Chuyến viếng thăm Cộng hòa Trung Phi
Phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trường Bộ Truyền Giáo
Trong các ngày từ 19 đến 26-7-2012 Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đã viếng thăm Cộng Hòa Trung Phi.
Chúa Nhật 22-7-2012, Đức Hồng Y Filoni đã chủ sự Thánh Lễ phong chức cho 4 tân Giám Mục: Đức Cha Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui, Đức Cha Nestor-Désiré Nongo Aziabgia, Giám Mục Bossaangoa, Đức Cha Dennis Abgenyadzi, Giám Mục Berbérati và Đức Cha Cyr-Nestor Yapaupa, Giám Mục Phụ tá Alindao.
Hôm sau ngày 23-7-2012 trong buổi gặp gỡ các Giám Mục tại toà Sứ Thần Tòa Thánh trong thủ đô Bangui, Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo đã xin các Giám Mục Trung Phi trở thành những người cổ võ hiệp nhất, tình huynh đệ và hiệp thông giữa mọi thành phần dân Chúa. Ngài cũng lưu ý các Giám Mục Trung Phi về sự cần thiết phải canh tân chương trình mục vụ ơn gọi, việc huấn luyện các giáo dân, là những người rất cần thủ đắc một nền đào tạo Kitô vững chắc và thấm nhuần các giá trị Phúc Âm.
Ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm, hôm 25-7-2012, Đức Hồng Y đã gặp gỡ các Bề Trên Thượng Cấp, các tu sĩ nam nữ Trung Phi tại giáo xứ Chúa Cứu Thế ở thủ đô Bangui. Ngài tỏ lòng tri ân vì phần đóng góp của các tu sĩ nam nữ vào công cuộc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong các hoạt động mục vụ giáo xứ cũng như trong lãnh vực y tế và học đường.
Đức Hồng Y Filoni nói: ”Xuyên qua sự hiện diện năng động, anh chị em đã mang lại sự trợ giúp quý giá và cần thiết cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, đồng thời biểu dương bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô. Cùng với anh chị em tôi muốn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì công cuộc khai sinh đời thánh hiến trên vùng đất Trung Phi này. Được khởi sự vào năm 1894, công trình rao giảng Tin Mừng 55 năm sau đã trông thấy xuất hiện những ơn gọi nữ giới bản xứ đầu tiên. Kể từ đó, những bông hoa ơn gọi không ngừng tiếp tục nở rộ và tăng mãi cho đến ngày hôm nay”.
Tiếp tục bài nói chuyện với các tu sĩ nam nữ Trung Phi, Đức Hồng Y Filoni nhấn mạnh rằng: ”Trong một thế giới không ngừng biến đổi và có những dấu hiệu đôi khi trái ngược nhau, người ta có khuynh hướng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi những chọn lựa nền tảng nhất, các tu sĩ nam nữ cũng có nguy cơ đánh mất căn tính riêng của mình. Vì thế, thật là khẩn cấp khi các người thánh hiến trở về với nguồn cội là Đức Kitô để tái khởi hành từ Đức Kitô và giăng buồm ra khơi thả lưới”.
Trung Phi rộng gần 623 ngàn cây số vuông có khoảng 4 triệu dân, 60% theo Kitô giáo, 30% thờ vật linh và 9% theo Hồi giáo. Người dân Trung Phi gồm nhiều bộ lạc khác nhau nhưng đều thuộc hai nhóm chủng tộc chính là Bantu và Sudanese.
Vùng đất này đã có người ở từ các thời rất xa xưa. Các vết tích khảo cổ chứng minh cho thấy đã có các nền văn hóa cổ xưa trước cả Đế quốc Ai Cập. Nhiều vương quốc và đế quốc đã nối tiếp nhau cai trị vùng đất này như đế quốc Kanem-Bornu, đế quốc Ouaddai, đế quốc Banguirmi. Các nhóm thuộc chủng tộc Fur sống rải rác cung quanh hồ Cioad và dọc sng Nil Thượng. Sau này các Sultan A Rập thống trị và coi toàn vùng của chủng tộc Ubangi như là vùng đất cung cấp nộ lệ, mà họ chuyên chở và bán lại trong vùng Bắc Phi châu, qua sa mạc Sahara, nhất là tại chợ nô lệ Cairo. Trong các thế kỷ XVIII-XIX các làn sóng di cư đưa nhiều chủng tộc khác đến sống tại Trung Phi như Zande, Banda, và Baya-Mandjia.
Năm 1875 Sultan của Sudan là Rabih az-Zubayr cai trị vùng Oubangui Thượng bao gồm cả cộng hòa Trung Phi hiện nay. Tiếp đến vào năm 1885 người Pháp và người Bỉ đến vùng này và biến nó trở thành thuộc địa của họ từ năm 1903 đến 1960, là năm Trung Phi được độc lập.
Trong các năm 1962 tới 1993 Cộng hòa Trung Phi do các chính quyền quân đội độc tài cai trị. Sau khi thắng đối thủ là Abel Goumba, ông David Dacko lên nắm quyền và theo chế độ độc đảng. Nhưng năm 1965 đại tá Jean Bedel Bokassa đảo chánh lật đổ ông Dacko. Nền kinh tế suy sụp dưới thời tổng thống Dacko ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1972 tổng thống Bokassa tuyên bố mình sẽ là tổng thống mãn đời, và năm 1976 ông tự phong làm hoàng đế Bokassa I của Trung Phi. Chính quyền Pháp ủng hộ ông vì muốn duy trì các lợi lộc của mình là có được vùng đất săn bắn dã thú gần với Sudan và mua quặng mỏ Uranium của Trung Phi. Năm 1979 lợi dụng chuyến viếng thăm Libia của hoàng đế Bokassa I, chính quyền Pháp đảo chánh đưa ông Dacko lên nắm quyền. Nhưng năm 1981 tướng André Kolingba đảo chánh lật đổ ông Dacko và thành lập Hội đồng quân nhân cai trị Trung Phi. Năm 1986 ông Kolingba thay đổi hiến pháp, thành lập đảng ”Tập hợp dân chủ Trung Phi”, tổ chức bầu cử quốc hội nhưng loại trừ sự tham dự của hai đảng đối lập đo các ông Abel Goumba và Ange Félix Patassé lãnh đạo.
Trong cuôc bầu cử năm 1993 ông Ange Felix Patassé thắng cử tổng thống, và năm 1999 ông thắng cử nhiệm kỳ hai. Năm 2001 sau vụ đảo chánh hụt, tướng Tổng tư lệnh Abel Abrou và tướng N'Djadder Bedaya bị ám sát, và các toán quân trung thành với ông Patassé đã có các hành động bạo lực chống lại dân chúng, đốt nhà cướp của và ám sát nhiều chính khách đồi lập. Năm 2003 lợi dụng dịp tổng thống Patassé đi ra ngoại quốc, tướng Francois Bozizé đã đảo chánh và lên nắm quyền.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni về chuyến viếng thăm này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, xin Đức Hồng Y cho biết vài cảm tưởng của Đức Hồng Y về chuyến viếng thăm Trung Phi trong tuần vừa qua.
Đáp: Giáo Hội công giáo Trung Phi là một Giáo Hội đang phải sống trong tình trạng khổ đau, vì đã thiếu tới 4 Giám Mục. Và Bộ Truyền Giáo đã lo liệu cho Giáo Hội có thêm bốn chủ chăn mà Đức Thánh Cha đã chỉ định mới đây. Vì thế sự hiện diện của tôi chính là để tấn phong các tân Giám Mục. Sự tham dự của tất cả mọi tầng lớp dân Chúa, của tất cả các Giám Mục Trung Phi cũng như của tất cả các linh mục và rất nhiều giáo dân, bao gồm cả tổng thống, thủ tướng và các viên chức cao cấp khác, đã là những giờ phút được chờ đợi từ lâu, và đã đem lại niền vui và niềm hy vọng cho toàn cộng đoàn Giáo Hội của đất nước này, của Cộng hòa Trung Phi.
Chung quanh biến cố chính này là các cuộc găp gỡ khác trong chuyên viếng thăm mục vụ của tôi tại Cộng Hòa Trung Phi, bắt đầu với cuộc gặp gỡ các vị giáo sư, các vị đào tạo và các đại chủng sinh tại đại chủng viện, mà chúng tôi đang tổ chức lại cơ cấu đào tạo. Tôi cũng đã gặp gỡ các anh chị em giáo dân; xem ra họ rất sẵn sàng và ước mong trông thấy một chương mới mở ra cho Giáo Hội địa phương. Tôi cũng đã gặp các Giám Mục và nói chuyện chung với các vị, cũng như trao đổi với từng vị. Và sau đó dĩ nhiên là tôi cũng gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ. Tôi nghĩ đây đã là cuộc gặp gỡ mà hàng giáo sĩ tu sĩ đã chờ đợi, một cuộc viếng thăm tràn đầy hy vọng và tương lai. Nó đã khiến cho họ rất phấn khởi và đã cho phép đề cập tới nhiều vấn đề và phân tích các vấn đề đặc biệt gắn liền với sự phát triển của Giáo Hội truyền giáo địa phương. Và tôi tin là Giáo Hội Trung Phi được mời gọi tham dự vào tất cả các khía cạnh của sự phát triển truyền giáo.
Hỏi: Chính quyền Cộng hòa Trung Phi đã tiếp đón Đức Hồng Y ra sao?
Đáp: Trước hết tôi đã hội kiến với tổng thống Cộng Hòa Trung Phi, rồi với thủ tướng chính phủ. Tổng thống đã không ngần ngại bầy tỏ lòng biết ơn đối
với công tác truyền giáo của các thừa sai, các linh mục và tu sĩ nam nữ. Đặc biệt ông rất nhậy cảm đối với vấn đề giáo dục: 50% các trường học toàn nước, đặc biệt là các trường tiểu học và trung học là do các giáo xứ đảm trách và điều khiển. Ông cũng nhậy cảm đối với vấn đề sức khỏe. Các trạm phát thuốc và vài nhà thương của Giáo Hội hoạt động rất tốt và hữu hiệu, khiến cho rất nhiều người dân được nhờ và tổng thống đã bầy tỏ sự hài lòng, biết ơn và khích lệ. Và dĩ nhiên là Giáo Hội sẽ tiếp tục làm những gì có thể, và làm tốt hơn nữa để phục vụ dân nước Trung Phi.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, Đức Hồng Y đã có kinh nghiệm nào đối với thực tại bác ái của Giáo Hội Trung Phi?
Đáp: Tại Công hòa Trung Phi, các sinh hoạt bác ái hiện nay vô cùng quan trọng và cần thiết. Có nhiều nghèo túng lắm. Nhưng bên cạnh sự nghèo túng, còn có nhiều bần cùng, chắng hạn như nhiều bệnh nhân Sida, cũng như nhiều căn bệnh địa phương gắn liển với môi trường nhiệt đới. Thế rồi dĩ nhiên, còn có tất cả công việc trợ giúp các trẻ em: có nhiều trẻ em nghèo, bị bỏ rơi; có nhiều cặp vợ chồng vì nghèo qúa nên không thể nuôi dậy và chu cấp cho con cái mình. Tôi đã thăm vài trung tâm mồ côi. Các trung tâm này thật là các ốc đảo nhỏ, trong đó các trẻ em được cơ may có một gia đình. Có những người chăm nom, săn sóc các em, và họ trông nhờ vào tình bác ái liên đới và sự trợ giúp của mọi người. Tôi tìm thấy nơi các em sự nâng đỡ cho chuyến viếng thăm của tôi. Tôi thấy rằng việc bác ái mà chúng ta làm không phải là đối với các em, cho bằng lòng trìu mến mà các em dành cho sự tiếp đón chúng tôi, nó là một món qùa cho tất cả chúng ta, đối với biết bao nhiêu ân nhân thường là vô danh, không ai biết tới, nhưng họ vẫn tiếp tục trợ giúp các công trình tuyệt đối không thể không có này. Nếu không có các ân nhân và các công tác trợ giúp này, thì các em sẽ không thể sống được.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong tháng 7 này Đức Hồng Y đã sống chìm ngập trong thực tại của Giáo Hội tại Phi châu với chuyến viêng thăm hồi đầu tháng 7 tại Cộng hòa dân chủ Congo và giờ đây là Cộng hòa Trung Phi. Có các điểm chung giữa hai chuyến viếng thăm hay không?
Đáp: Vâng, có các điểm gặp gỡ giữa hai chuyến viếng thăm. Trước hết là sự kiện cả hai Giáo Hội đều đang phát triển và lớn lên. Tôi đã giải thích cho họ hiểu rằng cách đây 50 năm, khi khai mở Công Đồng Chung Vaticăng II, Giáo Hội tại Phi châu đã được đại diện bởi đa số các thừa sai từ Tây phương sang truyền giáo bên Phi châu. Ngày nay, chúng ta thấy rằng một cách cụ thể, có tới 90% các Giám Mục và linh mục là người địa phương. Như thế Giáo Hội Phi châu đã thay đổi bộ mặt trong 50 năm qua. Và Giáo Hội tiếp tục đầu tư tất cả tài nguyên của mình, nhất là trong việc đào tạo tôn giáo, luân lý, tinh thần, nhưng song song cũng có việc giáo dục, kể cả cho lãnh vưc sức khỏe, với biết bao nhiêu công tác bác ái. Trong cả hai nước tôi đã trông thấy có sự dấn thân rất quảng đại. Dĩ nhiên đứng trước các nhu cầu mênh mông chúng ta được mời gọi làm nhiều hơn nữa; nhưng đây là một dấn thân không chỉ liên quan tới Giáo Hội, mà còn liên quan tới toàn xã hội, cần lưu tâm tới thiện ích của đại lục này. Như Đức Thánh Cha đã nói trong tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II, đây là một đại lục có biết bao hy vọng, mà chúng ta phải tìm cách biến thành cụ thể và hữu hình trong rất nhiều nhu cầu khác nhau của nó.
Trong các ngày từ 19 đến 26-7-2012 Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đã viếng thăm Cộng Hòa Trung Phi.
Chúa Nhật 22-7-2012, Đức Hồng Y Filoni đã chủ sự Thánh Lễ phong chức cho 4 tân Giám Mục: Đức Cha Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui, Đức Cha Nestor-Désiré Nongo Aziabgia, Giám Mục Bossaangoa, Đức Cha Dennis Abgenyadzi, Giám Mục Berbérati và Đức Cha Cyr-Nestor Yapaupa, Giám Mục Phụ tá Alindao.
Hôm sau ngày 23-7-2012 trong buổi gặp gỡ các Giám Mục tại toà Sứ Thần Tòa Thánh trong thủ đô Bangui, Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo đã xin các Giám Mục Trung Phi trở thành những người cổ võ hiệp nhất, tình huynh đệ và hiệp thông giữa mọi thành phần dân Chúa. Ngài cũng lưu ý các Giám Mục Trung Phi về sự cần thiết phải canh tân chương trình mục vụ ơn gọi, việc huấn luyện các giáo dân, là những người rất cần thủ đắc một nền đào tạo Kitô vững chắc và thấm nhuần các giá trị Phúc Âm.
Ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm, hôm 25-7-2012, Đức Hồng Y đã gặp gỡ các Bề Trên Thượng Cấp, các tu sĩ nam nữ Trung Phi tại giáo xứ Chúa Cứu Thế ở thủ đô Bangui. Ngài tỏ lòng tri ân vì phần đóng góp của các tu sĩ nam nữ vào công cuộc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong các hoạt động mục vụ giáo xứ cũng như trong lãnh vực y tế và học đường.
Đức Hồng Y Filoni nói: ”Xuyên qua sự hiện diện năng động, anh chị em đã mang lại sự trợ giúp quý giá và cần thiết cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, đồng thời biểu dương bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô. Cùng với anh chị em tôi muốn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì công cuộc khai sinh đời thánh hiến trên vùng đất Trung Phi này. Được khởi sự vào năm 1894, công trình rao giảng Tin Mừng 55 năm sau đã trông thấy xuất hiện những ơn gọi nữ giới bản xứ đầu tiên. Kể từ đó, những bông hoa ơn gọi không ngừng tiếp tục nở rộ và tăng mãi cho đến ngày hôm nay”.
Tiếp tục bài nói chuyện với các tu sĩ nam nữ Trung Phi, Đức Hồng Y Filoni nhấn mạnh rằng: ”Trong một thế giới không ngừng biến đổi và có những dấu hiệu đôi khi trái ngược nhau, người ta có khuynh hướng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi những chọn lựa nền tảng nhất, các tu sĩ nam nữ cũng có nguy cơ đánh mất căn tính riêng của mình. Vì thế, thật là khẩn cấp khi các người thánh hiến trở về với nguồn cội là Đức Kitô để tái khởi hành từ Đức Kitô và giăng buồm ra khơi thả lưới”.
Trung Phi rộng gần 623 ngàn cây số vuông có khoảng 4 triệu dân, 60% theo Kitô giáo, 30% thờ vật linh và 9% theo Hồi giáo. Người dân Trung Phi gồm nhiều bộ lạc khác nhau nhưng đều thuộc hai nhóm chủng tộc chính là Bantu và Sudanese.
Vùng đất này đã có người ở từ các thời rất xa xưa. Các vết tích khảo cổ chứng minh cho thấy đã có các nền văn hóa cổ xưa trước cả Đế quốc Ai Cập. Nhiều vương quốc và đế quốc đã nối tiếp nhau cai trị vùng đất này như đế quốc Kanem-Bornu, đế quốc Ouaddai, đế quốc Banguirmi. Các nhóm thuộc chủng tộc Fur sống rải rác cung quanh hồ Cioad và dọc sng Nil Thượng. Sau này các Sultan A Rập thống trị và coi toàn vùng của chủng tộc Ubangi như là vùng đất cung cấp nộ lệ, mà họ chuyên chở và bán lại trong vùng Bắc Phi châu, qua sa mạc Sahara, nhất là tại chợ nô lệ Cairo. Trong các thế kỷ XVIII-XIX các làn sóng di cư đưa nhiều chủng tộc khác đến sống tại Trung Phi như Zande, Banda, và Baya-Mandjia.
Năm 1875 Sultan của Sudan là Rabih az-Zubayr cai trị vùng Oubangui Thượng bao gồm cả cộng hòa Trung Phi hiện nay. Tiếp đến vào năm 1885 người Pháp và người Bỉ đến vùng này và biến nó trở thành thuộc địa của họ từ năm 1903 đến 1960, là năm Trung Phi được độc lập.
Trong các năm 1962 tới 1993 Cộng hòa Trung Phi do các chính quyền quân đội độc tài cai trị. Sau khi thắng đối thủ là Abel Goumba, ông David Dacko lên nắm quyền và theo chế độ độc đảng. Nhưng năm 1965 đại tá Jean Bedel Bokassa đảo chánh lật đổ ông Dacko. Nền kinh tế suy sụp dưới thời tổng thống Dacko ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1972 tổng thống Bokassa tuyên bố mình sẽ là tổng thống mãn đời, và năm 1976 ông tự phong làm hoàng đế Bokassa I của Trung Phi. Chính quyền Pháp ủng hộ ông vì muốn duy trì các lợi lộc của mình là có được vùng đất săn bắn dã thú gần với Sudan và mua quặng mỏ Uranium của Trung Phi. Năm 1979 lợi dụng chuyến viếng thăm Libia của hoàng đế Bokassa I, chính quyền Pháp đảo chánh đưa ông Dacko lên nắm quyền. Nhưng năm 1981 tướng André Kolingba đảo chánh lật đổ ông Dacko và thành lập Hội đồng quân nhân cai trị Trung Phi. Năm 1986 ông Kolingba thay đổi hiến pháp, thành lập đảng ”Tập hợp dân chủ Trung Phi”, tổ chức bầu cử quốc hội nhưng loại trừ sự tham dự của hai đảng đối lập đo các ông Abel Goumba và Ange Félix Patassé lãnh đạo.
Trong cuôc bầu cử năm 1993 ông Ange Felix Patassé thắng cử tổng thống, và năm 1999 ông thắng cử nhiệm kỳ hai. Năm 2001 sau vụ đảo chánh hụt, tướng Tổng tư lệnh Abel Abrou và tướng N'Djadder Bedaya bị ám sát, và các toán quân trung thành với ông Patassé đã có các hành động bạo lực chống lại dân chúng, đốt nhà cướp của và ám sát nhiều chính khách đồi lập. Năm 2003 lợi dụng dịp tổng thống Patassé đi ra ngoại quốc, tướng Francois Bozizé đã đảo chánh và lên nắm quyền.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni về chuyến viếng thăm này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, xin Đức Hồng Y cho biết vài cảm tưởng của Đức Hồng Y về chuyến viếng thăm Trung Phi trong tuần vừa qua.
Đáp: Giáo Hội công giáo Trung Phi là một Giáo Hội đang phải sống trong tình trạng khổ đau, vì đã thiếu tới 4 Giám Mục. Và Bộ Truyền Giáo đã lo liệu cho Giáo Hội có thêm bốn chủ chăn mà Đức Thánh Cha đã chỉ định mới đây. Vì thế sự hiện diện của tôi chính là để tấn phong các tân Giám Mục. Sự tham dự của tất cả mọi tầng lớp dân Chúa, của tất cả các Giám Mục Trung Phi cũng như của tất cả các linh mục và rất nhiều giáo dân, bao gồm cả tổng thống, thủ tướng và các viên chức cao cấp khác, đã là những giờ phút được chờ đợi từ lâu, và đã đem lại niền vui và niềm hy vọng cho toàn cộng đoàn Giáo Hội của đất nước này, của Cộng hòa Trung Phi.
Chung quanh biến cố chính này là các cuộc găp gỡ khác trong chuyên viếng thăm mục vụ của tôi tại Cộng Hòa Trung Phi, bắt đầu với cuộc gặp gỡ các vị giáo sư, các vị đào tạo và các đại chủng sinh tại đại chủng viện, mà chúng tôi đang tổ chức lại cơ cấu đào tạo. Tôi cũng đã gặp gỡ các anh chị em giáo dân; xem ra họ rất sẵn sàng và ước mong trông thấy một chương mới mở ra cho Giáo Hội địa phương. Tôi cũng đã gặp các Giám Mục và nói chuyện chung với các vị, cũng như trao đổi với từng vị. Và sau đó dĩ nhiên là tôi cũng gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ. Tôi nghĩ đây đã là cuộc gặp gỡ mà hàng giáo sĩ tu sĩ đã chờ đợi, một cuộc viếng thăm tràn đầy hy vọng và tương lai. Nó đã khiến cho họ rất phấn khởi và đã cho phép đề cập tới nhiều vấn đề và phân tích các vấn đề đặc biệt gắn liền với sự phát triển của Giáo Hội truyền giáo địa phương. Và tôi tin là Giáo Hội Trung Phi được mời gọi tham dự vào tất cả các khía cạnh của sự phát triển truyền giáo.
Hỏi: Chính quyền Cộng hòa Trung Phi đã tiếp đón Đức Hồng Y ra sao?
Đáp: Trước hết tôi đã hội kiến với tổng thống Cộng Hòa Trung Phi, rồi với thủ tướng chính phủ. Tổng thống đã không ngần ngại bầy tỏ lòng biết ơn đối
với công tác truyền giáo của các thừa sai, các linh mục và tu sĩ nam nữ. Đặc biệt ông rất nhậy cảm đối với vấn đề giáo dục: 50% các trường học toàn nước, đặc biệt là các trường tiểu học và trung học là do các giáo xứ đảm trách và điều khiển. Ông cũng nhậy cảm đối với vấn đề sức khỏe. Các trạm phát thuốc và vài nhà thương của Giáo Hội hoạt động rất tốt và hữu hiệu, khiến cho rất nhiều người dân được nhờ và tổng thống đã bầy tỏ sự hài lòng, biết ơn và khích lệ. Và dĩ nhiên là Giáo Hội sẽ tiếp tục làm những gì có thể, và làm tốt hơn nữa để phục vụ dân nước Trung Phi.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, Đức Hồng Y đã có kinh nghiệm nào đối với thực tại bác ái của Giáo Hội Trung Phi?
Đáp: Tại Công hòa Trung Phi, các sinh hoạt bác ái hiện nay vô cùng quan trọng và cần thiết. Có nhiều nghèo túng lắm. Nhưng bên cạnh sự nghèo túng, còn có nhiều bần cùng, chắng hạn như nhiều bệnh nhân Sida, cũng như nhiều căn bệnh địa phương gắn liển với môi trường nhiệt đới. Thế rồi dĩ nhiên, còn có tất cả công việc trợ giúp các trẻ em: có nhiều trẻ em nghèo, bị bỏ rơi; có nhiều cặp vợ chồng vì nghèo qúa nên không thể nuôi dậy và chu cấp cho con cái mình. Tôi đã thăm vài trung tâm mồ côi. Các trung tâm này thật là các ốc đảo nhỏ, trong đó các trẻ em được cơ may có một gia đình. Có những người chăm nom, săn sóc các em, và họ trông nhờ vào tình bác ái liên đới và sự trợ giúp của mọi người. Tôi tìm thấy nơi các em sự nâng đỡ cho chuyến viếng thăm của tôi. Tôi thấy rằng việc bác ái mà chúng ta làm không phải là đối với các em, cho bằng lòng trìu mến mà các em dành cho sự tiếp đón chúng tôi, nó là một món qùa cho tất cả chúng ta, đối với biết bao nhiêu ân nhân thường là vô danh, không ai biết tới, nhưng họ vẫn tiếp tục trợ giúp các công trình tuyệt đối không thể không có này. Nếu không có các ân nhân và các công tác trợ giúp này, thì các em sẽ không thể sống được.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong tháng 7 này Đức Hồng Y đã sống chìm ngập trong thực tại của Giáo Hội tại Phi châu với chuyến viêng thăm hồi đầu tháng 7 tại Cộng hòa dân chủ Congo và giờ đây là Cộng hòa Trung Phi. Có các điểm chung giữa hai chuyến viếng thăm hay không?
Đáp: Vâng, có các điểm gặp gỡ giữa hai chuyến viếng thăm. Trước hết là sự kiện cả hai Giáo Hội đều đang phát triển và lớn lên. Tôi đã giải thích cho họ hiểu rằng cách đây 50 năm, khi khai mở Công Đồng Chung Vaticăng II, Giáo Hội tại Phi châu đã được đại diện bởi đa số các thừa sai từ Tây phương sang truyền giáo bên Phi châu. Ngày nay, chúng ta thấy rằng một cách cụ thể, có tới 90% các Giám Mục và linh mục là người địa phương. Như thế Giáo Hội Phi châu đã thay đổi bộ mặt trong 50 năm qua. Và Giáo Hội tiếp tục đầu tư tất cả tài nguyên của mình, nhất là trong việc đào tạo tôn giáo, luân lý, tinh thần, nhưng song song cũng có việc giáo dục, kể cả cho lãnh vưc sức khỏe, với biết bao nhiêu công tác bác ái. Trong cả hai nước tôi đã trông thấy có sự dấn thân rất quảng đại. Dĩ nhiên đứng trước các nhu cầu mênh mông chúng ta được mời gọi làm nhiều hơn nữa; nhưng đây là một dấn thân không chỉ liên quan tới Giáo Hội, mà còn liên quan tới toàn xã hội, cần lưu tâm tới thiện ích của đại lục này. Như Đức Thánh Cha đã nói trong tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II, đây là một đại lục có biết bao hy vọng, mà chúng ta phải tìm cách biến thành cụ thể và hữu hình trong rất nhiều nhu cầu khác nhau của nó.
(FIDEĐ 24.26-7-2012; RG 28-7-2012)
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét