Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 8-4-2011, dành cho Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, ĐTC Biển Đức 16 đề cao lòng đạo đức bình dân như một yếu tố quan trọng trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng tại đại lục này.
Ngỏ lời với gần 50 HY, GM và các LM chuyên gia, ĐTC khẳng định rằng lòng đạo đức bình dân là một môi trường gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô và là một hình thức biểu lộ đức tin của Giáo Hội. Vì thế, “không thể coi yếu tố này như một cái gì phụ thuộc trong đời sống Kitô, vì nếu làm như thế có nghĩa là quên mất tầm quan trọng tối thượng hoạt động của Chúa Thánh Linh và sáng kiến nhưng không của tình yêu Chúa”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng “để chu toàn công trình tái truyền giảng Tin Mừng ở Mỹ châu la tinh, không thể bỏ qua nhiều biểu hiện của lòng đạo đức bình dân. Những biểu hiện này, nếu được tháp tùng và hướng dẫn đúng đắn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp gỡ phong phú với Thiên Chúa, nồng nhiệt tôn kính Bí Tích Thánh Thể, tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria, kính mến Đấng kế vị thanh Phêrô và ý thức mình thuộc về Giáo Hội. Tất cả những điều ấy cũng giúp ích cho việc rao giảng Tin Mừng, thông truyền đức tin, để đưa các tín hữu đến gần các bí tích, củng cố những liên hệ bằng hữu, đoàn kết gia đình và cộng đoàn, cũng như gia tăng tình liên đới và thực thi bác ái”.
ĐTC cũng nhắc nhở rằng “cần làm sao để đức tin là nguồn mạch chính của lòng đạo đức bình dân, để những việc đạo đức này không phải chỉ là một biểu lộ văn hóa của một miền nào đó. Hơn nữa, lòng đạo đức bình dân cần ở trong quan hệ chặt chẽ với Phụng vụ thánh, phụng vụ này không thể bị thay thế bằng một biểu hiện tôn giáo nào khác.”
ĐTC không quên ghi nhận có một số hình thức sai trái của lòng đạo đức bình dân, chúng không cổ võ sự tham gia tích cực trong Giáo Hội, chúng tạo nên sự xáo trộn và có thể chỉ giúp thực hành các việc đạo đức hoàn toàn bề ngoài mà không ăn rễ sâu nơi đức tin nội tâm sinh động”. ĐTC nhắc lại lá thư ngài đã viết cho các chủng sinh hồi năm ngoái, theo đó “Lòng đạo đức bình dân có thể đi tới thái độ vô lý và chỉ hời hợt bề ngoài. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn loại bỏ lòng đạo đức bình dân thì thật là điều sai lầm. Qua lòng đạo đức này, đức tin đi vào tâm hồn con người, trở nên thành phần tình cảm, phong phục và cảm thức sống chung của họ. Vì thế, lòng đạo lức bình dân luôn luôn là một gia sản lớn của Giáo Hội, nhưng chắc chắn cũng luôn phải thanh tẩy lòng đạo đức này...
Sau cùng, nhắc đến chiến dịch đại phúc truyền giáo ở Mỹ châu la tinh hiện nay, ĐTC bày tỏ hài lòng vì được biết tại đại lục này ngày càng có nhiều tín hữu thực hành Lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, trong các giáo xứ và các cộng đoàn nhỏ của Giáo Hội, như một hình thức thông thường để nuôi dưỡng việc cầu nguyện, củng cố đời sống thiêng liêng của các tín hữu, “Vì trong những lời Kinh Thánh, lòng đạo đức bình dân sẽ tìm được nguồn hứng vô tận, những kiểu mẫu vô song về việc cầu nguyện và những đề nghị phong phú về nhiều đề tài khác nhau”.
Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh đã nhóm khóa họp toàn thể tại Roma từ ngày 5 đến 8-4-2011 về chủ đề “Ảnh hưởng của lòng đạo đức bình dân trong tiến trình truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh”.
Trong số các tham dự viên khóa họp dưới quyền chủ tọa của ĐHY chủ tịch Marc Ouellet, cũng là Tổng trưởng Bộ Giám Mục, có hơn 20 HY và GM thành viên, cùng với một số vị HY, GM cố vấn và các LM chuyên gia. Mục đích tổng quát của khóa họp là suy tư về ý nghĩa và tầm mức của lòng đạo đức bình dân trong 5 thế kỷ của Kitô giáo tại Mỹ châu la tinh, để đề ra những chỉ dẫn mục vụ, góp phần bảo vệ và thanh tẩy lòng sùng mộ chung trong bối cảnh chương trình truyền giáo toàn đại lục đang được tiến hành trong tất cả các giáo phận tại đại lục này. Nói khác đi, Đại hội này muốn góp phần biến lòng đạo đức bình dân thành một phương thế hữu hiệu giúp cá nhân và cộng đoàn gặp gỡ Chúa Kitô, để tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa biết đón nhận và yêu mến Chúa Giêsu. (SD 8-4-2011)
Ngỏ lời với gần 50 HY, GM và các LM chuyên gia, ĐTC khẳng định rằng lòng đạo đức bình dân là một môi trường gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô và là một hình thức biểu lộ đức tin của Giáo Hội. Vì thế, “không thể coi yếu tố này như một cái gì phụ thuộc trong đời sống Kitô, vì nếu làm như thế có nghĩa là quên mất tầm quan trọng tối thượng hoạt động của Chúa Thánh Linh và sáng kiến nhưng không của tình yêu Chúa”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng “để chu toàn công trình tái truyền giảng Tin Mừng ở Mỹ châu la tinh, không thể bỏ qua nhiều biểu hiện của lòng đạo đức bình dân. Những biểu hiện này, nếu được tháp tùng và hướng dẫn đúng đắn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp gỡ phong phú với Thiên Chúa, nồng nhiệt tôn kính Bí Tích Thánh Thể, tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria, kính mến Đấng kế vị thanh Phêrô và ý thức mình thuộc về Giáo Hội. Tất cả những điều ấy cũng giúp ích cho việc rao giảng Tin Mừng, thông truyền đức tin, để đưa các tín hữu đến gần các bí tích, củng cố những liên hệ bằng hữu, đoàn kết gia đình và cộng đoàn, cũng như gia tăng tình liên đới và thực thi bác ái”.
ĐTC cũng nhắc nhở rằng “cần làm sao để đức tin là nguồn mạch chính của lòng đạo đức bình dân, để những việc đạo đức này không phải chỉ là một biểu lộ văn hóa của một miền nào đó. Hơn nữa, lòng đạo đức bình dân cần ở trong quan hệ chặt chẽ với Phụng vụ thánh, phụng vụ này không thể bị thay thế bằng một biểu hiện tôn giáo nào khác.”
ĐTC không quên ghi nhận có một số hình thức sai trái của lòng đạo đức bình dân, chúng không cổ võ sự tham gia tích cực trong Giáo Hội, chúng tạo nên sự xáo trộn và có thể chỉ giúp thực hành các việc đạo đức hoàn toàn bề ngoài mà không ăn rễ sâu nơi đức tin nội tâm sinh động”. ĐTC nhắc lại lá thư ngài đã viết cho các chủng sinh hồi năm ngoái, theo đó “Lòng đạo đức bình dân có thể đi tới thái độ vô lý và chỉ hời hợt bề ngoài. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn loại bỏ lòng đạo đức bình dân thì thật là điều sai lầm. Qua lòng đạo đức này, đức tin đi vào tâm hồn con người, trở nên thành phần tình cảm, phong phục và cảm thức sống chung của họ. Vì thế, lòng đạo lức bình dân luôn luôn là một gia sản lớn của Giáo Hội, nhưng chắc chắn cũng luôn phải thanh tẩy lòng đạo đức này...
Sau cùng, nhắc đến chiến dịch đại phúc truyền giáo ở Mỹ châu la tinh hiện nay, ĐTC bày tỏ hài lòng vì được biết tại đại lục này ngày càng có nhiều tín hữu thực hành Lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, trong các giáo xứ và các cộng đoàn nhỏ của Giáo Hội, như một hình thức thông thường để nuôi dưỡng việc cầu nguyện, củng cố đời sống thiêng liêng của các tín hữu, “Vì trong những lời Kinh Thánh, lòng đạo đức bình dân sẽ tìm được nguồn hứng vô tận, những kiểu mẫu vô song về việc cầu nguyện và những đề nghị phong phú về nhiều đề tài khác nhau”.
Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh đã nhóm khóa họp toàn thể tại Roma từ ngày 5 đến 8-4-2011 về chủ đề “Ảnh hưởng của lòng đạo đức bình dân trong tiến trình truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh”.
Trong số các tham dự viên khóa họp dưới quyền chủ tọa của ĐHY chủ tịch Marc Ouellet, cũng là Tổng trưởng Bộ Giám Mục, có hơn 20 HY và GM thành viên, cùng với một số vị HY, GM cố vấn và các LM chuyên gia. Mục đích tổng quát của khóa họp là suy tư về ý nghĩa và tầm mức của lòng đạo đức bình dân trong 5 thế kỷ của Kitô giáo tại Mỹ châu la tinh, để đề ra những chỉ dẫn mục vụ, góp phần bảo vệ và thanh tẩy lòng sùng mộ chung trong bối cảnh chương trình truyền giáo toàn đại lục đang được tiến hành trong tất cả các giáo phận tại đại lục này. Nói khác đi, Đại hội này muốn góp phần biến lòng đạo đức bình dân thành một phương thế hữu hiệu giúp cá nhân và cộng đoàn gặp gỡ Chúa Kitô, để tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa biết đón nhận và yêu mến Chúa Giêsu. (SD 8-4-2011)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét