Đức Thánh Cha tố giác nền kinh tế tài chánh
thiếu đạo đức
VATICAN.
ĐTC Phanxicô tố giác tình trạng thiếu luân lý đạo đức trong lãnh vực
kinh tế tài chánh, gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay và ngài kêu gọi cải
tổ kinh tế này để mưu ích thực sự cho mọi người.
Đây là lần đầu tiên ĐTC Phanxicô lên tiếng về các vấn đề kinh tế chính trị, đặc biệc là cuộc khủng hoảng tài chánh trên thế giới. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 16-5-2013, dành cho các vị tân đại sứ 4 nước: Kirghizstan, Antigua và Barbuda, Luxemburg và Botwana đến trình ủy nhiệm thư.
Trong diễn văn chào các vị đại sứ mới, ĐTC ghi nhận và ca ngợi những kết quả tích cực, những tiến bộ góp phần vào thiện ích đích thực của nhân loại, như trong lãnh vực sức khỏe, giáo dục và truyền thông. Nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng phần lớn nhân loại sống trong tình trạng bấp bênh hằng ngày với những hậu quả đau thương. Một số bệnh tật gia tăng, với những hậu quả tâm lý; sự sợ hãi và tuyệt vọng xâm chiếm tâm hồn nhiều người, kể cả tại những nước gọi là giầu có; niềm vui sống đang giảm bớt, sự vô luân và bạo lực gia tăng; nghèo đói trở nên hiển nhiên hơn. Người ta phải vật lộn để sống, và nhiều khi sống một cách không xứng đáng (..).
ĐTC nói: ”Theo ý tôi, một trong những nguyên do gây nên tình trạng này ở trong quan hệ của chúng ta với tiền bạc, chấp nhận sự thống trị của tiền bạc trên chúng ta và các xã hội chúng ta. Vì thế cuộc khủng hoảng tài chánh chúng ta đang trải qua, làm cho chúng ta quên căn cội đầu tiên của cuộc khủng hoảng hiện nay là do khủng hoảng sâu xa về nhân loại học, do sự phủ nhận vị thế tối thượng của con người. Chúng ta đã tạo ra những thần tượng mới..”
Tiếp tục những nhận xét về cuộc khủng hoảng của ngành tài chánh và kinh tế, ĐTC tố giác tình trạng con người bị thu hẹp vào một đòi hỏi duy nhất của họ, đó là sự tiêu thụ. Tệ hơn nữa, ngày nay con người bị coi như một sản phẩm tiêu thụ mà người ta có thể dùng và vất đi... Tình liên đới, vốn là một kho tàng của người nghèo, thường bị coi là không có lợi, trái ngược với những lý lẽ tài chánh và kinh tế.. Trong khi lợi tức của thiểu số gia tăng vượt bực, thì lợi tức của đại đa số bị suy giảm. Sự chênh lệch này xuất phát từ những ý thức hệ cổ võ sự tự trị tuyết đối của thị trường và sự đầu cơ tài chánh, và qua đó, người ta phủ nhận quyền kiểm soát của các chính quyền vốn được ủy thác nhiệm vụ lo lắng cho công ích. Người ta thiết lập một thứ bạo chúa mới vô hình, đôi khi tiềm thể, đơn phương áp đặt những luật lệ của chúng.”
Đi sâu hơn những hiện tượng trên đây, ĐTC nhận xét rằng ”Đằng sau thái độ đó có tiềm ẩn sự phủ nhận luân lý đạo đức, phủ nhận Thiên Chúa. Cũng như tình liên đới, luân lý đạo đức làm cho người ta khó chịu. Nó bị coi là gây thiệt hại, quá ”nhân bản” vì tương đối hóa tiền bạc và quyền hành; bị coi như một đe dọa vì phủ nhận sự lèo lái và tùng phục con người”.
Trong bối cảnh đó, ĐTC Phanxicô kêu gọi thực hiện một cuộc cải tổ tài chánh có tính chân luân lý đạo đức và bao gồm cuộc cải tổ kinh tế mưu ích cho tất cả mọi người. Điều này đòi giới lãnh đạo chính trị có can đảm thay đổi thái độ. ĐTC nói: ”Tôi khuyên họ hãy quyết liệt đương đầu với thách đố này một cách sáng suốt, để ý đến những đặc tính của mỗi hoàn cảnh. Tiền bạc phải phục vụ chứ không được thống trị”. (SD 16-5-2013)
Đây là lần đầu tiên ĐTC Phanxicô lên tiếng về các vấn đề kinh tế chính trị, đặc biệc là cuộc khủng hoảng tài chánh trên thế giới. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 16-5-2013, dành cho các vị tân đại sứ 4 nước: Kirghizstan, Antigua và Barbuda, Luxemburg và Botwana đến trình ủy nhiệm thư.
Trong diễn văn chào các vị đại sứ mới, ĐTC ghi nhận và ca ngợi những kết quả tích cực, những tiến bộ góp phần vào thiện ích đích thực của nhân loại, như trong lãnh vực sức khỏe, giáo dục và truyền thông. Nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng phần lớn nhân loại sống trong tình trạng bấp bênh hằng ngày với những hậu quả đau thương. Một số bệnh tật gia tăng, với những hậu quả tâm lý; sự sợ hãi và tuyệt vọng xâm chiếm tâm hồn nhiều người, kể cả tại những nước gọi là giầu có; niềm vui sống đang giảm bớt, sự vô luân và bạo lực gia tăng; nghèo đói trở nên hiển nhiên hơn. Người ta phải vật lộn để sống, và nhiều khi sống một cách không xứng đáng (..).
ĐTC nói: ”Theo ý tôi, một trong những nguyên do gây nên tình trạng này ở trong quan hệ của chúng ta với tiền bạc, chấp nhận sự thống trị của tiền bạc trên chúng ta và các xã hội chúng ta. Vì thế cuộc khủng hoảng tài chánh chúng ta đang trải qua, làm cho chúng ta quên căn cội đầu tiên của cuộc khủng hoảng hiện nay là do khủng hoảng sâu xa về nhân loại học, do sự phủ nhận vị thế tối thượng của con người. Chúng ta đã tạo ra những thần tượng mới..”
Tiếp tục những nhận xét về cuộc khủng hoảng của ngành tài chánh và kinh tế, ĐTC tố giác tình trạng con người bị thu hẹp vào một đòi hỏi duy nhất của họ, đó là sự tiêu thụ. Tệ hơn nữa, ngày nay con người bị coi như một sản phẩm tiêu thụ mà người ta có thể dùng và vất đi... Tình liên đới, vốn là một kho tàng của người nghèo, thường bị coi là không có lợi, trái ngược với những lý lẽ tài chánh và kinh tế.. Trong khi lợi tức của thiểu số gia tăng vượt bực, thì lợi tức của đại đa số bị suy giảm. Sự chênh lệch này xuất phát từ những ý thức hệ cổ võ sự tự trị tuyết đối của thị trường và sự đầu cơ tài chánh, và qua đó, người ta phủ nhận quyền kiểm soát của các chính quyền vốn được ủy thác nhiệm vụ lo lắng cho công ích. Người ta thiết lập một thứ bạo chúa mới vô hình, đôi khi tiềm thể, đơn phương áp đặt những luật lệ của chúng.”
Đi sâu hơn những hiện tượng trên đây, ĐTC nhận xét rằng ”Đằng sau thái độ đó có tiềm ẩn sự phủ nhận luân lý đạo đức, phủ nhận Thiên Chúa. Cũng như tình liên đới, luân lý đạo đức làm cho người ta khó chịu. Nó bị coi là gây thiệt hại, quá ”nhân bản” vì tương đối hóa tiền bạc và quyền hành; bị coi như một đe dọa vì phủ nhận sự lèo lái và tùng phục con người”.
Trong bối cảnh đó, ĐTC Phanxicô kêu gọi thực hiện một cuộc cải tổ tài chánh có tính chân luân lý đạo đức và bao gồm cuộc cải tổ kinh tế mưu ích cho tất cả mọi người. Điều này đòi giới lãnh đạo chính trị có can đảm thay đổi thái độ. ĐTC nói: ”Tôi khuyên họ hãy quyết liệt đương đầu với thách đố này một cách sáng suốt, để ý đến những đặc tính của mỗi hoàn cảnh. Tiền bạc phải phục vụ chứ không được thống trị”. (SD 16-5-2013)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét