label

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Hình ảnh thánh lễ đêm phục sinh tại giáo xứ Cầy Xây

 NGHĨ GÌ VỀ ĐÊM PHỤC SINH

     Chúa Kitô đã sống lại, đây là một vấn đề rất quan trọng và vô cùng ý nghĩa cho những người theo đạo Thiên Chúa. Tại sao vậy?
     Từ lúc hội thánh còn sơ khai, thánh PhaoLô đã xác quyết, “Nếu Chúa GiêSu đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích.”[14] Sự chết và phục sinh của Chúa Giê-xu là hai sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử và thần học Kitô giáo. Đây là chứng cứ khẳng định quyền bính của Chúa GiêSu trên sự sống và sự chết, do đó ngài có quyền ban cho con cái ngài sự sống vĩnh cửu.[15][16][17][18] Theo ký thuật của Kinh Thánh, Thiên Chúa đã cho ngài sống lại từ kẻ chết,[19] ngài lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa,[20][21][22][23] và sẽ trở lại[24] để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah, cũng như về sự sống lại của kẻ chết, sự phán xét sau cùng, và sự thiết lập Vương quốc Thiên Chúa. Trích thư thánh Phao-lô gởi tín hữu Corinto.
      Bàn về ngôi mộ trống chúng ta thấy rằng nếu ngôi mộ trống là lý do để một số kỳ lão Do Thái phao tin đồn các môn đệ đã lấy cắp xác người đã được an táng trong mộ, thì đối với các tín hữu, ngôi mộ trống lại là bằng chứng của quyền năng Thiên Chúa. Nếu vào buổi sáng ngày thứ nhất trong tuần, khi các phụ nữ ra viếng mộ mà họ vẫn còn thấy ngôi mộ đóng kín, thì đó là chuyện rất đỗi bình thường, vì cái chết của Đức Giêsu cũng chỉ giống như cái chêt của biết bao người khác trong cõi nhân sinh này. Người đã chết vẫn nằm trong ngôi mộ, có gì đặc biệt mà phải ầm ĩ? Nhưng không, các phụ nữ ngạc nhiên và lo sợ vì họ “không thấy thi hài Đức Giêsu đâu cả” (Lc 24,3). Cả bốn tác giả Tin Mừng đều thuật lại hiện tượng này. Mặc dù cách thức diễn tả có khác nhau, nhưng cả bốn vị đều nhằm khẳng định: ngôi mộ trống!
Chính từ ngôi mộ trống này mà quyền năng Thiên Chúa thể hiện. Bởi lẽ nếu ngôi mộ trống, tức là thân xác Đức Giêsu không còn ở đó nữa. Người đã sống lại. Các thiên sứ loan báo Đức Giêsu sống lại qua câu hỏi dành cho những phụ nữ: “Sao các bà lại tìm người Sống ở giữa kẻ chết?” (Lc 24,5). Trước đó, các bà đã từng chứng kiến cơn hấp hối đau thương của Đức Giêsu trên thập giá (x. Lc 23,49). Giờ đây, tin Chúa sống lại quá đột ngột đối với các bà, khiến các bà vừa sợ hãi vừa vui mừng.
Vâng, Thiên Chúa là Đấng quyền năng trên sự sống và sự chết. Đức Giêsu đã nhiều lần loan báo cái chết của Người, nhưng sứ mạng của Người không dừng lại ở nấm mồ, cuộc đời của Người không kết thúc ở cái chết. Người đã trỗi dậy giữa những kẻ chết nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Sinh thời, Đức Giêsu đã làm cho ông Ladarô chết bốn ngày được sống lại. Giờ đây, chính Người bước ra từ nấm mồ, vì Người là Thiên Chúa quyền năng. Người là chủ sự sống. Người có quyền trên sự chết. Người đã chiến thắng sự chết và qua đó, Người giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi do sự chết ám ảnh. Chúa sống lại thông báo một cuộc sống vĩnh cửu mà mỗi người chúng ta sẽ đến, nhưng chúng ta đến với hành trang ra sao? hưởng Thiên đàng để được chiêm ngắm Chúa hay phải trầm luân đau khổ đời đời. Nơi chúng ta đến tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại nơi trần thế này sống tốt lành hay buông thả. Cuộc sống trần thế rất ngắn người ta thường nói đời người như một giấc chiêm bao hoặc người ta phân chia ra theo thời gian Dr Spalding nói "25 năm đầu là phát triển cuộc sống, 25 năm kế tiếp là lo sự nghiệp và từ 25 kế tiếp tức từ 50 tuổi trở đi hãy lo cho cuộc sống vĩnh cửu". Mỗi người chúng ta đang trên bước đường lữ thứ của cuộc sống tạm bợ này, còn thời gian hãy chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc sống mà chúng ta cùng được sống lại để gặp gỡ Chúa Kitô khải hoàn.

Hình ảnh đêm phục sinh

chuẩn bị rước nến phục sinh




công bố tin mừng phục sinh





Các tân tòng đêm phục sinh

nghi thức rửa tội tân tòng




rửa tội





ban bí tích thêm sức


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét