thể của Người là Ðức Giêsu Kitô. Vì
thế cần phải canh tân dấn thân loan báo Tin Mừng, là men
của sự tự do, tiến bộ, tình huynh đệ, hiệp nhất và hòa
bình (Ad Gentes 8). Ðức Thánh Cha viết: Tôi muốn "tái xác
nhận rằng lệnh truyền rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi
người, là Sứ mệnh nòng cốt của Giáo Hội" (Evangelii
Nuntiandi, 14), là bổn phận và sứ mệnh mà các thay đổi sâu
rộng của xã hội khiến trở thành cấp thiết hơn nữa. Vấn
đề ở đây là ơn cứu rỗi đời đời của con người,
là chính sự kết thúc và thành toàn của lịch sử của
nhân loại và của vũ trụ. Ðược linh hoạt và gợi hứng
bởi vị Tông Ðồ của các quốc gia, chúng ta phải ý thức
rằng Thiên Chúa có một dân tộc đông đảo trong tất cả
mọi thành phố được rảo qua, bởi cả các tông đồ ngày
nay nữa... Toàn thể Giáo Hội phải dấn thân trong sứ mệnh
đến với muôn dân... Tôi xin nhắc nhớ cho các Giáo Hội
kỳ cựu cũng như cho các Giáo Hội mới được thành lập
biết rằng họ được Chúa đặt để như là muối đất và
ánh sáng thế gian, họ được mời gọi loan truyền Chúa Kitô,
Ánh Sáng các Quốc gia, cho tới tận cùng bờ cõi trái đất.
Việc truyền giáo phải là điểm ưu tiên trong các chương
trình mục vụ.
Tôi
cũng xin cám ơn và khích lệ các Hiệp hội giáo hoàng truyền
giáo vì công tác linh hoạt không thể thiếu, cũng như việc
đào tạo truyền giáo và trợ giúp kinh tế cho các Giáo Hội
trẻ. Qua các cơ quan giáo hoàng này sư hiệp thông giữa các
Giáo Hội được thể hiện một cách đáng khâm phục, với
việc trao đổi qùa tặng, trong sự lo lắng cho nhau và trong các
dự án truyền giáo chung.
Ðức
Thánh Cha viết tiếp trong sứ điệp: Sự hăng say truyền giáo
đã luôn luôn là dấu chỉ sức sinh động của các Giáo Hội.
Tuy nhiên cần phải phải tái khẳng định rằng việc rao truyền
Tin Mừng là một công trình của Thần Khí, trước khi là một
hoạt động, nó là chứng tá và sự dãi tỏa ánh sáng
của Chúa Kitô từ phía Giáo Hội địa phương, gửi các
thừa sai nam nữ đem chúng vượt qúa các biên giới của
mình. Chính vì thế tôi mời gọi tất cả mọi tín hữu công
giáo cầu xin Chúa Thánh Thần để Người làm lớn lên trong
Giáo Hội sự đam mê truyền giáo, là việc rộng mở Nước
Chúa, nâng đỡ các thừa sai nam nữ và các cộng đoàn
kitô dấn thân hàng đầu trong Sứ Mệnh này, đôi khi trong
các mội trường thù nghịch của bách hại.
Ðồng
thời tôi cũng xin các tín hữu công giáo cho một dấu chỉ
đáng tin cậy của tình hiệp thông giữa các Giáo Hội, bằng
một đóng góp kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng
mà nhân loại đang trải qua này, để cho các Giáo Hội trẻ
có điều kiện soi sáng muôn dân bằng Tin Mừng bác ái.
Với
các tâm tình trên đây trong tháng 9 năm 2012 hiệp ý với
Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI và tín hữu công giáo toàn
thế giới chúng ta hãy cầu xin cho các cộng đoàn kitô sẵn
sàng gửi các thừa sai linh mục và giáo dân, và gia tăng
trợ giúp cụ thể cho các Giáo Hội nghèo nhất.
Linh
Tiến Khải
(Radio
Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét