Dấu chỉ thời đại
Giảng trong thánh lễ sáng hôm nay (23-10) tại
nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: “Thời đại đổi
thay, mỗi Kitô hữu cũng phải không ngừng đổi mới. Điều này mời gọi mỗi
người chúng ta – với một sự tự do và khồng hề sợ hãi – hãy vượt thoái
khỏi một thứ chủ nghĩa an tâm (cho rằng chỉ cần làm theo những gì luật
dạy là đủ) và một định kiến (chỉ biết kiên vững tin tưởng vào Đức Giêsu
và chân lý của Tin Mừng), để biết uyển chuyển không ngừng mà nhận xét
những dấu chỉ của thời đại.
Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng với những suy tư về các bài đọc, đặc biệt là bài trích thư Rôma. Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phao-lô đã rao giảng cách rất hùng hồn rằng chúng ta đã được nhận lãnh ân sủng của sự tự do nơi Đức Giêsu. Đó là ân sủng được giải thoát khỏi tội lỗi, được tự do, được trở nên con cái của Thiên Chúa như Đức Giêsu. Chính ân sủng của sự tự do này khiến chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: ‘Cha ơi!’ Vì có tự do nên chúng ta phải mở lòng ra trước quyền năng của Thánh Thần và phải thấu hiểu những gì đang xảy ra trong nội tâm cũng như xung quanh bên ngoài chúng ta. Nếu như trước đây, chúng ta đã ‘nhìn vào trong’ để phân định những chuyển động nội tâm như: đâu là thần lành và điều gì đến từ sự thôi thúc của vị thần lành ấy; ngày hôm nay với đoạn Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta được mời gọi hãy ‘nhìn ra ngoài’ để biết nhận xét những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta.”
Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng: “Mỗi người chúng ta đều có tự do để phân định. Nhưng để có thể phân định được, chúng ta phải biết rõ điều gì đang diễn ra.” Rồi ngài đặt vấn đề: “Vậy chúng ta có thể thực hiện việc phân định này như thế nào? Chúng ta có thể phân định điều mà Giáo Hội gọi là ‘nhận biết những dấu chỉ thời đại’ ra sao? Quả thật, thời đại thực sự đang đổi thay. Và một Kitô hữu khôn ngoan là người biết nhận xét những thay đổi này, biết nhận ra những khác biệt của thời đại và biết đọc ý nghĩa của những dấu chỉ trong thời đại ấy. Điều này có nghĩa là gì, hàm ý của điều kia thật sự ra sao? Chúng ta hãy luôn phân định như thế với một sự tự do, chứ đừng sợ hãi, run rẩy.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng ý thức rằng đây không phải là một chuyện dễ dàng, vì có quá nhiêu yếu tố ngoại cảnh tác động và thậm chí những yếu tố ấy đã đưa lối khiến nhiều người rơi vào trạng thái dễ dãi, chấp nhận, không muốn phân định. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta thường có thói quen bằng lòng với những điều người ta nói; với những điều mà ta đã nghe, đã đọc… Chúng ta cảm thấy thỏa mãn và dừng lại với những điều ấy. Tuy nhiên, chúng ta có tự do. Chúng ta có quyền để nhận xét, để phận định. Chúng ta phải hỏi chính mình rằng: Đâu là sự thật? Đâu mới là thông điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta ngang qua những dấu chỉ của thời đại này?
Với những câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha cũng đề xuất một gợi ý rất thực tế: “Để hiểu những dấu chỉ thời đại, điều cần thiết trước hết là phải biết thinh lặng: hãy thinh lặng và quan sát. Sau đó, hãy suy tư và phản tỉnh. Ví dụ, tại sao ngày hôm nay chiến tranh lại xảy ra liên miên như vậy? Đâu là lý do khiến một điều gì đó diễn ra? Tiếp đến, chúng ta hãy cầu nguyện. Như vậy, có ba bước trong việc phân định: tĩnh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện. Chỉ khi làm như thế, chúng ta mới có thể hiểu được những dấu chỉ của thời đại. Dấu chỉ đó cũng chính là điều mà Đức Giêsu muốn ngỏ cùng chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sẽ bị cám dỗ mà lí luận rằng: ‘Làm sao tôi có thể phân định được, vì tôi đâu có được học hành nhiều. Tôi đâu có được đến trường, đâu có được học đại học…’ Nhưng việc phân định hay hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại không phải là công việc dành riêng cho những người ưu tuyển hay những người học cao biết rộng. Không hề có một ngoại lệ nào cả. Thật vậy, Đức Giêsu đã không nói: ‘Kìa, hãy nhìn xem những sinh viên đại học, những tiến sỹ, những bậc trí thức đang phân định như thế nào mà học tập’. Nhưng trái lại, Ngài nói: ‘Hãy xem những người nông dân chân chất. Tuy họ đơn sơ mộc mạc nhưng lại có thể biết khi nào mưa đến, khi nào cây mọc. Họ có thể phân biệt được cỏ dại với lúa đồng’. Như vậy, với sự đơn sơ, chân thành cộng với việc thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện; chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại. Thời đại thay đổi và chúng ta, những Kitô hữu, cũng phải không ngừng đổi mới. Chúng ta đừng chỉ mãi nhắc lại điệp khúc “phải kiên vững vào niềm tin nơi Đức Giêsu, phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ nhưng chúng ta còn phải có đôi mắt rộng mở và một thái độ luôn biết uyển chuyển theo những dấu chỉ của thời đại. Nói khác đi, chúng ta đừng lấy lý do là phải ‘tin tưởng vào Đức Giêsu và phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ mà quên đi việc nhận xét, phân định những biến chuyển của thời đại.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha lập lại ý tưởng mà ngài đã triển khai lúc ban đầu: “Chúng ta tự do. Chúng ta tự do vì chính Đức Giêsu đã trao ban cho chúng ta ân sủng của sự tự do. Bởi thế, chúng ta không chỉ nhìn xem xét những chuyển động bên trong chúng ta. Chúng ta không chỉ phân định những suy nghĩ, tình cảm nội tâm nhưng còn biết phân định tất cả những gì đang diễn ra xung quanh, biết phân định cả những dấu chỉ của thời đại. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng sự thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện” (SD 23-10-2015).
Vũ Đức Anh Phương
Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng với những suy tư về các bài đọc, đặc biệt là bài trích thư Rôma. Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phao-lô đã rao giảng cách rất hùng hồn rằng chúng ta đã được nhận lãnh ân sủng của sự tự do nơi Đức Giêsu. Đó là ân sủng được giải thoát khỏi tội lỗi, được tự do, được trở nên con cái của Thiên Chúa như Đức Giêsu. Chính ân sủng của sự tự do này khiến chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: ‘Cha ơi!’ Vì có tự do nên chúng ta phải mở lòng ra trước quyền năng của Thánh Thần và phải thấu hiểu những gì đang xảy ra trong nội tâm cũng như xung quanh bên ngoài chúng ta. Nếu như trước đây, chúng ta đã ‘nhìn vào trong’ để phân định những chuyển động nội tâm như: đâu là thần lành và điều gì đến từ sự thôi thúc của vị thần lành ấy; ngày hôm nay với đoạn Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta được mời gọi hãy ‘nhìn ra ngoài’ để biết nhận xét những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta.”
Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng: “Mỗi người chúng ta đều có tự do để phân định. Nhưng để có thể phân định được, chúng ta phải biết rõ điều gì đang diễn ra.” Rồi ngài đặt vấn đề: “Vậy chúng ta có thể thực hiện việc phân định này như thế nào? Chúng ta có thể phân định điều mà Giáo Hội gọi là ‘nhận biết những dấu chỉ thời đại’ ra sao? Quả thật, thời đại thực sự đang đổi thay. Và một Kitô hữu khôn ngoan là người biết nhận xét những thay đổi này, biết nhận ra những khác biệt của thời đại và biết đọc ý nghĩa của những dấu chỉ trong thời đại ấy. Điều này có nghĩa là gì, hàm ý của điều kia thật sự ra sao? Chúng ta hãy luôn phân định như thế với một sự tự do, chứ đừng sợ hãi, run rẩy.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng ý thức rằng đây không phải là một chuyện dễ dàng, vì có quá nhiêu yếu tố ngoại cảnh tác động và thậm chí những yếu tố ấy đã đưa lối khiến nhiều người rơi vào trạng thái dễ dãi, chấp nhận, không muốn phân định. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta thường có thói quen bằng lòng với những điều người ta nói; với những điều mà ta đã nghe, đã đọc… Chúng ta cảm thấy thỏa mãn và dừng lại với những điều ấy. Tuy nhiên, chúng ta có tự do. Chúng ta có quyền để nhận xét, để phận định. Chúng ta phải hỏi chính mình rằng: Đâu là sự thật? Đâu mới là thông điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta ngang qua những dấu chỉ của thời đại này?
Với những câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha cũng đề xuất một gợi ý rất thực tế: “Để hiểu những dấu chỉ thời đại, điều cần thiết trước hết là phải biết thinh lặng: hãy thinh lặng và quan sát. Sau đó, hãy suy tư và phản tỉnh. Ví dụ, tại sao ngày hôm nay chiến tranh lại xảy ra liên miên như vậy? Đâu là lý do khiến một điều gì đó diễn ra? Tiếp đến, chúng ta hãy cầu nguyện. Như vậy, có ba bước trong việc phân định: tĩnh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện. Chỉ khi làm như thế, chúng ta mới có thể hiểu được những dấu chỉ của thời đại. Dấu chỉ đó cũng chính là điều mà Đức Giêsu muốn ngỏ cùng chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sẽ bị cám dỗ mà lí luận rằng: ‘Làm sao tôi có thể phân định được, vì tôi đâu có được học hành nhiều. Tôi đâu có được đến trường, đâu có được học đại học…’ Nhưng việc phân định hay hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại không phải là công việc dành riêng cho những người ưu tuyển hay những người học cao biết rộng. Không hề có một ngoại lệ nào cả. Thật vậy, Đức Giêsu đã không nói: ‘Kìa, hãy nhìn xem những sinh viên đại học, những tiến sỹ, những bậc trí thức đang phân định như thế nào mà học tập’. Nhưng trái lại, Ngài nói: ‘Hãy xem những người nông dân chân chất. Tuy họ đơn sơ mộc mạc nhưng lại có thể biết khi nào mưa đến, khi nào cây mọc. Họ có thể phân biệt được cỏ dại với lúa đồng’. Như vậy, với sự đơn sơ, chân thành cộng với việc thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện; chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại. Thời đại thay đổi và chúng ta, những Kitô hữu, cũng phải không ngừng đổi mới. Chúng ta đừng chỉ mãi nhắc lại điệp khúc “phải kiên vững vào niềm tin nơi Đức Giêsu, phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ nhưng chúng ta còn phải có đôi mắt rộng mở và một thái độ luôn biết uyển chuyển theo những dấu chỉ của thời đại. Nói khác đi, chúng ta đừng lấy lý do là phải ‘tin tưởng vào Đức Giêsu và phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ mà quên đi việc nhận xét, phân định những biến chuyển của thời đại.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha lập lại ý tưởng mà ngài đã triển khai lúc ban đầu: “Chúng ta tự do. Chúng ta tự do vì chính Đức Giêsu đã trao ban cho chúng ta ân sủng của sự tự do. Bởi thế, chúng ta không chỉ nhìn xem xét những chuyển động bên trong chúng ta. Chúng ta không chỉ phân định những suy nghĩ, tình cảm nội tâm nhưng còn biết phân định tất cả những gì đang diễn ra xung quanh, biết phân định cả những dấu chỉ của thời đại. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng sự thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện” (SD 23-10-2015).
Vũ Đức Anh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét