label

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Giới thiệu phần II tác phẩm “Giêsu Nazareth” của Đức Thánh Cha




Giới thiệu phần II tác phẩm “Giêsu Nazareth” của Đức Thánh Cha
WHĐ (3.03.2011) – Ngày 10-03 tới đây, tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Hồng y Marc Ouellet, PSS, Bộ trưởng Bộ Giám mục, cùng với nhà văn Claudio Magris, sẽ giới thiệu tác phẩm Giêsu Nazarethphần II của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI (do Nhà xuất bản Vatican và Herder ấn hành). Tác phẩm được xuất bản bằng 6 thứ tiếng.
Sau đây là tóm tắt 9 chương và lời bạt của tác phẩm nói trên:
Chương I thuật lại việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem và thanh tẩy Đền thờ.
Chương II đề cập đến ba phần của bài diễn từ Chúa Giêsu nói về cánh chung (Đền thờ bị phá hủy; thời của dân ngoại; việc tiên báo và khải huyền).
Chương III đề cập việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, được chia thành năm đoạn: giờ của Chúa Giêsu; hãy giữ mình nên sạch; bí tích và nêu gương; ơn ban và sứ vụ (điều răn mới); mầu nhiệm của sự phản bội; hai cuộc nói chuyện với Phêrô; rửa chân và nói ra các tội.
Chương IV bàn về lời cầu nguyện linh mục của Chúa Giêsu, được chia thành các đoạn: Lễ Đền tội của người Do Thái như một hình ảnh báo trước của Kinh Thánh về lời cầu nguyện của linh mục. Bốn chủ đề chính của lời cầu nguyện: đây là sự sống đời đời; xin thánh hóa họ trong sự thật; hãy làm cho họ được nhận biết danh Cha; xin cho họ được nên một.
Chương V viết về Tiệc ly, với những nội dung: thời điểm bữa Tiệc ly; việc thiết lập Bí tích Thánh Thể; thần học về những lời truyền thiết lập; từ Tiệc ly đến cử hành Thánh Thể ngày Chúa nhật.
Chương VI viết về sự kiện diễn ra tại Gethsémani, với những nội dung: đến Vườn Cây Dầu; lời nguyện của Chúa Giêsu; ý muốn của Chúa Giêsu và của Chúa Cha; lời cầu nguyện của Chúa Giêsu tại vườn Cây Dầu và trong Thư Do Thái.
Chương VII mang tên Vụ án Giêsu, chia thành hai phần: Lời mào đầu tại Tòa Công nghị Do Thái; Chúa Giêsu trước Tòa Công nghị Do Thái và trước Philatô.
Chương VIII mang tên Chịu đóng đinh vào thập giá và được mai táng, với bố cục nội dung: suy tư mào đầu; trần thuật và tiếng vọng từ cuộc khổ nạn; Chúa Giêsu trên thập giá; những lời Chúa Giêsu nói trên thập giá (những lời đầu tiên; xin Cha tha cho họ; Chúa Giêsu bị chế nhạo; tiếng kêu lìa đời); bắt thăm chia nhau áo xống; tôi khát; những người phụ nữ đứng dưới chân thập giá; Mẹ của Chúa Giêsu; cái chết của Chúa Giêsu là sự giao hòa và cứu độ.
Chương cuối (IX) viết về sự sống lại từ giữa những kẻ đã chết, được chia thành các đoạn: sự sống lại của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì?; những nhân chứng khác nhau; ngôi mộ trống; ngày thứ ba; những nhân chứng của truyền thống trần thuật; những lần hiện ra với Phaolô; những lần hiện ra với các tác giả viết Phúc âm; bản chất sự sống lại của Chúa Giêsu và ý nghĩa lịch sử.
Lời bạt mang tên: Người lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha, từ nơi đó Người sẽ đến trong vinh quang.
(Theo VIS )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét