label

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Gia đình dâng hiến: Ba anh em, ba linh mục! (tại Mỹ)

Gia đình dâng hiến: Ba anh em, ba linh mục!



Ba anh em Luke, Vincent và Jake Strand trong ngày chịu chức của Vincent.
Khi ơn gọi Giáo hội công giáo ở Phương Tây đang trên đà đi xuống thì một gia đình ở Mỹ dâng hiến ba con trai của mình cho Giáo hội.
Theo hãng tin AP cho biết, họ là Luke, Vincent và Jake thuộc gia đình Strand, tất cả ba anh em đều đáp lời kêu gọi của Chúa, lời kêu gọi đã có từ lâu qua bà ngoại Ruth của gia đình, bà cầu nguyện hết sức hết lòng để làm sao chỉ có một trong ba cháu của bà làm linh mục. Lúc nào bà cũng lặp đi lặp lại với các cháu: “Có thể nào một trong ba các con làm linh mục không?” Và các cháu vừa cười vừa trả lời bà: “Dám lắm!” Người anh cả Luke nhớ lại: “Không khi nào chúng tôi nghĩ đến chuyện đi học để thành linh mục”.
“Ơn gọi là món quà của Chúa!”
Cuối cùng, tất cả mọi người đều ngạc nhiên khi ba anh em thay phiên nhau đi tu, trước hết, ba anh em có khát khao được tận hiến cho chức thánh. Anh Luke cho biết: “Bỗng nhiên ơn gọi linh mục đến trong đầu tôi. Tôi ngạc nhiên vì tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện này trước đó”. Rồi đến Jake, người em út: “Mới đầu tôi nghĩ, không thể được, làm sao tôi lại được gọi để phục vụ Giáo hội; với tôi công việc này là của anh Luke. Cuối cùng tôi hiểu, đây hoàn toàn không phải là công việc… mà đúng là một món quà của Chúa!”
“Bà con thường hỏi chúng tôi, làm sao chúng tôi dạy các con để chúng chọn được đời sống như vậy. Thật khôi hài, vì chúng tôi thật sự chẳng làm gì đặc biệt: các con chúng tôi nhận được giáo dục cổ điển nhất: thể thao, vui chơi với bạn bè, đi học…”, cha mẹ ba anh em cho biết.
Ba anh em cùng chọn một con đường… và cùng gặp các khó khăn giống nhau! Khó khăn chính yếu là lời khấn giữ độc thân.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Gia đình ba anh em Luke, Vincent và Jake Strand


VUI MỪNG BÁN TẤT CẢ (30.7.2017 – Chúa nhật 17 Thường niên, Năm A)

VUI MỪNG BÁN TẤT CẢ
Lời Chúa: Mt 13, 44-52
Hôm ấy, Ðức Giêsu nói với dân chúng dụ ngôn này: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Ðến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?”
Họ đáp: “Thưa hiểu.”
Người bảo họ: “Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ.”
Suy nim:
Tất cả bắt đầu từ một sự tình cờ may mắn.
Người nông dân nghèo phải làm thuê cho điền chủ
tình cờ gặp được kho báu chôn trong ruộng.
Người buôn ngọc tình cờ gặp được viên ngọc tuyệt vời,
có giá trị lớn lao mà người bán không hề biết.
Sau đó phản ứng của cả hai rất giống nhau:
ra đi, bán tất cả những gì mình có và mua...
Không thấy có dấu vết của sự nuối tiếc
hay ngần ngại giằng co.
Tất cả diễn ra thật nhanh
và tràn ngập niềm vui thanh thản.
Ai cũng rõ họ hạnh phúc biết chừng nào
khi chiếm được kho báu và viên ngọc.
Cuộc đời họ chuyển sang một giai đoạn mới.
Thái độ của hai người trên được coi là bình thường.
Ở địa vị ta, ta cũng làm như thế.
Kho báu và viên ngọc là những thứ thấy được,
có giá trị hiển nhiên và hết sức hấp dẫn.
Chúng hứa hẹn một sự giàu sang mà ai cũng thèm thuồng,
nên người ta dễ bán tất cả để mua được chúng.
Bị ảnh hưởng bởi não trạng hưởng thụ vật chất,
chúng ta thường coi kho báu duy nhất ở đời này
là tiền bạc, quyền uy và khoái lạc.
Khi nói Nước Trời là kho báu bền vững,
Ðức Giêsu là viên ngọc quý đích thực,
chúng ta lại thấy đó là cái gì mơ hồ,
xa xôi, ít lôi cuốn, thậm chí không có thật.
Chính vì thế chúng ta thường ngần ngại khi từ bỏ,
dè sẻ, nuối tiếc khi phải hy sinh cho Chúa.
Vậy vấn đề là khả năng thấy, nhờ lòng tin.
Bản thân tôi có thấy Ðức Giêsu là viên ngọc quý,
và Nước Trời là kho báu không?
Chỉ ai thấy được những thực tại vô hình
và ngây ngất trước giá trị của chúng,
người ấy mới hồn nhiên và vui tươi
đánh đổi tất cả kho báu phù phiếm của đời này
để lấy kho báu bất diệt trên trời (x.Mt 6,20).
Có khi tình cờ, qua một biến cố, một người bạn,
qua một cuốn sách, một đoạn Lời Chúa, một kỳ tĩnh tâm,
tôi chợt gặp Ðức Giêsu như viên ngọc ngời sáng,
hấp dẫn, mời gọi tôi bay lên khỏi cái tôi tầm thường:
tôi có dám bán nỗi đam mê ích kỷ của mình
để mua lấy tình bạn với Ngài không?
Nếu ta còn ngần ngại khi phải bán đi tất cả
thì chỉ vì ta chưa thấy.
Nhưng nếu ta cứ can đảm bán đi,
ắt ta sẽ thấy.
Niềm vui chỉ đến với người dám bán tất cả.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
giàu sang, danh vọng, khoái lạc
là những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng trói buộc chúng con
và không cho chúng con tự do ngước lên cao
để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.

Xin giải phóng chúng con
khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,
nhờ cảm nghiệm được phần nào
sự phong phú của kho tàng trên trời.

Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán tất cả những gì chúng con có,
để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.

Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước những lời mời gọi của Chúa,
không bao giờ ngoảnh mặt
để tránh cái nhìn yêu thương
Chúa dành cho từng người trong chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Mỗi ngày một Thông điệp

“Mỗi ngày một Thông điệp”: Một video hàng ngày của ĐGH Phanxicô để suy niệm về cuộc sống hàng ngày của bạn



Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở thành vị giáo hoàng truyền thông phổ biến nhất trong lịch sử. Ngài đã vượt trội 30 triệu người theo dõi Twitter và không nghi ngờ gì nữa rằng chìa khóa thành công của ngài là sống theo những gì ngài giảng.

“Tôi muốn một Giáo Hội nghèo và vì người nghèo.”

Đó chính là lý do tại sao “Mỗi ngày một thông điệp” ra đời. Đó là một trang web cung cấp khả năng nhận được một video ngắn gọn, hàng ngày của Đức Thánh Cha trên email hoặc điện thoại di động của bạn.

Đây là những video đơn giản, chỉ một đến hai phút, với những clip nhỏ trong bài giảng của Đức Giáo hoàng Á Căn Đình. Một số là những thông điệp có thể đã không được chú ý bởi giới truyền thông, nhưng lại chứa đầy ý nghĩa. Cha Eduardo là người đề xướng sáng kiến này.

Cha Fr. Eduardo J. Dougherty, Thông điệp mỗi Ngày:
“Trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành giáo hoàng, tôi đã được gặp ngài và tôi đã bị mê hoặc, những thông điệp của ngài luôn đem lại những gì có giá trị cho dân chúng, đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định làm dự án này, một sứ điệp hàng ngày của Đức Thánh Cha gửi đến mọi người. Những gì mà chúng ta đang tìm kiếm là cơ hội để tiếp cận với hàng ngàn người, và sao lại không thể với hàng triệu người.”

Sáng kiến ​​này bằng tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha. Để nhận được những video này, tất cả những gì bạn phải làm là đăng ký vào trang web https://www.themessageoftheday.com/en/ và nhận được thông điệp từ Đức Thánh Cha sớm nhất vào mỗi buổi sáng trên email của bạn.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn

Nước Pháp tưởng niệm cha Jacques Hamel, một năm sau ngày cha bị sát hại





Nước Pháp tưởng niệm cha Jacques Hamel, một năm sau ngày cha bị sát hại
WHĐ (28.07.2017)  – Hôm thứ Tư 26 tháng Bảy 2017, nước Pháp đã tổ chức lễ tưởng niệm cha Jacques Hamel –bị sát hại đúng một năm trước–; trong dịp này, nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Pháp đã một lần nữa lên án tội ác và bày tỏ tình liên đới với tất cả các Kitô hữu.
Một năm sau ngày cha Jacques Hamel bị sát hại ngay tại nhà thờ Saint-Etienne ở Saint-Etienne-du-Rouvray, nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Pháp đã ra tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết với các Kitô hữu và toàn thể cộng đồng dân Pháp.
Hội đồng Phượng tự Hồi giáo (CFCM), trong một tuyên bố ngày 25 tháng Bảyđã nhấn mạnh rằng “họ hoàn toàn liên đới với gia đình của cha Hamel và với tất cả các Kitô hữu PhápChủ tịch CFCM, ông Ahmet Ogras, người ký bản tuyên bốđã lên án những hành vi dã man này là chống lại loài người.
Vụ giết người hèn nhát
Ông cũng đề nghị các tín đồ Hồi giáo Pháp tham dự tất cả các lễ tưởng niệm cái chết của cha Jacques Hamel. Dalil Boubakeur, quản đốc thánh đường Hồi giáo ở Paris, cũng đưa ra lời kêu gọi vào ngày hôm trước; ông bày tỏ nỗi “kinh hoàng” đối với vụ sát hại cha Hamel “một cách hèn nhát và nhắc lại rằng Hồi giáo không bao giờ dung thứ cho loại hành động vi phạm luật của Thiên Chúa ấy”.
Tại Rhône-Alpes, các nhà lãnh đạo của Hội đồng Phượng tự Hồi giáo trong khu vực đã lặp lại “lời lên án mạnh mẽ nhất” về vụ sát hại cha Hamel, một hành động dã man và ghê tởm và bày tỏ tình liên đới với Đức hồng y Philippe Barbarin, Tổng giám mục Lyon.
Tham dự Thánh lễ
Ngày thứ Tư 26-07, nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo cũng có mặt tại nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray, để tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho cha Hamel do Đức cha Dominique Lebrun, Tổng giám mục Rouen, cử hành; trong số này có ông Karabila Mohammed, Chủ tịch Hội đồng Phượng tự Hồi giáo miền Haute-Normandie và phụ trách Thánh đường Hồi giáo ở Saint-Etienne du Rouvray; ông Kbibech Anwar, chủ tịch Hội người Hồi giáo ở Pháp, và ông Mohammed Moussaoui, chủ tịch Hiệp hội Thánh đường Hồi giáo tại Pháp, cả hai ông Anwar và Moussaoui đều là cựu Chủ tịch CFCM.
Cũng trong ngày 26 tháng Bảy, trang Instagram của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đăng tải bức hình ngài đang cầu nguyện trước di ảnh cha Jacques Hamel, cùng với dòng chữ: “Hôm nay chúng ta tưởng nhớ cha Jacques Hamel, người cùng với biết bao vị tử đạo khác trong thời đại của chúng ta, đã cống hiến đời mình để phục vụ tha nhân”.
Riêng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong bài phát biểu sau Thánh l cầu nguyện cho cha Hamelđọc tại khuôn viên nhà thờ, ông cám ơn người công giáo đã “có được sức mạnh của lòng tha thứ” và kêu gọi “về phần mình, mỗi tôn giáo có các vị lãnh đạo đang hiện diện ở đây, hãy tham gia cuộc đấu tranh để hận thù, sự khép kín, giảm thiểu căn tính không bao giờ có thể thắng thế”.
Một năm trước, Hội đồng Phượng tự Hồi giáo Pháp đã kêu gọi các imam, các vị phụ trách thánh đường Hồi giáo và các tín đồ Hồi giáo tham dự Thánh lễ ở nhà thờ Công giáo gần nhất vào Chúa nhật sau ngày cha Hamel bị sát hại để cùng cầu nguyện với các Kitô hữu. Lời kêu gọi này đã được hưởng ứng tại nhiều thánh đường Hồi giáo ở Pháp.
Ngoài ra, kể từ sau khi cha Hamel bị sát hạiđã có nhiều sáng kiến được người Hồi giáo đề ra để tôn vinh cha; trong số này có các bức thư của Mohammed Nadim, một học giả Hồi giáo người Algeria (Requiem chcha Hamelnxb Bayard, 2017)  c một bài hát rap do một người Hồi giáo trẻ ở vùng Normandie sáng tác.
(Theo La Croix)

Minh Đức

Québec, Canada: một nữ tu làm nhiệm vụ chứng hôn trong bí tích hôn phối


Nữ tu Pierrette Thiffault



Québec, Canada: một nữ tu làm nhiệm vụ chứng hôn trong bí tích hôn phối
WHĐ (28.07.2017)  – Ngày thứ Bảy 22-07-2017 vừa qua, sơ Pierrette Thiffault, nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng đã được Toà Thánh cho phép chứng hôn cho một đôi tân hôn tại giáo phận Rouyn-Noranda thuộc vùng nông thôn Abitibi-Témiscamingue, ở phía Tây Quebec, Canada.
Chị Cindy và anh David đã cử hành bí tich hôn phối tại nhà thờ Công giáo Lorrainville, cách Montreal hơn 650 km về phía Tây.
Tại giáo phận nàytình trạng thiếu hụt linh mục trầm trọng đến mức Đức giám mục đã phải nhờ một nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng trợ giúp.
Người ta hỏi sơ Pierrette Thiffault tại sao sơ được chọn, sơ mỉm cười bẽn lẽn: “Chuyện ấy thì phải hỏi Đức giám mục của tôi, và sơ giải thích rằng trong miền này, một số linh mục phải coi sóc bảy hay tám giáo xứ khác nhau. Tôi rấtsung sướng và hãnh diện được phục vụ giáo phận của mình”.
Được Toà Thánh cho phép
Sự kiện này, tuy hiếm khi xảy ranhưng không phải là giáo luật không cho phép: “Nơi nào không có linh mục và phó tế, Đức giám mục giáo phận có thể ủy quyền cho giáo dân chứng hônsau khi được Hội đồng Giám mục chấp thuận và Tòa Thánh ban phép. Phải chọn một người giáo dân có khả năng xứng hợp để có thể đào tạo các đôi vợ chồng tương lai và có tư cách để cử hành phụng vụ hôn nhân cách đúng phép” (Giáo luật, khoản 1112).
Ngày 23 tháng Năm, sơ Pierrette Thiffault đã nhận được giấy phép uỷ quyền của Toà Thánh, do Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích cấp.
Gia nhập Dòng Chúa Quan Phòng cách nay 55 năm, sơ Thiffault đang giúp mục vụ tại giáo xứ Moffet, bên cạnh giáo xứ Lorainville, nơi vừa cử hành bí tích hôn phối ngày 22 tháng Bảy vừa quaLúc còn dạy giáo lý, sơ cũng có quen biết David, người chồng, khi anh đang là học sinh trung học.
Tôi rất hãnh diện”
Trong ba tháng trước khi bí tích hôn phối cử hànhsơ đã ba lần gặp đôi tân hônVà khi buổi lễ diễn ra, sơ khẳng định với cộng đoàn: “Chắc chắn đây là một sứ mạng loan báo Tin Mừngđồng thời cố gắng giải thích một số cử chỉ trong nghi thức phụng vụ.
Không giấu niềm vui vì được chứng hônvị nữ tu nói mình rất tự hào về quyết định này của Đức giám mục. Sơ nhận định rằng “đây là một bước tiến lớn đối với phụ nữ trong Giáo hội. Nhưng sơ cũng tự hào về đôi tân hôn, và cả vớichính mình “một chút”: mặc dù sơ có phần lo lắng, buổi lễ vẫn diễn ra cách tốt đẹp.
Sơ cũng sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ này một lần nữa nếu được yêu cầu, và không chút nghi ngờ rằng trong tương lai người giáo dân sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn trong phụng vụ.
(La Croix)

Minh Đức

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Đức quốc : 162.000 người Công giáo rời khỏi Giáo Hội

Đức quốc : 162.000 người Công giáo rời khỏi Giáo Hội



Theo thống kê của Hội đồng Giám mục vào ngày 21 tháng Bảy, có162.093 người Công giáo rời khỏi Giáo hội ở Đức trong năm 2016 - giảm từ 181.925 vào năm 2015.

28,5% người Đức là Công giáo, và dân số Công Giáo giáo là 23.582.000, giảm từ 27.533.000 năm 1996.

537 giáo xứ đóng cửa vào năm 2016. Trong hai thập kỷ qua, hơn 3.000 giáo xứ đã đóng cửa, với con số giảm từ 13.329 xuống còn 10.280.

Hiện tại có 13.856 linh mục ở Đức, giảm 14.087 so với năm trước. Tỷ lệ tham dự Thánh lễ Chúa nhật là 10,2% vào năm 2016, giảm từ 10,4% vào năm 2015.
Một số thống kê khác:

Số lượng rửa tội giảm từ 259.313 năm 1996 xuống 171.531 vào năm 2016. Tuy nhiên, số lượng rửa tội đã tăng lên trong hai năm liên tiếp.

Số người lớn cải đạo đã giảm từ 3.860 năm 1996 xuống 2.574 vào năm 2016, và số người lớn trở về với Giáo hội đã giảm từ 6.981 xuống còn 6.461.

Rước lễ lần đầu đã giảm hơn 100.000, từ 291.317 năm 1996 xuống còn 176.297 vào năm 2016.

Đám cưới Công giáo đã giảm từ 79.453 xuống còn 43.610.

Số đám tang Công giáo giảm từ 286.772 xuống còn 243.323.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn

Biến cố đau buồn: 160,000 người Đức bỏ đạo Công Giáo trong năm 2016
Gần một phần ba dân số Đức, tức là khoảng 23 triệu, người Đức là các tín hữu Công Giáo. Tuy nhiên, con số này đang giảm dần. Những số liệu thống kê vừa được Hội Đồng Giám Mục Đức công bố cho thấy có khoảng 160,000 người Công Giáo đã bỏ đạo chỉ riêng trong năm ngoái, 2016. 

Đức Hồng Y Gerhard Müller, người vừa bị bãi nhiệm khỏi chức vụ Tổng Trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin nhận xét rằng biến cố này thật là “bi thảm”. Là một người Đức, Đức Hồng Y Müller, bày tỏ âu lo của ngài về tình trạng Giáo Hội tại quê hương mình, và toàn bộ châu Âu.

“Sự tham gia tích cực vào các hoạt động của Giáo Hội bị giảm sút rất nhiều, việc truyền lại đức tin cho con cái không phải như là một lý thuyết nhưng là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô đã phai nhạt. Ơn gọi tu sĩ cũng xuống dốc.”

Bên cạnh sự bành trướng không kềm lại được của chủ nghĩa thế tục, Đức Hồng Y nhận định rằng có một xu hướng thậm chí còn nguy hiểm hơn. Châu Âu, đã và đang trải qua một tiến trình “de-Christianisation”, trong đó người ta cố gắng loại bỏ Kitô Giáo. 

“Đây là việc loại bỏ Kitô Giáo trên toàn bộ nhân học, trong đó con người được định nghĩa như một hữu thể không cần Thiên Chúa và hoàn toàn không có tính siêu việt. Tôn giáo được người ta cảm nghiệm như một thứ tình cảm, chứ không phải là việc tôn thờ Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Thế.” 

Trong một cuộc phỏng vấn với Il Foglio Đức Hồng Y Gerhard Müller cũng lên tiếng kêu gọi một cuộc thảo luận “thanh thản” về 5 điểm hồ nghi liên quan đến Tông Huấn Amoris Laetitia do bốn vị Hồng Y đưa ra. Ngài than thở rằng đã phải nghe quá nhiều những lời lăng mạ đối với bốn vị Hồng Y đưa ra 5 điểm hồ nghi.

Đức Hồng Y nói:

“Tôi không hiểu tại sao một cuộc thảo luận bình tĩnh và thanh thản không được bắt đầu. Tôi không hiểu đâu là những trở ngại. Tại sao không thể tổ chức một cuộc họp để nói chuyện cởi mở về những chủ đề rất căn bản này?”

“Cho đến nay tôi chỉ nghe thấy những vu khống và lăng mạ chống lại các vị Hồng Y. Nhưng đây không phải là cách để chúng ta tiến về phía trước”.

Chúng ta có khả năng đối thoại với các tôn giáo khác, kể cả Hồi Giáo, nhưng không thể đối thoại trong nội bộ với nhau thì thật là một điều chua chát.
Đặng Tự Do(VCN)

Nigeria: Đức Thánh Cha Phanxicô tha thứ cho các linh mục của “giáo phận nổi loạn”






Nigeria: Đức Thánh Cha Phanxicô tha thứ cho các linh mục của “giáo phận nổi loạn”
WHĐ (25.07.2017) –  “Những người phản đối việc nhậm chức của Đức giám mục Okpaleke muốn phá huỷ Hội ThánhĐiều đó là không được phép!” Những lời mạnh mẽ trên đây của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tối hậu thư của ngài vào ngày 09 tháng Sáu đã đem lại kết quảCác linh mục của giáo phận Ahiara ở Nigeriađã chống lại việc Đức cha Phêrô Ebere Okpaleke được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm giám mục giáo phận vào năm 2012, mỗi người đã viết thư xin lỗi Đức Thánh Cha và bày tỏ lòng vâng phục. Như thế, bế tắc giữa Đức Thánh Cha và các linh mục nổi loạn của giáo phận Ahiara ở Nigeria đã kết thúc trong bình an.
Giáo phận Ahiara hy vọng ra khỏi cuộc khủng hoảng
Theo tường thuật của trang mạng Công giáo tiếng Anh CruxĐức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu trả lời bằng thư riêng cho từng linh mục. Đức hồng y John Onaiyekan, Tổng giám mục Abuja, cho biết: “Đức Thánh Cha đã hứa sẽ trả lời cho họ và ngài đã trả lời”. Đức hồng y cũng bày tỏ hy vọng rằng giáo phận Ahiara sẽ thoát khỏi khủng hoảng“Tôi hy vọng những người anh em của tôi sẽ công nhận Đức giám mục Okpaleke, Đức hồng y nói thêmTôi chờ đợi và cầu nguyện, mong rằng cuộc khủng hoảng kéo dài này sẽ kết thúc.
Theo tối hậu thư của Đức Thánh Cha Phanxicô, các linh mục của giáo phận Ahiara phải viết thư cho Đức Thánh Cha trước ngày 09 tháng Bảy. Mãi đến những ngày cuối, tình hình trong giáo phận vẫn còn căng thẳng, với những cuộc  biểu tình của giáo dân trước Nhà thờ chính toàNgười ta đọc thấy các biểu ngữ: “Akwa có 5 giám mục, Mbaise 0. Chúng tôi muốn có một người con của Mbaise làm giám mục Mbaise”Trong bối cảnh xung đột bộ tộc, một phần lớn giáo sĩ và giáo dân của giáo phận này -chủ yếu xuất thân từ bộ tộc Mbaise- đã chống lại việc bổ nhiệm một giám mục không nói tiếng igbolà thứ tiếng duy nhất được những người nghèo nhất trong giáo phận sử dụng.
Đức giáo hoàng Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn sâu xa khi tiếp phái đoàn của giáo phận Ahiara đến thăm ngài vào ngày 08 tháng Sáu. Và ngài đã dùng quyền đ cho họ thời hạn ba mươi ngày viết thư tỏ lòng vâng phục, nếu không, sẽ bị cấm cử hành các các bí tích.
(Theo La Croix)

Minh Đức

ĐTC Phanxicô câu nguyện cho Charlie Gard và cha mẹ em

ĐTC Phanxicô câu nguyện cho Charlie Gard và cha mẹ em

ĐTC Phanxicô chia sẻ nỗi đớn đau vô biên của gia đình bé Charlie Gard - ANSA
25/07/2017 15:09
Vaticăng: “ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho Charlie Gard và cha mẹ bé trong lúc khổ đau vô biên này”. Ngài xin nọi người hiệp ý cầu nguyện để cha mẹ bé có thể tìm thấy niềm an ủi và tình yêu của Thiên Chúa”. 
Ông Greg Burke, phát ngôn viên Toà Thánh, đã tuyên bố như trên hôm 24 tháng 7 vừa qua,  sau khi cha mẹ của bé tử bỏ ý định tranh đấu với pháp luật để chữa chạy cho con. Bé Charlie Gard 11 tháng bị một chứng bệnh của hệ di truyền làm hư não bộ, mà các bác sĩ cho là không thể chữa trị được. Từ nhiều tháng nay cha mẹ của bé là ông Chris Gard và bà Connie Yates đã quyết liệt tranh đấu với nhà thương và hệ thống pháp luật để đem bé sang Hoa Kỳ thử một phương pháp trị liệu mới với hy vọng cứu sống bé. Vì số tiền chữa trị lên tới 1 triệu mỹ kim, nên cha mẹ bé đã mở chiến dịch quyên góp trên mạng và đã có được 4 triệu mỹ kim. Nhưng ban giám đốc nhà thương nhi đồng Luân Đôn đường Great Ormond quyết định rút các ống trợ giúp để cho bé chết. Ngày 27 tháng 6 Toà án các quyền con người đã khước từ lời xin của hai ông bà đem con sang Hoa Kỳ chữa trị, và Tối cao pháp viện Anh quốc cũng phán quyết ủng hộ nhà thương rút các ống trợ sinh để cho Charli chết.
Tuy Nhà thương nhi đồng Chúa Hài Đồng Giêsu của Toà Thánh ở Roma sẵn sáng tiếp nhận để chữa trị cho cháu. Nhưng vì chờ đợi quá lâu các bác sĩ bên Mỹ cho biết dù áp dụng kiểu trị liệu mới cũng không hy vọng cứu được Charlie. Trong nhiều tuần qua qua đã có hàng trăm người biểu tình truớc nhà thương yêu cầu cứu sống Charlie Gard. 
Ngày mùng 2 tháng 7 ĐTC Phanxicô đã “cầu mong người ta không lơ là bỏ qua ước mong của cha mẹ bé đồng hành và chữa trị bé cho tới cùng”. Trước đó ĐTC cũng đã viết trên Twitter rằng: “Bênh vực sự sống con người, nhất là khi nó bị thương bởi bệnh tật, là một dấn thân của tình yêu thương mà Thiên Chúa tín thác cho mọi người”
** Mặt khác, trong cùng ngày 24 tháng 7 HĐGM Anh quốc cũng ra thông cáo bầy tỏ tình liên đới và cảm thương sâu xa với hai ông bà Gard và con họ. Lập lại những gì ĐTC đã làm trên đây các Giám Mục Anh quốc khẳng định: “Chúng ta tất cả đều cầu nguyện cho Charlie, cha mẹ và gia đình em, hy vọng rằng họ được yểm trợ và tìm được bình an trong những ngày sắp tới. Việc vĩnh biệt người con bé bỏng của họ đánh động con tim của tất cả những ai, như ĐTC Phanxicô, đã theo dõi câu chuyện buồn thương này. Sự sống của Charlie sẽ được yêu thương cho tới lúc kết thúc tự nhiên. Trong lúc này thật là quan trọng nhớ rằng tất cả những người liên lụy trong các quyết định hấp hối này đã tìm hành động với sự nguyên vẹn và cho hạnh phúc của Charlie như họ thấy. Sự chuyên môn, tình yêu thương săn sóc cho các trẻ em bị bệnh nặng liên tục cho thấy tại nhà thương nhi đồng Great Ormond Street cũng đáng được thừa nhận và hoan nghênh.”
Tuy nhiên, trường hợp của Charlie Gard khiến cho người ta không khỏi đặt ra  câu hỏi luân lý đạo đức: Tại sao xã hội tân tiến ngày nay lại có thể giao toàn quyền quyết định sống chết  vào tay của các thẩm phán và các bác sĩ nhà thương như thế?  (REI - ZENIT 24-7-2017)
Linh Tiến Khải

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

THƯ MỤC VỤ THÁNG TÁM GIÁO PHẬN LONG XUYÊN

THƯ MỤC VỤ THÁNG TÁM
GIÁO PHẬN LONG XUYÊN  SỐNG SỨ ĐIỆP FATIMA
LẦN HẠT MÂN CÔI - NĂM SỰ THƯƠNG MỘT CÁCH SỐNG TỰ HỦY
***
Anh chị em thân mến,
Giáo Phận Long Xuyên Sống Sứ Điệp Fatima - Lần Hạt Mân Côi Năm Sự Thương - Một cách sống tự hủy là chủ đề thư mục vụ tháng Tám của giáo phận.

Mầu nhiệm năm (05) sự Thương là biểu hiện cho một cách sống chấp nhận hy sinh để sống ơn gọi và thi hành sứ vụ theo gương mẫu của Chúa Kitô. Đây là mầu nhiệm tự huỷ của Chúa Giêsu Kitô đã được Thánh Phaolô mô tả: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đãhoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn tự hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên Thập Giá” (Pl 2,6-8). Thật vậy, ngắm I (Mt 26,36-46): Chúa Giêsu tự hủy với ý riêng mình để chấp nhận Thiên Ý. Ngắm II (Ga 19,1-11): Chúa Giêsu tự hủy với sự nuông chiều thân xác để chấp nhận chịu đánh đòn đau đớn. Ngắm III (Mc 15,16-20): Chúa Giêsu tự hủy với những ve vuốt danh dự và tự ái để chấp nhận sự sỉ nhục, những kết án cùng với những bội phản và vô ơn. Ngắm IV (Lc 23,24-31): Chúa Giêsu tự hủy với sự chọn lựa một cách sống dễ dãi, để vác thánh giá của sứ mạng, bổn phận, và trách nhiệm, và trên hết là để vác thánh giá kiếp người đầy giới hạn. Và ngắm V (Ga 19,25-37): Chúa Giêsu tự hủy với tính ích kỷ bản thân để chấp nhận trao tặng tất cả, kể cả mạng sống của mình.
Từ mầu nhiệm tự hủy của Đức Kitô trong kinh Mân Côi năm (05) sự Thương, giáo phận Long Xuyên được mời gọi suy tư một nền tu đức với những ý tưởng chính sau đây:

Con đường tự hủy là một đòi hỏi triệt đểmà Chúa Kitôđã thực hiện trong sự vâng phục Thiên Chúa Cha. Con đường này trở thành lời mời gọidành cho những người tin theo Đức Kitô; “Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo ta” (Mt 16, 24). Trong một xã hội thụ hưởng của những con đường thênh thang dẫn tới hư vong, thì màu nhiệm tự hủychính là một tin mừng không khoan nhượng “Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi” (Mc 8, 47), như con đường hẹp dẫn đến sự sống. Chúa Kitô đã tiên phong bước vào con đường tự hủy này. Quả thật, cuộc đời trần thế của Ngài là một cuộc hành trình lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ và bị giết chết (Mt 16, 21).

1)               Đối với thế gian, màu nhiệm tự hủy mãi mãi là một sự vấp phạm và điên rồ. Nhưng trong đức tin, đây là con đường mà Chúa đã bước vào để biểu lộ tình yêu tuyệt đối. Đây là lòng thảo hiếu của người con dành cho Cha trên trời “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mình” (Mc 12,30). Đây là lòng bác ái cao cả dành cho tha nhân với “tình yêu cao cả của người dám hy sinh mạng sống vì bạn hữu” (Ga 10,13).

2)               Vì là đòi hỏi triệt để và là sự vấp phạm và điên rồ, nên màu nhiệm tự hủy là cuộc hành trình thanh luyện để giáo hội trở thành số ít còn sót lại, chấp nhận con đường tử đạo. Đức Mẹ đã bước vào con đường này khi  nhận lời tiên tri “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà” (Lc 2, 35), và đã trung thành với con dường này khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá (Ga 19, 25-27). Các thánh tử đạo Việt Nam cũng đã bước vào con đường này khi chấp nhận đau khổ và cái chết vì tin theo Chúa Kitô. Và tới chúng ta, chúng ta đang được mời gọi trở nên giống Chúa Kitô “Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15, 20).
Từ những ý tưởng trên, giáo phận Long Xuyên được nhắc nhở sống nền tu đức tự hủy của Đức Kitô. Xin được gợi ý:

1/ Chúng tasống màu nhiệm tự hủy bằng một cuộcchiến đấu nội tâm để “cải tội bảy mối”,nhờ đó “có bảy đức”. Đó là khiêm nhường chớ kiêu ngạo; rộng rãi chớ hà tiện; giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục; hay nhịn chớ hờn giận; kiêng bớt chớ mê ăn uống; yêu người chớ ghen ghét; siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng. Đây là cuộc thanh luyện, đòi khiêm tốn chấp nhận sự giới hạn của con người để sám hối, và cũng đòi can đảm để canh tân bản thân.

2/ Chúng ta cùng sống màu nhiệm tự hủy trong đời sống cộng đoàn giáo hội: Hãy quên mình với tính tự ái để quảng đại và tha thứ. Hơn nữa, hãy sẵn sáng chấp nhận sự thua thiệt về phần mình, để anh em được hạnh phúc hơn

3/ Chúng ta sống màu nhiệm tự hủy trong đời sống cộng đoàn xã hội, sống giữa thế gian nhưng“họ không thuộc về thế gian cũng như con không thuộc về thế gian” (Ga 15, 14).Vì, chúng ta thuộc về số nhỏ còn lại và chấp nhận tử đạo trong chọn lựa cách sống giữa trần thế; một chọn lựa lội ngược dòng để thăng tiến, một chọn lựa chấp nhận không giống ai, để không đánh mất chính mình; một chọn lựa chấp nhận nhiều thánh đố để cùng vác thập giá với Đức Kitô. Chọn lựa sống tự hủy giữa dòng đời chính là sứ vụ loan báo tin mừng trong thế giới hôm nay.

Một cách cụ thể, xin gợi ý cho chương trình mục vụtháng 7:
1/ Các cộng đoàn tín hữu trong giáo phận hãy cổ vũ chọn lựa cách sống khổ chế, cụ thể là trong các chi tiêu cho những nhu cầu vật chất và trong những sinh hoạt hằng ngày.

2/ Các cộng đoàn tín hữu trong giáo phận hãy cổ vũ mọi người cầu nguyện và suy tư về màu nhiệm tự hủy của Đức Kitô, cụ thể làsiêng năng lần chuỗi Mân Cội năm sự Thương, làm việc tôn kính lòng thương xót Chúa, và đi chặng đàng thánh giá

2/ Các cộng đoàn tín hữu trong giáo phận ý thức về ân sủng và trách nhiệm trong tương quan với những phần tử đang vác thánh giá cuộc đời, như những người già cả, những bệnh nhân yếu liệt, những trẻ em bị bỏ rơi…. Đây là trách nhiệm bác ái của chúng ta đối với họ, hãy quan tâm và phục vụ họ. Nhưng họ cũng là hiện thân của Chúa Kitô tự hủy đang hiện diện trong cộng đoàn. Hãy trân trọng đón nhận họ với tâm tình biết ơn.

Ngoài ra, giáo phận cũng được mời gọi thi hành sứ vụ xây dựng Nước Thiên Chúa bằng cách sống tự hủy. Noi gương Chúa Giêsu trước Philatôvới lời khẳng định: “Tôi đã sinh ra và đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37). Cách cụ thể:

1) Chúng ta sẵn lòng chấp nhận chân thiện mỹ từ tha nhân, bất chấp những khác biệt về địa vị xã hội, về niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo, về lập trường sống; vì, chân thiện mỹ là hoa trái của Chúa Thánh Thần hoạt động.

2) Chúng ta can đảm tìm kiếm sự thật, tôn trọng sự thật, làm chứng cho sự thật và can đảm chấp nhận sự thiệt thòi vì làm chứng cho sự thật

3) Chúng ta cổ vũ để cùng với những người thành tâm thiện chí, sống phúc thật thứ VIII “Phúc cho những ai bị bách hại vì sống công chính” (Mt 5, 10) để xây dựng một xã hội công bằng, yêu thương, và phát triển

Anh chị em thân mến,
Thánh Phêrô Đoàn Công Quí, và thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, đã là những người màu nhiệm tự hủy. Trong lịch sử hơn 57 năm của giáo phận Long Xuyên, đã và đang không thiếu những người sống nền tu đức tự hủy này. Đó là nhiều giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đã can đảm vượt lên chính mình để chấp nhận chôn vùi tuổi thanh xuân của mình tại các giáo xứ vùng sâu vùng xa nhằm phục vụ cho màu nhiệm Nước Thiên Chúa. Giáo phận Long Xuyên cũng ý thức rằng đang cần và sẽ còn cần rất nhiều tín hữu chấp nhận tự hủy như là cách thế tốt nhất để xây dựng Nước Thiên Chúa, nước của công lý, bình an và hoan lạc trong thánh thần.
Xin Mẹ Fatima chúc lành và đồng hành với chúng ta trên con đường tự hủy bước theo Chúa Kitô, con Mẹ.

+ Giuse Trần Văn Toản 
     Giám mục Phụ tá                                                        + Giuse Trần Xuân Tiếu
                                                                                   Giám mục Giáo phận Long Xuyên