Phiên
họp thứ I của
Thượng
Hội Ðồng Giám Mục thế giới
kỳ
thứ 13
Vatican
(Vat. 8/10/2012) - Sau thánh lễ khai mạc trọng thể chúa nhật
vừa qua tại Quảng trường Thánh Phêrô, sáng mùng 8 tháng
10 tháng 2012, lối 260 nghị phụ Thượng Hội Ðồng Giám Mục
thế giới kỳ thứ 13 đã nhóm phiên khoáng đại đầu tiên
trước sự hiện diện của Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16.
Công
nghị Giám Mục thế giới có chủ đề là: "Tái truyền
giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin".
Ðức
Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám Mục giáo phận Hong Kong, một trong 3
Hồng Y Chủ tịch thừa ủy, đã chủ tọa phiên họp.
Tại
Hội Trường ở nội thành Vatican, cũng có 46 dự thính viên,
các đại biểu Giáo Hội Kitô Anh em, và các chuyên gia, 45
chuyên viên, cùng với một số đại diện báo chí.
Suy
niệm của Ðức Thánh Cha
Sau
kinh giờ 3 khởi sự lúc 9 giờ, Ðức Thánh Cha đã trình
bày một bài suy tư ứng khẩu về việc rao giảng Tin Mừng đi
từ bài đọc ngắn và thánh thi của giờ kinh, qua đó ngài
nhấn mạnh rằng rao giảng Tin Mừng là có một ngọn lửa của
Thiên Chúa trong tâm hồn và can đảm thắp lên ngọn lửa ấy
trong thế giới. Chúng ta là người truyền giảng Tin Mừng
nếu chúng ta ý thức trong con tìm rằng chính Thiên Chúa hoạt
động trong Giáo Hội và nếu ta có một lòng say mê nồng
nhiệt muốn thông truyền Chúa Kitô cho thế giới.
Ðức
Thánh Cha nhận xét rằng có một câu hỏi lớn trong tâm hồn
rất nhiều người: "Thiên Chúa là ai? Ngài có liên hệ
gì với nhân loại? Nhiều người ngước mắt lên trời, họ
không thấy gì và tiếp tục tự hỏi: đàng sau sự thinh lặng
của vũ trụ, đàng sau những đám mây của lịch sử, có
Thiên Chúa hay không? Và nếu có Thiên Chúa, thì Ngài có
biết chúng ta hay không, Ngài có liên hệ gì với chúng ta?
Vị Thiên Chúa ấy có tốt lành và thực tại sự thiện có
quyền năng gì trong thế giới hay không? Câu hỏi này ngày nay
rất thời sự cũng như xưa kia. Bao nhiêu người tự hỏi:
Thiên Chúa là một giả thuyết hay không? Ngài có phải là
thực tại không? Tại sao Chúa không lên tiếng? "Tin Mừng
có nghĩa là Thiên Chúa đã phá vỡ im lặng của Ngài:
Thiên Chúa đã nói, Thiên Chúa hiện hữu (...), Thiên Chúa
biết chúng ta, Ngài đã đi vào lịch sử. Chúa Giêsu là
Lời của Thiên Chúa, là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là
Thiên Chúa tỏ cho chúng ta thấy Ngài yêu thương chúng ta,
chịu đau khổ với chúng ta đến độ chịu chết và sống lại".
Ðức
Thánh Cha nói: "Ðó chính là câu trả lời của Giáo Hội
cho vấn nạn lớn" và ngài đưa ra câu hỏi thứ hai, một
câu hỏi sinh tử đối với các nghị phụ: "Thiên Chúa
đã nói, đã thực sự phá vỡ im lặng lớn, đã tỏ mình
ra. Nhưng làm sao chúng ta có thể đưa thực tại ấy tới con
người ngày nay để trở thành ơn cứu độ?".
Ðức
Thánh Cha nói đến 3 yếu tố chính, trước tiên là cầu
nguyện. "Các Tông Ðồ không thành lập Giáo Hội bằng
cách đề ra một hiến pháp, nhưng các vị tụ họp nhau cầu
nguyện trong lúc chờ đợi Chúa Thánh Linh hiện xuống. Chúng
ta không thể tạo ra Giáo Hội, chúng ta chỉ có thể làm cho
người ta biết điều mà chính Chúa đã làm. Giáo Hội không
bắt đầu bằng công việc của chúng ta, nhưng bằng việc làm
và lời nói của Thiên Chúa (..) .Chỉ Thiên Chúa mới có
thể sáng tạo Giáo Hội của Ngài. Nếu Thiên Chúa không
hành động, thì những việc chúng ta làm chỉ là của chúng ta,
và không đủ. Chỉ Thiên Chúa mới có thể làm chứng rằng
chính Ngài đang nói và đã nói".
Vì
thế - Ðức Thánh Cha nhận xét - không phải là một hình
thức nếu mỗi Thượng Hội Ðồng Giám Mục bắt đầu bằng
kinh nguyện, nhưng là một sự chứng tỏ điều này: chính
Thiên Chúa là người đưa ra sáng kiến, điều mà chúng ta
có thể khẩn cầu và Giáo Hội chỉ có thể cộng tác với
Thiên Chúa.
Yếu
tố thứ hai là "confessio", sự công khai tuyên xưng
đức tin của mình. Ðức Thánh Cha giải thích rằng cử chỉ
này không phải chỉ nói lên niềm tin nơi Chúa Kitô mà thôi:
"Từ
confessio này, trong tiếng la tinh của Kitô giáo, đã thay thế
từ Professio, hàm chứa một yếu tố làm chứng nhân trước
các thẩm quyền thù nghịch với đức tin (..). Ðây chính là
điều bảo đảm sự đáng tin: confessio không phải là bất kỳ
điều gì người ta có thể bỏ qua. Nó hàm chứa thái độ
sẵn sàng hiến mạng sống mình, chấp nhận khổ nạn.
Nhưng
thái độ confessio cũng có một bộ áo làm cho nó hữu hình.
Ðó là yếu tố thứ ba, tức là "caritas", bác ái,
yêu thương, nghĩa là sức mạnh lớn nhất phải nung nấu trong
tâm hồn Kitô hữu, một ngọn lửa từ đó ta kín múc sức
mạnh để làm cho chung quang được Tin Mừng thiêu đốt. Ðức
Thánh Cha nói: "Chúng ta phải có một niềm say mê, được
tăng trưởng nhờ đức tin, biến thành một ngọn lửa đức
ái (..). Kitô hữu không thể sống nguội lạnh (..). Ðức tin
phải trở thành một ngọn lửa tình yêu trong chúng ta: ngọn
lửa thực sự nung nấu con người tôi, trở thành sự say
mê của tôi và qua đó tôi cũng làm cho tha nhân trở nên
nồng nhiệt. Ðó chính là bản chất của công cuộc rao giảng
Tin Mừng".
Lời
chào của Ðức Hồng Y Thang Hán
Tiếp
lời Ðức Thánh Cha, Ðức Hồng Y Thang Hán đã đại diện
mọi người chào mừng và cám ơn Ngài. Ðức Hồng Y cũng
nói:
"Cách
đây 50 năm Công đồng chung Vatican 2 đã khuyến khích chúng ta
thả lưới (Lc 5,4). Ngày nay, cũng vậy, chúng ta phải lấy
cộng đồng Kitô đầu tiên (Cv 2,42-47) làm gương mẫu cho chúng
ta trong việc truyền giảng Tin Mừng. Các phần tử của cộng
đoàn ấy có 3 đức tin mà chúng ta có thể mô tả bằng 3
từ Hy lạp là: didaché, koinonia và diakonia. Didaché có nghĩa
là đạo lý, đây không phải chỉ là một lý thuyết, nhưng
đúng hơn là một cuộc gặp gỡ bản chân với Chúa Giêsu
Kitô nhập thể, chịu đóng đanh và sống lại. Koinonia có nghĩa
là hiệp thông ở nhiều cấp độ: trước tiên là với
Thiên Chúa, rồi với tất cả các phần tử của Giáo Hội,
rồi với con người trên toàn thế giới, đặc biệt là
với những người nghèo. Diakonia có nghĩa là phục vụ, vì
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta đừng để được phục vụ
nhưng là phục vụ, đến hộ hiến toàn thân, việc phục vụ
đưa tới thập giá (Xc Mt 20,28). 3 đức tin này đã được
minh họa ở Hong Kong, Macao và Hoa Lục.
Tại
Hong Kong, trước khi thành này được sáp nhập vào Trung Quốc
năm 1997, nhiều gia đình đã gặp khủng hoảng vì sợ sống
dưới chế độ cộng sản. Từ "khủng hoảng" trong
tiếng Hoa được định nghĩa bằng hai chữ "nguy hiểm"
và "cơ may". Vì lý do đó, đứng trước khủng hoảng
vì bất bênh, cả những tín hữu Công Giáo không hành đạo
cũng trở về lòng Giáo Hội để được nâng đỡ về
đàng thiêng liêng. Và nhiều tín hữu đã tham dự các lớp
giáo lý, các lớp học Kinh Thánh và thần học để đào
sâu đức tin và trở thành những người rao giảng Tin Mừng.
Ngày nay, giáo phận chúng con có hơn 1 ngàn giáo lý viên
thiện nguyện được huấn luyện kỹ lưỡng. Năm nay hơn 3
ngàn người lớn đã được rửa tội vào áp lễ Phục Sinh.
Macao,
giáo phận giáp giới với chúng con, cũng có cùng những
công tác như thế và đã thấy con số những người rửa
tội gia tăng trong những năm gần đây.
Tại
Hoa Lục, một cha sở miền quê đã chia sẻ với con kinh nghiệm
truyền giáo của cha ấy. Sau khi cầu nguyện nhiều, cha đã
quyết định phân các giáo dân thành hai nhóm với nhiệm vụ
khác nhau. Cha đã yêu cầu những người mới chịu phép rửa
mời gọi các bạn hữu và thân nhân không Công Giáo học
giáo lý, và những người Công Giáo đã lâu thì cha sở
xin họ dạy giáo lý cho các dự tòng. Trong khi họ dạy, thì
cha sở sốt sắng cầu nguyện tại nhà thờ. Và thế là giáo
xứ đã có thêm hơn 1 ngàn người được chịu phép rửa
mỗi năm.
Trong
số 3 đặc tính - đạo lý, hiệp thông và phục vụ - mà
chúng ta thấy ví dụ trong Giáo Hội sơ khai, và phản ánh trong
các chứng tá mà chúng ta vừa nói đây, con thấy đạo lý
là quan trọng nhất, vì Thiên Chúa hoạt động qua chúng ta như
những chứng nhân của ngài. Ngày nay, khi chúng ta đương
đầu với nền văn hóa duy vật của thế giới và với vấn
đề nhiều người Công Giáo xa lìa Giáo Hội, chúng ta phải
là những chứng nhân nhiệt thành về đức tin của chúng ta.
Ngoài ra, chúng ta phải được biệt quan tâm đến người trẻ,
như Ðức Thánh Cha thường nhắc nhở chúng ta: "Ước gì
người trẻ trở thành những người rao giảng Tin Mừng cho
người trẻ". Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa thật
là gây ngạc nhiên. Con chắc chắn rằng, với lòng tin, cậy,
mến, sứ mạng rao giảng Tin Mừng của chúng ta sẽ được
thành công.
Tường
trình của Ðức Tổng Giám Mục Eterovic
Sau
lời chào mừng của Ðức Hồng Y Thang Hán, Ðức Tổng Giám
Mục Nikola Eterovic Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục,
đã tường trình công cuộc chuẩn bị Thượng Hội Ðồng Giám
Mục kỳ thứ 13 hiện nay. Nhưng trước đó, Ðức Tổng Giám
Mục cám ơn Ðức Thánh Cha và nói rằng:
"Con
muốn cảm tạ Ðức Thánh Cha, nhất là vì đã triệu tập
công nghị Giám Mục hiện nay, là Thượng Hội Ðồng Giám Mục
thứ 5 trong 8 năm triều đại Giáo Hoàng của ngài. Con số
nhiều như thế thật là rất ý nghĩa vì biểu lộ lòng quí
chuộng của Ðức Thánh Cha đối với Thượng Hội Ðồng Giám
Mục vốn diễn tả tốt đẹp tình hiệp thông giữa các Giám
Mục thành viên của Giám mục đó, và sự hiệp nhất với
Ðức Thánh Cha là thủ lãnh của cộng đoàn ấy. Thực vậy,
dưới sự hướng dẫn không ngoan của Ðức Thánh Cha, đã
diễn ra hai Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới về bí tích
Thánh Thể và về Lời Chúa, hồi năm 2005 và 2008, cũng như
hai Thượng Hội Ðồng Giám Mục đặc biệt về Phi châu năm
2009 và về Trung Ðông năm 2010.
Tiếp
đến, Ðức Tổng Giám Mục Eterovic đã chào 262 nghị phụ đến
từ 5 châu: 50 vị từ Phi châu, 63 từ Mỹ châu, 39 từ Á
châu, 103 từ Âu Châu và 7 vị từ Úc châu. Các vị đại
diện cho 13 Giáo Hội Công Giáo Ðông phương tự quản, 114
Hội Ðồng Giám Mục và Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền
các dòng nam.
Ðức
Tổng Giám Mục nói thêm rằng: "Con cũng chào các vị thủ
lãnh các cơ quan trung ương Tòa Thánh, những người cộng
tác thân tín nhất của Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16. Phần
lớn các vị tham dự Công nghị Giám Mục này, tức là 172 vị
trên tổng số 182, là do các Hội Ðồng Giám Mục bầu lên, 10
vị do Hiệp Hội các Bề trên tổng quyền dòng nam, 3 vị do các
Giáo Hội Công Giáo Ðông phương tự quản chỉ định; 37 vị
tham dự do chức vụ, 40 vị do Ðức Thánh Cha bổ nhiệm.
Tổng
cộng trong số các nghị phụ 6 Thượng Phụ, 49 Hồng Y, 3 Tổng
Giám Mục trưởng trong đó 1 vị là Hồng Y thuộc các Giáo
Hội Công Giáo Ðông phương, 71 Tổng Giám Mục, 120 Giám Mục
và 14 Linh Mục. Về chức vụ của các nghị phụ, có 10 vị thủ
lãnh các Giáo Hội Công Giáo Ðông phương tự quản, 32 vị
Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục, 26 vị thủ lãnh các cơ quan trung
ương Tòa Thánh, 211 vị Giám Mục chính tòa của các giáo
phận và 11 Giám Mục Phụ tá. Trong Thượng Hội Ðồng Giám
Mục này, chúng ta cũng sẽ được dịp chào 3 vị được
Ðức Thánh Cha mời đặc biệt.
Ðức
Tổng Giám Mục Eterovic cũng chào 45 chuyên gia và 49 vị dự
thính viên, được chọn trong số bao nhiêu chuyên gia và
những người dấn thân trong việc rao giảng Tin Mừng và
thăng tiến con người, với ý thức rằng chứng tá bản
chân của các vị các các cộng đoàn liên hệ sẽ làm cho
công việc của Thượng Hội Ðồng Giám Mục này thêm phong
phú.
Tiếp
tục bài tường trình bằng tiếng la tinh, Ðức Tổng Giám Mục
Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục gợi lại công
cuộc chuẩn bị cho công nghị Giám Mục thế giới hiện nay, từ
sau khi kết thúc Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới hồi
năm 2008 với cuộc tham khảo ý kiến các nghị phụ về đề
tài cho khóa họp này.
Ngày
24 tháng 10 năm 2010, trong thánh lễ trọng thể tại Ðền thờ
Thánh Phêrô để bế mạc Thượng Hội Ðồng Giám Mục Trung
Ðông, Ðức Thánh Cha đã thông báo chủ đề của Thượng
Hội Ðồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 13 là: "Tái
truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô".
Tiếp
theo đó việc chuẩn bị tài liệu đề Lineamenta kèm theo bản
câu hỏi đã được hoàn tất rồi gửi đến các Giáo Hội
địa phương và các cơ quan khác từ ngày 4 tháng 3 năm 2011
để tham khảo ý kiến. Tỷ số trả lời sau đó rất cao, lên
tới 90.5% chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan
được hỏi ý kiến. Thực vậy trong số 13 Giáo Hội Công
Giáo Ðông phương tự quản, có 11 Giáo Hội trả lời; trong
số 26 cơ quan trung ương Tòa Thánh có 25 cơ quan trả lời,
ngoài ra có bản trả lời của Hiệp Hội các Bề trên Tổng
quyền các dòng nam. Trong số 114 Hội Ðồng Giám Mục trên thế
giới có 93 Hội đồng trả lời. Xét về đại lục, Úc châu
trả lời 100%, Mỹ châu 95.8%, Á châu 88.8%, Âu Châu 81.25% và
Phi châu thấp nhất với 66.6%.
Dựa
vào các bản trả lời đó, Hội đồng của Thượng Hội
Ðồng Giám Mục đã soạn tài liệu làm việc làm căn bản
cho các cuộc thảo luận của Công nghị và công bố ngày 19
tháng 6 năm 2012.
Việc
phổ biến tài liệu làm việc đã giúp nhiều người biết
chương trình nghị sự của Thượng Hội Ðồng Giám Mục kỳ
thứ 13, những khí cạnh tích cực trong các hoạt động của
các Giáo Hội địa phương, cũng như những điểm cần được
suy tư và đào sâu hơn.
Cũng
trong bài tường trình, Ðức Tổng Giám Mục Eterovic đã nói
về việc cập nhật cuốn chỉ nam dành cho các nghị phụ Tượng
Hội Ðồng Giám Mục.
Theo
tài liệu này, như trong các công nghị Giám Mục gần đây,
mỗi nghị phụ được quyền phát biểu 5 phút. Bản văn của
các vị soạn thảo có thể dài hơn và nộp cho Văn phòng
Tổng thư ký. Ngoài ra các vị cũng cần soạn một bản tóm
để công bố cho công chúng.
Các
Ðại biểu các Giáo Hội anh em cũng như các dự thính viên
nam nữ được phát biểu 4 phút. Xét vì con số đông, các
vị cũng có thể nộp văn bản phát biểu dài cho Văn phòng
Tổng thư ký để có thể được cứu xét. Văn phòng sẽ
làm hết sức để các vị dự thính viên có thể lên tiếng
trong các khóa họp toàn thể của Công nghị GM, hoặc riêng rẽ
hoặc chung thành nhóm.
Ðức
Hồng Y Tổng tường trình viên Donald Wuerl
Bài
tường trình dài của Ðức Tổng Giám Mục Eterovic đã kết
thúc lúc 10 giờ rưỡi. Mọi người được nửa giờ giải
lao, trước khi tái nhóm vào lúc 11 giờ để nghe Ðức Hồng
Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục giáo phận Washington, Hoa Kỳ, Tổng
tường trình viên của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, trình
bày những vấn đề và hướng đi của Công nghị Giám Mục
này.
Ðức
Hồng Y Tổng tường trình viên nhận xét rằng Tài liệu Làm
Việc đã phác họa phần lớn cuộc thảo luận của Công nghị
Giám Mục này. Ở đây ngài chỉ nêu bật một số điểm:
-
Chúng ta công bố Ai và điều gì - Lời Chúa
-
Những tài nguyên gần đây để giúp chúng ta thi hành sứ
mạng
-
Những hoàn cảnh đặc biệt thời nay làm cho Thượng Hội
Ðồng Giám Mục này trở nên cần thiết
-
Những yếu tố của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng
-
một số nguyên tắc thần học của việc tái truyền giảng Tin
Mừng
-
các đức tính của những người tái truyền giảng tin Mừng
-
và sau cùng những đoàn sủng của Giáo Hội ngày nay trợ
giúp trong nghĩa vụ tái truyền giảng Tin Mừng.
Ðức
Hồng Y Wuerl đã rút ngắn bài tường trình của ngài và kết
thúc lúc 12 giờ trưa. Ðức Thánh Cha và các nghị phụ đã
đọc kinh Truyền Tin trước khi giải tán.
Trong
phiên khoáng đại thứ 2 chiều thứ hai mùng 8 tháng 10 năm
2012, 5 nghị phụ đại diện cho 5 châu đã trình bày tổng quát
về hiện tình công cuộc tái truyền giảng tại 5 châu. Mỗi vị
nói trong vòng 10 phút. Sau đó, từ lúc 6 đến 7 giờ, là
phần thảo luận tự do, mỗi nghị phụ được quyền lên tiếng,
nhưng không quá 3 phút.
G.
Trần Ðức Anh, OP
(Radio
Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét