Trung Quốc sẽ là nước Công Giáo nhất hành tinh?
Trong
vòng 25 năm nữa, nước Tầu sẽ có 579 triệu tín đồ Thiên Chuá Giáo, theo
một nghiên cứu cuả nhà xã hội học nổi tiếng Rodney Stark, giáo sư xã hội
học trường Baylor University (Baptist) và là giám đốc bộ môn nghiên cứu
về các Tôn Giáo trên Thế Giới.
Như
vậy, nếu vào thời điểm đó mà tỷ số 'Công Giáo/Thiên Chuá Giáo' nói
chung vẫn giữ mức 60%, thì nước Tầu sẽ có ít nhất là 342 triệu người
Công Giáo, một con số khổng lồ, chưa hề có quốc gia nào mà người Công
Giáo lại đông đến như thế bao giờ.
Cùng
với cô Xiuhua Wang, một sinh viên tiến sĩ về xã hội học, GS Stark đã
xuất bản cuộc nghiên cứu mới nhất cuả mình có tên là 'A Star in the
East: The Rise of Christianity in China' (Một vì sao trên trời Đông: sự
trỗi dậy cuả Thiên Chuá Giáo ở Trung Hoa,) họ tính rằng vào năm 1980 thì
nước Tầu chỉ có 10 triệu Kitô hữu, đến năm 2007, con số chính thức là
60 triệu, và năm ngoái, sự ước tính (chưa chính thức) đã lên đến 100
triệu tín hữu. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng là rất đều đặn và là 7% mỗi
năm.
Tại sao Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc lại phát triển nhanh chóng như thế?
Có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là vì người dân đã được giáo dục cao hơn trước.
Lớp
'trí thức' mới này đang nhận thấy có một sự 'phi lý' (trái ngược) giữa
nền văn hoá truyền thống và nền 'kỹ nghệ công nghiệp' hiện đại, họ cảm
thấy có một cái gì thiếu thốn, trống vắng, trong tinh thần, và chỉ có
Kitô giáo mới có thể lấp đầy cái trống vắng đó.
Thành
phần trí thức mới này "cảm thấy chắc chắn rằng họ phải quay sang Phương
Tây để tìm hiểu về cái thế giới mà họ đang sống..và họ nghĩ rằng những
tôn giáo Đông Phương không còn phù hợp với thế giới tân thời, cho nên họ
phải hướng về Phương Tây để tìm các triết lý và tôn giáo," theo GS
Stark.
GS
Stark thêm rằng những tôn giáo Đông Phương như Lão giáo, Khổng giáo và
Phật giáo đều là "phản tiến triển (anti-progress); vì tất cả các tôn
giáo ấy đều cho rằng thế gian khởi đầu là một thời đại Hoàng Kim, nhưng
dần dà đã đi xuống dốc, và vì thế con người cần phải nhìn lại về phiá
sau chứ không phải là hướng về phiá trước. Các tôn giáo ấy cho rằng con
người không có khả năng để hiểu được vũ trụ, mà chỉ có thể cảm nghiệm
được mà thôi, do đó không thể đặt giả thuyết và thử nghiệm vũ trụ theo
phương pháp cuả khoa vật lý hoá học. Và vì thế những tôn giáo này không
còn phù hợp với thực tại thế giới đang diễn ra trước mắt cuả lớp người
trung hoa mới này."
"Những
câu hỏi về ý nghiã cuả thế giới, và về cách sống, vẫn là những câu hỏi
thúc bách cuả con người - và vì vậy nó trở thành động cơ chính thúc đẩy
sự phát triển cuả Thiên Chúa Giáo tại Trung Quốc, nó cũng giải thích lý
do tại sao mà ở Trung Quốc, những người càng có học thì càng năng gia
nhập Thiên Chuá Giáo. "
Sự
lây lan của Kitô giáo ở Trung Quốc, GS Stark cho biết, vẫn xẩy ra
"trong cả những thời gian tồi tệ nhất của cuộc đàn áp", như trong cuộc
cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông trong những thập niên 1960 và 70,
nhưng "quá trình chuyển biến này có vẻ vô hình; chính phủ đã không thể
nhìn thấy nó. "
Bới
vì sự chuyển đổi tôn giáo cuả thời đó xảy ra nhờ ở các liên hệ trong xã
hội, và như vậy các quan chức chính phủ không kiểm tra được. Ông cho
rằng lúc đó Kitô giáo đã phát triển nhiều ở khu vực nông thôn, nơi mà
các mối quan hệ xã hội xâu đậm hơn.
Về
phần Công Giáo, khi lực lượng Cộng Sản chiếm quyền kiểm soát lục điạ
vào năm 1949, thì ở Trung Quốc chỉ mới có 3.3 triệu người Công Giáo và
một lực lương truyền giáo là 5700 giáo sĩ ngoại quốc. Chính quyền cộng
sản Trung Quốc đã trục xuất tất cả những nhà truyền giáo nước ngoài, và
thành lập "Hiệp hội Công Giáo Trung Quốc Yêu Nước," là một Giáo Hội Công
Giáo do chính phủ kiểm soát. Sự kiện này tạo ra hiện tượng một Giáo Hội
'Chui', thường xuyên bị bách hại và các vị giám mục thường không được
chính quyền Trung Quốc công nhận.
Tuy
nhiên GS Stark ghi nhận rằng cuộc truyền chức giám mục cuả Cha Joseph
Zhang Yinlin vào ngày 04 tháng 8 vừa qua, làm giám mục phụ tá của
Weihui, là "tin tức quan trọng nhất từ Trung Quốc trong năm nay, theo
một cái nhìn từ phiá Công Giáo."
Giám mục Zhang đã được chính phủ Trung Quốc phê duyệt và Tòa Thánh cũng công nhận.
Trong
suốt 60 năm qua, những việc bổ nhiệm giám mục như thế từng là dịp gây
bất hoà giữa chính quyền và Giáo Hội. Cho nên sự thoả thuận lần này quả
là một sự kiện quan trọng.
"Đó
là một thỏa thuận rất lớn", GS Stark nói, "bởi vì đó là toàn bộ các lý
do mà chính quyền đã lấy cớ để đàn áp người Công Giáo kể từ thập niên
1950 cho đến nay: đó là việc không được liên hệ với bất kỳ tôn giáo nào
có sự liên hệ với ngoại quốc; Những người Tin Lành tất nhiên có thể chấp
nhận điều đó rất dễ dàng, nhưng người Công Giáo, thì không thể loại bỏ
Toà Thánh Roma được, mặc dù bên ngoài đã có một số giám mục Công Giáo
giả vờ làm điều đó - nhưng trong thực tế thì không rõ ra sao ..." Do đó
GS Stark nghĩ rằng đây quả là một tin rất quan trọng.
Nhắc
lại cuộc truyền chức giám mục cuối cùng trước đây là lý do băng giá
giữa Vatican và Trung Quốc: trong tháng 7 năm 2012, Đức Giám Mục
Thaddeus Ma Daqin - từng là một hội viên của Hiệp hội Yêu nước - đã công
bố ngay sau khi dược truyền chức là Ngài rời khỏi hội. Và Ngài đã bị
giam giữ cho đến nay.
GS
Stark cho rằng với sự thỏa thuận mới giữa Bắc Kinh và Rome trong dịp đề
cử Giám mục Zhang thì "bây giờ không còn có lý do nào mà người Công
Giáo phải ở 'chui rúc' nữa; bây giờ họ có thể là một phần của Giáo Hội
trên mặt đất. "
"Cuộc
truyền chức đã được thông báo rất rõ ràng trên tất cả báo chí rằng Ngài
(GM Zhang) đã được Đức Giáo Hoàng chấp thuận trước. Một việc như thế rõ
ràng là vị giám mục này đã vi phạm quy tắc của Hiệp hội, và chính phủ
lại dung túng một sự việc như thế; thì ý nghĩa có thể là, một cách nào
đó, chính phủ đã kết thúc việc kiểm soát."
"Trong
thực tế thì hầu hết những người trong Hiệp Hội Yêu Nước đều là người
Công Giáo thực sự - họ chỉ giả vờ." GS Stark nói. " Tôi hiểu rằng đã có
rất nhiều liên hệ với Roma một cách kín đáo, nhưng bây giờ thì điều này
đã xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, cho nên tôi nghĩ rằng nó rất quan
trọng. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên."
"Trong
thực tế thì Đảng Cộng sản đã giúp khá sâu vào sự tăng trưởng cuả Kitô
giáo, một cách ngấm ngầm không nói ra - như ở cấp làng xã, nhiều nhân
vật lãnh đạo cộng sản địa phương đã là những Kitô hữu công khai, đến độ
họ treo thánh giá trên cửa ra vào và trên tường giữa phòng khách, hầu
như không có gì phải e dè về chuyện đó cả."
"Ở
các thành phố thì vẫn kín đáo hơn, nhưng đã có một con số khổng lồ của
lớp con cháu cuả các quan chức cộng sản là những Kitô hữu, và nếu bạn đi
đến các trường đại học ưu tú của họ, bạn sẽ cảm thấy bị sốc, bạn sẽ có
cái cảm giác là nơi này là một trường Kitô giáo, hơn cả những trường cao
đẳng Kitô giáo ở bên Mỹ. Bạn không thể có được cảm giác này tại trường
Notre Dame, hoặc Texas Christian, nhưng bạn lại cảm thấy nó khi đi dạo
quanh Đại học Bắc Kinh. "
Ông
lưu ý rằng có đang rất nhiều giáo sư (Đại học Bắc Kinh) là người Kitô
hữu, và rằng những phong trào sinh viên Kitô giáo là mạnh nhất tại các
trường đại học này - nơi mà các nhà lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản
đang được đào tạo.
"Đó
có thể là một phần của những lý do xảy ra ở đằng sau hậu trường cuả
cuộc truyền chức giám mục," GS Stark phỏng đoàn như vậy: "Xô đẩy Kitô
giáo vào bức tường thì không còn dễ dàng nữa."
GS
Stark cũng đồng ý rằng những trường hợp cởi mở như vậy đã không xẩy ra
đồng đều ở tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Thí dụ
tại tỉnh Chiết Giang, nhiều nhà thờ đang bị cấm không được treo thánh
giá ra bên ngoài, và một số nhà thờ đã bị phá hủy. Đã có 7 giáo dân bị
giam giữ.
Nhưng
Gs Stark cho rằng những cuộc đàn áp như thế chỉ là ở cấp địa phương, có
thể là do "người đứng đầu của tỉnh đó có thể là một người có tinh thần
nổi loạn (nói quá,) muốn chống chọi lại việc nới lỏng đang xảy ra ở khắp
nơi trong nước."
Nhưng
sư nới lỏng này thì đã rõ ràng lộ ra bên ngoài - GS Stark cho biết rằng
"toàn bộ ý niệm về một Giáo Hội 'chui' thì thật là 'buồn cười', vì có
một số nhà thờ 'chui' mà lại là một building cao tới bốn tầng lầu, có
thánh giá ở trên nóc. Những nhà thờ 'chui' như vậy chỉ có ý nghĩa là họ
không có 'tình trạng pháp nhân' - nhưng chắc chắn họ không phải 'lẩn
trốn'".
Trong
ánh sáng của sự cởi mở mới này đanh diễn ra trên toàn thể nước Tầu, GS
Stark tính rằng với một tỷ lệ tiếp tục tăng trưởng hàng năm là 7 phần
trăm thì sẽ có 150 triệu người Kitô hữu tại Trung Quốc vào năm 2020; 295
triệu trong năm 2030; và 579 triệu vào năm 2040.
"Sự
tăng trưởng có thể dừng lại: bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra
trong tương lai", GS Stark cho biết. "Nhưng với mức độ hiện tại, thì sẽ
có hằng hà xa số các Kitô hữu ở Trung Quốc trong một ngày mai quá ư là
gần." (“But at the current rate, there'll be a whole heck of a lot of
Christians in China awfully soon.”)
Trần Mạnh Trác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét