Cầu nguyện là chiến đấu với Thiên Chúa và chúng ta chỉ thắng khi đầu hàng tình yêu của Ngài
Cầu nguyện là chiến đấu với Thiên Chúa và chúng ta chỉ thắng khi đầu hàng tình yêu của Ngài. Cầu nguyện là một cuộc chiến đấu, đòi buộc phải có sức mạnh tinh thần và lòng kiên trì để đạt điều mong ước là tương quan với Thiên Chúa, phước lành và tình yêu của Người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 25-5-2011 tại quảng trường thánh Phêrô.
Ngoài các phái đoàn âu châu và bắc mỹ cũng có các phái đoàn đến từ Á châu như Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản; từ Phi châu như Nigeria; từ châu Mỹ Latinh như Mêhico, Guatemala, Ecuador, Venezuela, Colombia và Argentina. Cũng có đoàn hành hương đến từ Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về lời cầu nguyện như một việc giao đấu với Thiên Chúa và chiến thắng khi chúng ta đầu hàng trước tình yêu của Người. Đức Thánh Cha đã lấy lại câu chuyện ông Giacóp vật nhau với một người lạ mặt suốt đêm bên bờ sông Yabboq, và nhất định không buông người ấy ra trước khi được chúc phúc như kể trong sách Sáng Thế chương 32. Giacóp là người đã đánh lừa người anh sinh đôi là Edau để đổi chức trưởng nam của anh với một đĩa đậu, và lợi dụng cảnh cha già mù lòa để tước đoạt luôn phước lành của cha. Sợ bị báo thù Giacóp trốn về sống tại nhà người bác là Laban, lập gia đình, trở nên giầu có và giờ đây lên đường trở về quê. Ông đã sắp đặt mọi chuyện, gửi đầy tớ đem nhiều qúa cáp tới cho Edau, cho gia nhân qua sông trước, và chờ đêm xuống mới lẻn vào vùng đất của Edau. Nhưng ông bị một người lạ tấn công, và vật nhau với với người ấy suốt đêm. Đức Thánh Cha miêu tả hành động của ông Giacóp như sau:
Ông đã dùng mưu mô để tránh một tình hình nguy hiểm và đã nghĩ rằng có thể kiểm soát được mọi sự, nhưng trái lại, giờ đây ông phải đương đầu với một cuộc chiến đấu nhiệm mầu, xảy ra trong cô đơn và không cho phép ông chuẩn bị một sự chống cự thích hợp. Văn bản không cho biết người đó là ai mà chỉ nói trống không là ”một người”. Vì đang đêm Giacóp cũng không trông thấy mặt người ấy. Chỉ sau khi kết thúc Giacóp mới có thể kêu tên người đó và nói rằng mình đã chiến đấu với Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói khi đọc văn bản người ta khó nhận ra căn tính của người tấn công ông Giacóp, và cũng không biết cuộc đấu vật kết thúc ra sao; các động từ cũng không có chủ từ rõ ràng. Ban đầu xem ra Giacóp khỏe hơn vì đối thủ không thắng được ông, nhưng đánh trúng khớp xương hông khiến cho nó bị trật. Người ta tưởng ông bị thua, nhưng chính đối thủ lại xin ông buông tay ra. Giacóp đặt điều kiện: ”Tôi không buông Ngài ra, nếu Ngài không chúc phúc cho tôi”. Là người đã lừa anh để lấy phước lành của cha, giờ đây Giacóp xin phép lành từ người lạ. Nhưng thay vì thỏa mãn ông, thì người lạ lại hỏi tên ông là gì. Biết tên một người có nghĩa là có quyền trên người đó, bởi vì trong tâm thức kinh thánh tên gọi chứa đựng thực tại sâu thẳm nhất của cá nhân, nó vén mở cho thấy bí mật và số phận của người đó. Vì thế biết tên có nghĩa là biết sự thực về người khác và nó cho phép thống trị họ. Khi Giacóp cho biết tên mình là ông đang đặt mình trong tay người đối nghịch, nó là một hình thức đầu hàng, tự hoàn toàn nộp mình cho người khác.
Nhưng khi có cử chỉ đầu hàng như vậy Giacóp lại là kẻ chiến thắng, bởi vì ông nhận được một tên gọi mới cùng với sự thừa nhận chiến thắng từ phía địch thủ là người nói với ông: ”Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Giacóp nữa, nhưng là Israel, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và ngươi đã thắng” (St 32,29). Giacóp có nghĩa là ”gót chân”, vì khi lọt lòng mẹ ông đã nắm gót chân của người anh sinh đối với mình (St 25,26), như tượng trưng cho các vượt thắng xảy ra vào tuổi trưởng thành. Nhưng tên gọi Giacóp cũng có nghĩa là ”lừa dối, thay thế”. Trong cuộc đấu Giacóp vén mở cho đối thủ thấy thực tại của ông là người lừa đảo; nhưng người kia là Thiên Chúa biến đổi thực tại tiêu cực đó thành tích cực. Giacóp kẻ lừa đảo trở thành Israel. Israel có nghĩa là ”Thiên Chúa mạnh mẽ, Thiên Chúa chiến thắng”.
Như thế, Giacóp đã chiến thắng, nhưng căn tính mới mà địch thủ đã ban cho ông khẳng định và làm chứng cho chiến thắng của Thiên Chúa. Khi Giacóp hỏi tên, thì địch thủ khước từ nhưng tự mạc khải bằng một cử chỉ không thể nhầm lẫn được, bằng cách ban phước lành cho ông. Phước lành đó được Thiên Chúa ban nhưng không cho ông, chứ không phải vì đánh lừa mà lấy được. Giacóp cô đơn, không sự chở che, không mưu mô và quanh co, ông tự nộp mình và chấp nhận đầu hàng và thú nhận sự thật về chính mình. Và như thế vào cuối trận đấu ông nhận đựơc phúc lành của Chúa. Sau cùng tổ phụ Giacóp nhận ra người chiến đấu với mình là Thiên Chúa của phước lành.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: các nhà chú giải kinh thánh cho biết bản văn gồm nhiều yếu tố văn thể và ý hướng khác nhau có gốc gác bình dân. Nhưng khi được các tác giả kinh thánh dùng lại, nó thay đổi ý nghĩa. Trích lời giải thích của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo Đức Thánh Cha mói:
”Truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội đã trông thấy trong trình thuật kinh thánh này biểu tợởng của lời cầu nguyện như một cuộc chiến đấu của đức tin và chiến thắng của sự kiên trì” (s. 2573).Văn bản kinh thánh nói với chúng ta về đêm dài của sự tìm kiếm Thiên Chúa, của cuộc chiến đấu để nhận biết tên và trông thấy mặt Thiên Chúa. Đó là đêm đen của lời cầu nguyện kiên trì xin Thiên Chúa phước lành và một tên gọi mới, một thực tại mới, hoa trái của sự hoán cải và ơn tha thứ.
Đêm đen của Giacóp bên bờ sông Yabboq như thế trở thành điểm quy chiếu, giúp mọi tín hữu hiểu tương quan với Thên Chúa, tìm thấy kiểu diễn tả trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện đòi hỏi sự tin tưởng, gần gũi, hầu như thân kề thân không phải với một vì Thiên Chúa địch thủ, mà với Chúa của phước lành luôn bí nhiệm, xem ra không thể với tới được. Vì thế tác giả mới dùng biểu tượng một cuộc chiến đấu, đòi buộc phải có sức mạnh tinh thần, lòng kiên trì để đạt điều mong ước. Và nếu đối tượng của ước mong đó là tương quan với Thiên Chúa, phước lành và tình yêu của Người, thì cuộc chiến đấu sẽ chỉ có thể đạt tột đỉnh với việc tận hiến cho Thiên Chúa, trong việc thừa nhận sự yếu đuối của minh...
Anh chị em thân mến, toàn cuộc sống chúng ta giống như một đêm tối chiến đấu và cầu nguyện dài, phải chu toàn trong ước mong và lời cầu xin phước lành của Thiên Chúa, không thể giật được dựa trên sức riêng của chúng ta, mà phải được tiếp nhận từ Chúa với lòng khiêm tốn như là một ơn nhưng không, giúp hiểu biết gương mặt của Thiên Chúa. Và khi điều này xảy ra, thì toàn cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi, chúng ta sẽ nhận được một tên gọi mới và phước lành của Thiên Chúa.
Còn hơn thế nữa, Giacóp đã nhận được một tên mới tại nơi ông đã chiến đấu với Thiên Chúa, và ông đã đặt tên gọi mới cho nơi đó là Penuel tức ”Gương mặt của Thiên Chúa
Với tên gọi này ông nhận biết nơi đó tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa khiến cho nó trở nên thánh thiêng hầu như in dấu ký ức cuộc gặp gỡ nhiệm mầu đó với Thiên Chúa. Người nào để cho Thiên Chúa chúc phúc, tín thác nơi Ngài và để cho Ngài biến đối, thì khiến cho thế giới cũng được chúc phúc.
Đức Thánh Cha đã chào tín hẵu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari, Croat, Slovac, Ucraine, Bulgari và Ý. Ngài đặc biệt chào các bạn trẻ, các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới và xin Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu mà Giáo Hội kính nhớ những ngày vừa qua bầu cử cho mọi người biết trung thành với Chúa Kitô.
Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phao lành òa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 25-5-2011 tại quảng trường thánh Phêrô.
Ngoài các phái đoàn âu châu và bắc mỹ cũng có các phái đoàn đến từ Á châu như Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản; từ Phi châu như Nigeria; từ châu Mỹ Latinh như Mêhico, Guatemala, Ecuador, Venezuela, Colombia và Argentina. Cũng có đoàn hành hương đến từ Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về lời cầu nguyện như một việc giao đấu với Thiên Chúa và chiến thắng khi chúng ta đầu hàng trước tình yêu của Người. Đức Thánh Cha đã lấy lại câu chuyện ông Giacóp vật nhau với một người lạ mặt suốt đêm bên bờ sông Yabboq, và nhất định không buông người ấy ra trước khi được chúc phúc như kể trong sách Sáng Thế chương 32. Giacóp là người đã đánh lừa người anh sinh đôi là Edau để đổi chức trưởng nam của anh với một đĩa đậu, và lợi dụng cảnh cha già mù lòa để tước đoạt luôn phước lành của cha. Sợ bị báo thù Giacóp trốn về sống tại nhà người bác là Laban, lập gia đình, trở nên giầu có và giờ đây lên đường trở về quê. Ông đã sắp đặt mọi chuyện, gửi đầy tớ đem nhiều qúa cáp tới cho Edau, cho gia nhân qua sông trước, và chờ đêm xuống mới lẻn vào vùng đất của Edau. Nhưng ông bị một người lạ tấn công, và vật nhau với với người ấy suốt đêm. Đức Thánh Cha miêu tả hành động của ông Giacóp như sau:
Ông đã dùng mưu mô để tránh một tình hình nguy hiểm và đã nghĩ rằng có thể kiểm soát được mọi sự, nhưng trái lại, giờ đây ông phải đương đầu với một cuộc chiến đấu nhiệm mầu, xảy ra trong cô đơn và không cho phép ông chuẩn bị một sự chống cự thích hợp. Văn bản không cho biết người đó là ai mà chỉ nói trống không là ”một người”. Vì đang đêm Giacóp cũng không trông thấy mặt người ấy. Chỉ sau khi kết thúc Giacóp mới có thể kêu tên người đó và nói rằng mình đã chiến đấu với Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói khi đọc văn bản người ta khó nhận ra căn tính của người tấn công ông Giacóp, và cũng không biết cuộc đấu vật kết thúc ra sao; các động từ cũng không có chủ từ rõ ràng. Ban đầu xem ra Giacóp khỏe hơn vì đối thủ không thắng được ông, nhưng đánh trúng khớp xương hông khiến cho nó bị trật. Người ta tưởng ông bị thua, nhưng chính đối thủ lại xin ông buông tay ra. Giacóp đặt điều kiện: ”Tôi không buông Ngài ra, nếu Ngài không chúc phúc cho tôi”. Là người đã lừa anh để lấy phước lành của cha, giờ đây Giacóp xin phép lành từ người lạ. Nhưng thay vì thỏa mãn ông, thì người lạ lại hỏi tên ông là gì. Biết tên một người có nghĩa là có quyền trên người đó, bởi vì trong tâm thức kinh thánh tên gọi chứa đựng thực tại sâu thẳm nhất của cá nhân, nó vén mở cho thấy bí mật và số phận của người đó. Vì thế biết tên có nghĩa là biết sự thực về người khác và nó cho phép thống trị họ. Khi Giacóp cho biết tên mình là ông đang đặt mình trong tay người đối nghịch, nó là một hình thức đầu hàng, tự hoàn toàn nộp mình cho người khác.
Nhưng khi có cử chỉ đầu hàng như vậy Giacóp lại là kẻ chiến thắng, bởi vì ông nhận được một tên gọi mới cùng với sự thừa nhận chiến thắng từ phía địch thủ là người nói với ông: ”Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Giacóp nữa, nhưng là Israel, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và ngươi đã thắng” (St 32,29). Giacóp có nghĩa là ”gót chân”, vì khi lọt lòng mẹ ông đã nắm gót chân của người anh sinh đối với mình (St 25,26), như tượng trưng cho các vượt thắng xảy ra vào tuổi trưởng thành. Nhưng tên gọi Giacóp cũng có nghĩa là ”lừa dối, thay thế”. Trong cuộc đấu Giacóp vén mở cho đối thủ thấy thực tại của ông là người lừa đảo; nhưng người kia là Thiên Chúa biến đổi thực tại tiêu cực đó thành tích cực. Giacóp kẻ lừa đảo trở thành Israel. Israel có nghĩa là ”Thiên Chúa mạnh mẽ, Thiên Chúa chiến thắng”.
Như thế, Giacóp đã chiến thắng, nhưng căn tính mới mà địch thủ đã ban cho ông khẳng định và làm chứng cho chiến thắng của Thiên Chúa. Khi Giacóp hỏi tên, thì địch thủ khước từ nhưng tự mạc khải bằng một cử chỉ không thể nhầm lẫn được, bằng cách ban phước lành cho ông. Phước lành đó được Thiên Chúa ban nhưng không cho ông, chứ không phải vì đánh lừa mà lấy được. Giacóp cô đơn, không sự chở che, không mưu mô và quanh co, ông tự nộp mình và chấp nhận đầu hàng và thú nhận sự thật về chính mình. Và như thế vào cuối trận đấu ông nhận đựơc phúc lành của Chúa. Sau cùng tổ phụ Giacóp nhận ra người chiến đấu với mình là Thiên Chúa của phước lành.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: các nhà chú giải kinh thánh cho biết bản văn gồm nhiều yếu tố văn thể và ý hướng khác nhau có gốc gác bình dân. Nhưng khi được các tác giả kinh thánh dùng lại, nó thay đổi ý nghĩa. Trích lời giải thích của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo Đức Thánh Cha mói:
”Truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội đã trông thấy trong trình thuật kinh thánh này biểu tợởng của lời cầu nguyện như một cuộc chiến đấu của đức tin và chiến thắng của sự kiên trì” (s. 2573).Văn bản kinh thánh nói với chúng ta về đêm dài của sự tìm kiếm Thiên Chúa, của cuộc chiến đấu để nhận biết tên và trông thấy mặt Thiên Chúa. Đó là đêm đen của lời cầu nguyện kiên trì xin Thiên Chúa phước lành và một tên gọi mới, một thực tại mới, hoa trái của sự hoán cải và ơn tha thứ.
Đêm đen của Giacóp bên bờ sông Yabboq như thế trở thành điểm quy chiếu, giúp mọi tín hữu hiểu tương quan với Thên Chúa, tìm thấy kiểu diễn tả trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện đòi hỏi sự tin tưởng, gần gũi, hầu như thân kề thân không phải với một vì Thiên Chúa địch thủ, mà với Chúa của phước lành luôn bí nhiệm, xem ra không thể với tới được. Vì thế tác giả mới dùng biểu tượng một cuộc chiến đấu, đòi buộc phải có sức mạnh tinh thần, lòng kiên trì để đạt điều mong ước. Và nếu đối tượng của ước mong đó là tương quan với Thiên Chúa, phước lành và tình yêu của Người, thì cuộc chiến đấu sẽ chỉ có thể đạt tột đỉnh với việc tận hiến cho Thiên Chúa, trong việc thừa nhận sự yếu đuối của minh...
Anh chị em thân mến, toàn cuộc sống chúng ta giống như một đêm tối chiến đấu và cầu nguyện dài, phải chu toàn trong ước mong và lời cầu xin phước lành của Thiên Chúa, không thể giật được dựa trên sức riêng của chúng ta, mà phải được tiếp nhận từ Chúa với lòng khiêm tốn như là một ơn nhưng không, giúp hiểu biết gương mặt của Thiên Chúa. Và khi điều này xảy ra, thì toàn cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi, chúng ta sẽ nhận được một tên gọi mới và phước lành của Thiên Chúa.
Còn hơn thế nữa, Giacóp đã nhận được một tên mới tại nơi ông đã chiến đấu với Thiên Chúa, và ông đã đặt tên gọi mới cho nơi đó là Penuel tức ”Gương mặt của Thiên Chúa
Với tên gọi này ông nhận biết nơi đó tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa khiến cho nó trở nên thánh thiêng hầu như in dấu ký ức cuộc gặp gỡ nhiệm mầu đó với Thiên Chúa. Người nào để cho Thiên Chúa chúc phúc, tín thác nơi Ngài và để cho Ngài biến đối, thì khiến cho thế giới cũng được chúc phúc.
Đức Thánh Cha đã chào tín hẵu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari, Croat, Slovac, Ucraine, Bulgari và Ý. Ngài đặc biệt chào các bạn trẻ, các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới và xin Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu mà Giáo Hội kính nhớ những ngày vừa qua bầu cử cho mọi người biết trung thành với Chúa Kitô.
Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phao lành òa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét