label

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

THẤY MỚI TIN ( bài giảng Chủ nhật thứ II Phục sinh LM Mai Đức Vượng)


THẤY MỚI TIN
            Hôm nay Chúa Nhật thứ II Phục Sinh.
Tin mừng kể lại Chúa phục sinh hiện ra lần thứ hai với các tông đồ. Có đủ 11 ông, không kể Giuda đã thắt cổ tự vẫn.
Lần thứ nhất vào Chúa nhật đầu tiên ngay sau khi Chúa sống lại. Hôm ấy vắng mặt Tôma. Các tông đồ kể lại cho Tôma nghe : “Chúng tôi đã thấy thầy”, nhưng Tôma không tin. Ông nói :” Nếu tôi không thấy những dấu đinh ở tay Thầy, nếu tôi không được thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy, tôi không tin”.
Đùng 1 tuần sau, cũng vào ngày thứ nhất trong tuần, tức ngày Chúa nhật, Chúa hiện ra với đủ mặt 11 tông đồ mặc dù cửa đóng kín. Sau khi chúc Bình an cho các ông, Chúa làm việc ngay với Tôma. Chúa bảo : “ Tôma, hãy đặt ngón tay vào lỗ đinh trên tay Thầy. Hãy thọc bàn tay vào vết đâm cạnh  sườn Thầy. Hãy tin, đừng cứng lòng !”. Tôma lật đật thưa với Chúa : “ Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”.   Chúa trách :
Vì con đã thấy nên con mới tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà vẫn tin”.
Ông bà anh chị em thân mến,
Không tin vào những lời nói suông, nhưng đòi kiểm chứng và chỉ chấp nhận khi mắt thấy tai nghe, Tôma quả thật xứng đáng là đại diện cho phần lớn con người sống trong thời đại khoa học ngày nay.
Người thời nay không dễ tin.. Bởi vì con người ngày nay lường gạt nhau nhiều quá ! Ở đâu người ta cũng gặp đồ dỏm, hàng giả, người dối trá mánh mung. Người ta gặp quá nhiều lý thuyết hay đẹp, nhưng chỉ ở ngôn từ, còn thực tế thì không hay, chẳng đẹp. Người ta bị lừa nhiều quá.
Người ta nghi ngờ cả người có đạo ! Nghe những điều đạo dạy, rồi nhìn cách sống của nhiều người có đạo, nhiều người ngọai đạo phải lắc đầu, ngán ngẩm !
Người ta kể chuyện Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, người đã có công giái phóng Nước Ấn khỏi ách đô hộ của Anh Quốc, ông được tòan dân kính mến, biết ơn, tôn làm Thánh. Thánh Gandhi. Khi còn là một sinh viên, ông đã nghiền gẫm và có thiện cảm với Kinh Thánh của Chúa Giêsu, nhiều lần ông đến nhà thờ để nghe giảng, để tìm hiểu về đạo Chúa. Một lần, ông bước lầm vào một nhà thờ Công giáo dành cho người da trắng, người Châu Âu. Ông là người Chà, da nâu sạm, nên người phụ trách mời ông ra. Trở về, ông tiếc và nói : “Nếu người Công giáo sống đúng lời Chúa dạy, thì không cần giảng đạo, mọi người sẽ theo Chúa hết”.
Đạo Chúa dạy : “ Hãy yêu thương mọi người như chính bản thân mình”. “ Người ta cứ dấu này mà nhận ra chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau”…
Đạo đẹp như thế, nhưng những người có đạo lại chỉ làm cho người chung quanh thấy tòan là ganh ghét, thù hận, đố kỵ, dối trá, điêu ngoa, chia rẽ, hành tỏi, dèm pha, cờ bạc, rượu chè, rối rắm…
Phải chua xót để nói rằng : Nếu so sánh Cộng đồng Công Giáo ở Cần Xây với cộng đồng lương dân, tôn giáo bạn trong khu vực, chưa chắc người Công giáo đã tốt hơn người lương dân !
Có nhiều người không bỏ sót một giờ chầu, một thánh lễ, một buổi đọc kinh Lòng thương xót nào… nhưng ra khỏi nhà thờ là nói hành nói xấu, là phê bình người này, chỉ trích người khác, là chia rẽ, không hề có chút lòng thương xót nào đối với người khác ! Người ngòai đạo chắc chắn sẽ liệt những lọai người đó vào lọai : Hàng dỏm !
Không gì bực bằng mua lầm hàng dỏm, cũng không gì ghê tởm bằng gặp phải người giả dối !
Ngược lại, khi nhìn thấy những việc bác ái yêu thưong của Mẹ Têrêsa Calcuta, của Cha Pierre hay của bất kỳ ai, họ tin ngay : Đó là những người thật, những chứng nhân đích thật của Tin Mừng !
Tiếc rằng, những chứng tích như thế còn quá ít, như những vì sao lẻ loi trên bầu trời đêm bao la !
Hôm nay, nghe Tin mừng Chúa quở trách Tôma, chúng ta hãy nhìn lại đời sống của mình và hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc rằng :
Những người tôi gặp hằng ngày ngoài chợ, ở quán cà phê, hay trong cùng một nhà máy, sống bên cạnh tôi, như những người hàng xóm bên nhà tôi… họ cũng đang là những Tôma. Họ đang đòi chúng tôi làm chứng cho đạo Tình yêu.
- Ước gì mỗi người chúng ta trở thành một chứng tá của TY bằng đời sống, thì không cần giảng, người khác cũng theo.
- Ước gì cả họ đạo Cần Xây này là môt vùng trời rực sáng. Soi dẫn bước chân tìm về của bao người thành tâm, nhưng còn đang ở ngòai Giáo Hội. Amen.

Giáo xứ Cần Xây,
Chúa nhật thứ II Phục Sinh. A

Di chuyển quan tài Ðức Gioan Phaolô 2.

Di chuyển quan tài
Ðức Gioan Phaolô 2

Vatican (SD 29-4-2011) - Sáng 29 tháng 4 năm 2011, quan tài Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã được di chuyển và đặt trước mộ Thánh Phêrô dưới hầm Ðền thờ, để chuẩn bị đưa lên tầng trên cho các tín hữu kính viếng sau lễ phong chân phước chúa nhật 1 tháng 5 năm 2011.
Cách đây hơn 6 năm, khi an táng, thi hài Ðức Cố Giáo Hoàng được đặt trong 3 quan tài: quan tài thứ I bằng gỗ, cũng là quan tài được đặt trên thềm Ðền thờ trong thánh lễ an táng. Sau đó, quan tài này được đặt trong một quan tài thứ hai bằng chì và niêm phong. Hai quan tài đó lại được đặt trong một quan tài thứ ba bằng gỗ và đây là quan tài được đưa ra khỏi mộ sáng 29 tháng 4 năm 2011. Quan tài này vẫn ở trong tình trạng tốt, tuy cũng có một vài dấu hiệu của thời gian.

Việc mở mộ đã được thực hiện vào sáng sớm thứ Sáu hôm 29 tháng 4 năm 2011, và quan tài được đặt trên một xe cạnh mộ cho đến 9 giờ, thì có một buổi cầu nguyện ngắn với kinh cầu do Ðức Hồng Y Angelo Comastri, Giám quản Ðền thờ Thánh Phêrô chủ sự, trước sự hiện diện của Ðức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Ðức Hồng Y Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia, cựu bí thư của Ðức Thánh Cha, và một số Hồng Y, Giám Mục khác, các vệ binh Thụy Sĩ, Hiến binh Vatican, tổng cộng khoảng vài chục người.

Sau đó, quan tài được đưa tới trước mộ thánh Phêrô cũng ở tầng hầm đền thờ và được phủ bằng một tấm thảm thêu vàng. Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh đã đọc kinh nguyện kết thúc và cộng đoàn giải tán lúc 9 giờ 15 phút.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết tấm bia mộ Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 bằng cẩm thạch trắng được bảo toàn nguyên vẹn và sẽ được chở về thành phố Cracovia để được đặt trong Nhà thờ mới dâng kính Ðức tân Chân Phước.

Hiện nay, quan tài Ðức Gioan Phaolô 2 vẫn được để ở tầng hầm Ðền thờ thánh Phêrô cho đến sáng chúa nhật 1 tháng 5 năm 2011, rồi sẽ được đưa lên tầng trên của Ðền thờ và đặt trước Bàn thờ chính để Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 và các tín hữu tôn kính sau lễ phong chân phước.

Trong khi chờ đợi, tầng hầm Ðền thờ bị đóng lại và công chúng không thể viếng thăm như mọi khi.

Việc đặt quan tài Ðức Chân Phước Giáo Hoàng dưới bàn thờ nhà nguyện Thánh Sebastiano trong Ðền thờ thánh Phêrô, có lẽ sẽ được tiến hành vào chiều tối thứ Hai, 2 tháng 5 năm 2011, sau khi giờ đóng cửa Thánh đường. (SD 29-4-2011)

G. Trần Ðức Anh, OP

Trên 50 nhà lãnh đạo thế giới tham dự lễ tôn phong chân phước cho đức Gioan Phaolo II.

Trên 50 nhà lãnh đạo thế giới
tham dự lễ tôn phong chân phước
cho đức Gioan Phaolo II

Roma [CWN 28/4/2011] - Sẽ có trên 50 nhà lãnh đạo trên thế giới tham dự lễ tôn phong chân phước cho đức Gioan Phaolo II vào ngày Chúa nhựt 1 tháng 5 năm 2011.
Trong số các khách mời, có một nhân vật khiến cho Tòa thánh phải lúng túng: đó là tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwe, người mà các Ðức giám mục trong nước đã không ngừng chỉ trích vì tham nhũng, quản lý kém và vi phạm nhân quyền.
Dĩ nhiên, phái đoàn chính phủ lớn nhứt là từ Balan. Tổng thống Bronislaw và hai vị chủ tịch hạ và thượng viện của nước này cầm đầu phái đoàn.
Quốc vương Albert và hoàng hậu Paola của Bỉ cũng sẽ có mặt trong nghi lễ.
Ngoài ra còn có thủ tướng Pháp, ông Francois Fillon và ông Jose Manuel Barroso, chủ tịch Ủy ban Âu Châu.

CV.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Vẫn không tin (30.4.2011 – Thứ bảy trong Tuần Bát nhật Phục Sinh)

Vẫn không tin
Lời Chúa: Mc 16, 9-15
Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc lóc. Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này. Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy. Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”
Suy nim:
Theo các nhà chú giải, sách Tin Mừng Máccô kết thúc ở chương 16, câu 8,
với việc các phụ nữ sợ hãi, chạy trốn, không dám nói gì với các môn đệ.
Sách này cũng không nói đến việc Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các ông.
Kết thúc khác thường này của Máccô làm chúng ta ngày nay chưng hửng.
Cả các Kitô hữu thế kỷ thứ hai cũng bị ngỡ ngàng,
vì vào thời đó họ đã có trong tay các sách Tin Mừng khác.
Các sách này đều kể chuyện các phụ nữ đã đi gặp các môn đệ,
chuyện Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các bà trước tiên;
rồi sau đó, Ngài đã hiện ra với các môn đệ
và sai các ông đi loan báo Tin Mừng (Mt 28,19-20; Lc 24, 46-48; Ga 20, 21).
Để giải quyết khó khăn do phần kết của sách Tin Mừng Máccô đặt ra,
một tác giả được ơn linh hứng đã viết thêm phần phụ lục (Mc 16, 9-20),
dựa trên các sách Tin Mừng khác và sách Công vụ Tông đồ.
Năm 1546, phần này đã được Công đồng Trentô nhìn nhận là Lời Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến thái độ không tin của các môn đệ.
Đức Giêsu phục sinh hiện ra trước tiên cho bà Maria Mácđala.
Bà đi báo tin Thầy sống lại cho những môn đệ đang buồn bã khóc lóc,
nhưng họ không tin (cc. 9-11).
Lần thứ hai, Đức Giêsu tỏ mình cho hai môn đệ khi họ trên đường về quê.
Khi hai ông này báo tin cho những môn đệ khác, thì họ cũng không tin (cc. 12-13).
Lần thứ ba, Đức Giêsu đích thân tỏ mình cho nhóm Mười Một.
Ngài khiển trách họ về tội không tin những kẻ đã thấy Ngài phục sinh (c. 14).
Xem ra tin Thầy Giêsu phục sinh không phải là chuyện dễ, ngay cả đối với các môn đệ,
dù họ đã được nghe Thầy báo trước nhiều lần khi còn sống bên Thầy,
dù có những người trong nhóm làm chứng mình đã thấy Thầy sống lại.
Ở lại trong nỗi thất vọng, buồn phiền thì dễ hơn sống lạc quan vui tươi.
Các môn đệ không ra khỏi được nỗi đau do cái chết của Thầy.
Có những nỗi đau làm con người khép kín và khoanh tay bất động.
Nhưng Đức Giêsu phục sinh vẫn không bỏ rơi các học trò cứng cỏi của mình.
Ngài kiên trì chinh phục họ bằng cách đến với họ và dùng bữa.
Ngài đưa họ ra khỏi thế giới nhỏ bé của họ và giao cho họ một sứ mạng lớn lao.
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (c. 15).
Tin Đức Giêsu phục sinh cũng không dễ đối với chúng ta hôm nay.
Nếu thực sự tin vào sự phục sinh ở đời sau, chắc chúng ta sẽ sống khác.
Thanh thoát hơn, nhẹ nhàng hơn, quảng đại hơn, vui tươi hơn...
Nhiều khi chúng ta vẫn loan báo Tin Mừng với vẻ mặt buồn bã,
vẫn nói về đời sau mà lòng còn quá nặng với vinh hoa đời này.
Chỉ mong chúng ta được thực sự phục sinh như Thầy Giêsu,
để làm tròn sứ mạng Thầy trao phó.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa phục sinh,
vì Chúa đã phục sinh
nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.
Vì Chúa đã phục sinh
nên con được tự do bay cao,
không bị nỗi sợ hãi của phận người chi phối,
sợ thất bại, sợ khổ đau,
sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở.
Vì Chúa đã phục sinh
nên con hiểu cái liều của người kitô hữu
là cái liều chín chắn và có cơ sở.
Cái liều của những nữ tu phục vụ ở trại phong.
Cái liều của cha Kolbê chết thay cho người khác.
Cái liều của bậc cha ông đã hiến mình vì Đạo.
Sự Phục Sinh của Chúa là một lời mời gọi
mang một sức thu hút mãnh liệt
khiến con đổi cái nhìn về cuộc đời :
nhìn tất cả từ trên cao
để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.
Sự Phục Sinh của Chúa
giúp con dám sống tận tình hơn
với Chúa và với mọi người.
Và con hiểu mình chẳng mất gì,
nhưng lại được tất cả.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Vai trò của Kinh Thánh trong Đối Thoại Liên Tôn


Giáo sư David Ford

Vai trò của Kinh Thánh trong Đối Thoại Liên Tôn
Bài phát biểu của nhà thần học Anh giáo
tại “Trung tâm Gioan Phaolô II về Đối Thoại Liên Tôn”
Roma, 12.04.2011 – Đòi hỏi của Đối Thoại Liên Tôn trong những xã hội đa văn hóa thời hiện đại là một đề tài thường trở đi trở lại trong triều đại của ĐGH Gioan Phaolô II. Vai trò cốt yếu của đối thoại trong xã hội dân sự ngày nay được công nhận là điều đương nhiên, nhưng làm sao cuộc đối thoại diễn ra khi nó vẫn còn là một vấn đề đang tranh luận.
Minh giải Kinh Thánh (Scriptural Reasoning) là một phương pháp đối thoại liên tôn đang được phát triển và phổ biến vượt ra ngoài khuôn khổ các học viện chính quy.
Việc Minh giải Kinh Thánh quy tụ được nhiều người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau để cùng đọc và thảo luận về những đoạn văn của các sách thánh. Kết quả nhắm tới không phải là sự nhất trí ý kiến, nhưng là việc hiểu biết sâu sắc hơn.
Một trong các nhà sáng lập ra phương pháp này là giáo sư David Ford, nhà thần học Anh giáo và giáo sư thần học của Đại học Cambridge, vừa trình bày lối tiếp cận này trong buổi diễn thuyết tại Trung tâm Gioan Phaolô II về Đối Thoại Liên Tôn tại Giáo hoàng Học viện Thánh Tôma Aquinô ở Rôma.
Biến cố hằng năm này được Quỹ Russell Berrie của bang New Jersey tài trợ và cũng được rabbi Bemporad-người điều phối phần câu hỏi và thảo luận- đánh giá cao. Rabbi Bemporad là vị sáng lập Cơ sở Trung tâm Hoa Kỳ về Sự Hiểu Biết Liên Tôn và là giáo sư môn học Liên Tôn tại đại học Angelicum, bản thân ông cũng dấn thân sâu vào lãnh vực ngoại giao về Đối Thoại Liên Tôn.
Năm 1993, dưới triều của ĐGH Gioan Phaolô II, Bemporad đã trợ giúp việc củng cố mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Israel, cùng cộng tác với Hồng Y Johannes Willebrands và Hồng Y Edward Cassidy.
Cách sử dụng Minh giải Kinh Thánh
Ngành ngoại giao chỉ là một trong nhiều cách ứng dụng cho Đối Thoại Liên Tôn. Như một phương pháp về Minh giải Kinh Thánh trong Đối Thoại Liên Tôn, ban đầu nó được sáng tạo bởi và dành cho các học giả trong một khung cảnh mang tính học thuật, hiện nay Minh giải Kinh Thánh được thực hành trong những nơi thờ phượng, trường học và trong các buổi họp quốc tế giữa những cộng đoàn tôn giáo khác nhau, chủ yếu từ các truyền thống Abraham.
Mục đích của phương pháp này tương hợp với mục tiêu của Trung tâm Đối Thoại Liên Tôn Gioan Phaolô II là “kiến tạo những nhịp cầu giữa các anh em Công giáo, Do Thái, và các truyền thống tôn giáo khác bằng cách cung cấp sự hiểu biết toàn diện, sự cống hiến và lòng gắn bó với các vấn đề liên tôn cho thế hệ kế tục các nhà lãnh đạo tôn giáo.”
Một thành viên hiện nay của Trung Tâm Ủy Viên đại học hai năm, linh mục Celestine Ezemadubom, đã trình bày một chứng từ tại hội nghị từ quan điểm riêng của ngài, với tư cách là thành viên và linh mục đang làm việc trong lãnh vực này.
Làm sao một linh mục như cha Celestine Ezemadubom dấn thân vào ngành Minh giải Kinh Thánh? Một nhóm thân quen của các hội viên đón tiếp, hướng dẫn một nhóm khác luân phiên đến các nơi thờ phượng hoặc một đại học để tiến hành việc đọc và thảo luận với nhau về những đoạn sách thánh của các tôn giáo, đặc biệt liên quan đến những vấn đề đương thời, các vấn nạn về đạo đức luân lý, hoặc những mối quan tâm thực tế của địa phương. Nhóm cùng nhất trí về một số nguyên tắc cơ bản như sự cởi mở và tính chân thành, hầu cổ vũ cho cuộc đối thoại mang tính xây dựng và tăng cường sự hiểu biết và tình huynh đệ, chứ không nhất thiết nhằm đạt đến sự nhất trí, kể cả sự thỏa thuận.
Từ lý thuyết đến thực hành
Ford mô tả phương pháp học được khai triển như thế nào từ những ảnh hưởng-tác động của cuộc sống đời thường giữa các tín hữu của những tôn giáo khác nhau. Ford sinh trưởng trong một gia đình Anh giáo ở Dublin, nơi Giáo hội Ái-nhĩ-lan là thiểu số với 3% trong số phần đông là Kitô hữu Công giáo. Sau khi học xong thần học tại Đại học Cambridge và Yale, ông giữ chức vụ giảng dạy trong một thành phố đa văn hóa của Birmingham, nơi ông quan sát nhiều nỗ lực đối thoại mà phần lớn vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt.
Ford dần khám phá một lối tiếp cận mang tính cá nhân, và như thế thực tế hơn khi ông nhận ra phương pháp minh giải Bản văn Kinh Thánh của thần học gia Do Thái Peter Ochs của Học viện Mỹ về Tôn giáo. Theo như Ford mô tả, nhóm của Ochs gồm “các triết gia và học giả đương thời chuyên nghiên cứu các Bản văn (Tanakh and Talmud) đang tham gia hội thảo và tranh luận sôi nổi về các bản văn và tác phẩm kinh điển (đan xen với nhiều hài hước và hóm hỉnh) qua các nhà tư tưởng hiện đại.”
Từ đó, minh giải Kinh Thánh phát triển, qua đó anh em Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo thường quen biết nhau - qua chuyên môn hoặc riêng tư - đã gặp gỡ để cùng đọc và thảo luận về Tanakh, Kinh Thánh và Quran trong bầu khí linh thiêng và bằng hữu.
Những buổi họp mặt này để lại cho Ford một ấn tượng khó quên: “Học hỏi Tanakh và Thiên kinh Quran từ giờ này sang giờ khác với anh em Do Thái và Hồi giáo đã từng biết và sống các truyền thống của họ; để có thể đặt các câu hỏi, tranh luận và nhận ra sự khác biệt sâu sắc nhưng với lòng trân trọng; để thấy Kinh Thánh qua cách nhìn và các câu hỏi của họ, và đáp lại để nói lên niềm tin Kitô của tôi; để khám phá ra những mối tương quan đương thời và thực tế với các bản văn trong cả ba pho sách thánh (về luân lý đạo đức, về cuộc sống thường ngày, triết lý sống, chính trị, kinh tế v.v...)” Tất cả đã thay đổi sự hiểu biết của Ford về tiềm năng đối thoại liên tôn hầu thắng vượt những thành kiến rập khuôn và hun đúc tình bằng hữu.
Với các ý tưởng và kinh nghiệm thu thập được, khi trở về Anh quốc, ông đã cùng với các đồng nghiệp thành lập Chương trình Đối Thoại Liên Tôn tại Cambridge để “cổ vũ niềm tin sâu sắc và sự hiểu biết uyên thâm hơn trong một thế giới tục hóa.”
Khoảng năm 2007, Minh giải Kinh Thánh đã thu hút được sự chú ý và đồng tình của phần đông các giới lãnh đạo tôn giáo ở Nước Anh. Hai Imams tại thành phố Luân-đôn, nơi có rất đông các tín đồ Hồi giáo sinh sống, đã phổ biến những tư tưởng được các giới lãnh đạo Islam chính thức công bố. Chúng làm sáng tỏ đường hướng tham gia của anh em Hồi giáo và mở cửa các đền thánh Islam cho những buổi họp mặt của các nhóm.
Kinh nghiệm cá nhân về đối thoại liên tôn đã ảnh hưởng rất nhiều đến con đường nghiệp vụ chuyên môn mà Ford đã chọn, một hành trình mà ông giới thiệu với hết mọi tín hữu đang đồng hành, để đối diện với các vấn đề của thời đại chúng ta: “Tôi không ngừng xác tín rằng đầu thế kỷ XXI là thời đại của sự dấn thân đối thoại liên tôn, đặc biệt giữa các tôn giáo thuộc truyền thống Abraham, và chúng ta sẽ chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu bỏ lỡ cơ hội này.”
Andrea Kirk Assaf
Chuyển ngữ: Sr Anne Nguyễn Thị Phượng
Ban Mục vụ ĐTLT TGP. Tp. HCM
(Nguồn: http://www.zenit.org/article-32302?l=english)
 
Andrea Kirk Assaf

Biên bản Hội nghị thường niên Kỳ I/2011 Hội đồng Giám mục Việt Nam (25 – 29/4/2011)




 
HĐGMVN

Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011 Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011 (4)



Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011
Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011

(4)

Ngày Hội nghị thứ ba 28-04-2011
WHĐ (28.04.2011) – Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng của lần Hội nghị thường niên này, vì HĐGM dành buổi sáng ngày hôm sau tức là ngày thứ Sáu 29/04 cho lễ tấn phong Giám mục phó Phú Cường. Ý thức ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng đặc biệt của Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa, nên phần lớn thời gian của Hội nghị HĐGM dành để góp ý bản dự thảo. Buổi sáng, ngày cuối cùng các Đức cha đã cùng tập trung rà soát lại bản dự thảo lần cuối cùng khá kĩ lưỡng. Từng số của các đoạn được dừng lại xem xét và nắn nót lại đôi chỗ. Dù có các chuyên viên thần học giúp phác thảo trước, nhưng tinh thần trách nhiệm cao của các Đức giám mục thể hiện rõ nét qua cách làm việc tập thể, trao đổi góp ý mang tính phê bình.
Xen kẽ thời gian góp ý cho Thư Chung, các Đức cha dành ít thời gian trao đổi một vài vấn đề còn lại, như việc các giáo phận đóng góp tương trợ nạn nhân trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản vừa qua, việc sửa các kinh đọc thường ngày.
Buổi chiều, HĐGM họp lại, quyết định kỳ họp thứ hai vào tháng 10 tới HĐGM sẽ góp ý sửa đổi lần cuối Quy chế và Nội qui HĐGMVN và bỏ phiếu thông qua, để trình lên Tòa Thánh. Đức cha chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh nhắc vài điều về thiết kế dự án xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.
Sau đó, Hội nghị tiếp tục trao đổi và góp ý những điểm còn sót lại cuối cùng cần có ý kiến chung thống nhất trong trình bày Thư Chung. Đức cha Phó Tổng Thư Ký cũng nêu lên nhu cầu thiết lập một tập giới thiệu tổng quát về 26 giáo phận Việt Nam, đặc biệt bằng ngoại ngữ, cho độc giả nước ngoài.
Thời gian còn lại, các Đức cha trao đổi kinh nghiệm mục vụ về vấn đề đời sống đạo đức của linh mục, và những hệ lụy xã hội và kinh tế, trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là một bận tâm lớn của hầu hết các Đức giám mục.
Cuối cùng, toàn thể Hội nghị nghe, góp ý và thông qua Biên bản Hội nghị do Đức cha Tổng thư ký đọc, trong đó HĐGM quyết định họp Hội nghị lần tới vào tuần lễ 3–7/10/2011 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Trong bữa ăn kết thúc, HĐGM nói lời cám ơn và tặng quà Đức hồng y Tổng giám mục Sài Gòn và Đức cha phụ tá Phêrô, cũng như cám ơn vì sự hiện diện của đức Tổng Đại diện Tòa Thánh. Hội nghị kết thúc chính thức vào giờ chầu Thánh Thể và Kinh tối trong tâm tình hân hoan, tạ ơn.
 
WHĐ

ĐHY Nguyễn Văn Thuận và Đức Gioan Phaolô 2

ĐHY Nguyn Văn Thun và Đức Gioan Phaolô 2

VATICAN. Trong số các chứng từ về Đức Gioan Phaolô 2 được nhắc đến trong dịp lễ phong chân phước cho Người sắp đến gần, đặc biệt có tấm gương của Đức Cố Giáo Hoàng về đời sống cầu nguyện.

Cả ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi còn sinh thời, đã hơn một lần nhắc lại tấm gương này.

Thực vậy, trong bài chia sẻ ngày 30-1-2002 với các LM tu sĩ nam nữ Việt Nam từ nhiều nơi về tham dự tuần tu đức do Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tổ chức tại Trung Tâm Quốc tế linh hoạt truyền giáo (Ciam) ở Roma, ngài kể lại:

“ĐTC là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết. Một ngày ngài vào nhà nguyện cầu nguyện 7 lần và nhất là cầu nguyện ban đêm. Ở Roma có ĐHY Deskur người Ba Lan, cùng lớp với ĐTC, bị bại bán thân, đi đâu thì phải có người đẩy xe lăn đi. Một hôm ĐHY Deskur mời tôi đến dùng bữa trưa. Ăn xong, ĐHY nói với tôi:

“Mời cha vào xem cái nhà nguyện của tôi.”

Tôi vào coi cái nhà nguyện, vừa cũ và xấu, nhỏ bé. Xem xong, tôi bước ra, ĐHY hỏi: “Có thấy gì không?”, tôi đáp: “Con thấy cũng được!”.

ĐHY Deskur bảo tôi: “Vào xem lại đi!”. Tôi vào lại nhà nguyện rồi ra. ĐHY lại hỏi: “Có thấy gì đặc biệt không?”, tôi không để ý nên không thấy có gì đặc biệt.

Bấy giờ ĐHY Deskur mới nói: “Cha thấy không, cả nhà này nền bằng đá hết, chỉ có nhà nguyện của tôi lát sàn bằng gỗ”.

Tôi hỏi vì sao vậy, ĐHY đáp: “Vì ĐGH là bạn của tôi. Nên hồi còn làm LM, GM, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi. Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở nhà nguyện. Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền nhà nguyện bằng gỗ cho ngài!”.

ĐHY Thuận nhận xét: ĐGH cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ.. Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm”.
ĐHY Phanxicô Xavie Thuận kể thêm:

“Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999. ĐTC tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ châu” (Ecclesia in America) và ngày cuối cùng, 26-1-1999, ĐTC có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động. Gặp xong, khi về nhà, ĐTC nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh:

- “Mệt quá hè! thôi đi ngủ”!

Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: “Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe ĐTC nói “thôi đi ngủ!” tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người rồi.. Tôi thì sợ không biết ĐTC có thức dậy nổi không, nhưng Ngài lại dặn dò tôi:

- “Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào nhà nguyện, chúng ta đồng tế với nhau.”

Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: “Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa! Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng ĐTC, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi:

- “Anh có thấy ĐTC chưa?

- Dạ có

- Anh thấy lúc nào?

- Thưa con thấy ĐGH lúc 12 giờ đêm..

Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp:

- Vậy ngài đi đâu?

- Thưa đi nhà thờ?

Tôi kinh ngạc hỏi lại:

- Ngài đi nhà thờ lúc 12 giờ đêm?!

- Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm

- Vậy ngài có về phòng không?

- Dạ không! Ngài có dặn con rằng “Sáng mai, nếu Đức sứ Thần Tòa Thánh đến tìm tôi, thì nói ngài vô nhà thờ, cha đợi ngài đồng tế!

Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với tôi (ĐHY Thuận): “Mình mệt như vậy, mà ĐGH thì thức cả đêm! Lại vào nhà thờ ở với Chúa cả đêm.”

Và ĐHY Thuận kết luận: “Đối với ĐTC, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường. Anh chị em có gặp Đức Ông Trần Ngọc Thụ, hỏi ngài thì biết. ĐTC thường vào nhà nguyện của ngài như thế nào”!


G. Trần Đức Anh OP ghi lại

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Chúa đó! (29.4.2011 – Thứ sáu trong Tuần Bát nhật Phục Sinh)

Chúa đó!
Lời Chúa: Ga 21, 1-14
Khi ấy, Ðức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Ðiđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
Khi trời đã sáng, Ðức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Ðức Giêsu. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không.” Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến nói với Phêrô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước. Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Ðức Giêsu bảo các ông: “Ðem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Simon Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Ðức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Ðức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Ðó là lần thứ ba Ðức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
Suy nim:
Bảy môn đệ trở về với nghề xưa,
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
“Tôi đi đánh cá đây.”
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
“Chúng tôi cùng đi với anh.”
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
Ðây không phải là một nhóm bạn khép kín,
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
“Không có Thầy anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
Nhóm bạn được sai đi cũng là nhóm bạn được quy tụ,
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông và nói: “Anh em đến mà ăn” (c.12).
Chúa phục sinh vẫn đến với chúng ta giữa đời  thường,
giữa những vất vả lo âu, giữa những thất bại trống vắng.
Chúa vẫn đứng trên bờ mà ta cứ tưởng người xa lạ.
Ngài vẫn nhẹ nhàng chạm đến nỗi đau của ta: “Các con không có gì ăn ư?”
Ngài vẫn mời ta bắt đầu lại dù mệt nhọc và thất vọng:
“Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền.”
Chúa phục sinh quyền năng vẫn phục vụ như xưa.
Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay bây giờ nhen lửa và nướng cá.
Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly
bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.
Hãy nếm bầu khí huynh đệ của buổi sáng hôm ấy bên bờ hồ.
Các môn đệ ngồi vòng tròn quanh Thầy xưa.
Họ hết mệt, hết đói vì có cá và bánh.
Họ được hong ấm nhờ lửa than hồng, và nhất là nhờ được gần Thầy.
Hôm nay tôi cũng được mời sống cho người khác như Đấng phục sinh.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Những hướng dẫn mục vụ của Chân phước Gioan Phaolô II đối với Giáo hội tại Việt Nam: Đừng sợ hy vọng – Đừng sợ đối thoại



Những hướng dẫn mục vụ của Chân phước Gioan Phaolô II đối với Giáo hội tại Việt Nam: Đừng sợ hy vọng – Đừng sợ đối thoại
WHĐ (28.04.2011) – Càng gần đến ngày 1-05-2011, đại lễ tôn phong Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II lên bậc Chân phước, Dân Chúa khắp các lục địa đều cảm nhận mối dây hiệp nhất trong Giáo hội cụ thể, hữu hình biết bao.
Hiệp nhất trong suy nghĩ và tình cảm hướng về người Cha đang hưởng vinh phúc Thiên Đàng. Hiệp nhất trong lời tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh đương đại một vị Mục tử “như lòng Chúa mong muốn” (x. Gr 3, 15).
Riêng đối với Dân Chúa tại Việt Nam, hình ảnh vị Cha chung – Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II – dù đại đa số tín hữu chưa được trực tiếp diện kiến, vẫn đang ngời lên trong ký ức về những việc ngài đã làm, những lời ngài đã giáo huấn cộng đoàn tín hữu của đất nước này.
Đọc lại những huấn từ của Đức cố Giáo hoàng liên quan đến Giáo hội tại Việt Nam, có thể cảm nhận tính chất nhất quán, xuyên suốt trong những hướng dẫn mục vụ của vị Mục tử toàn thể Giáo hội. Nhất quán về tầm nhìn. Xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo. Và bao trùm trong các huấn từ (những bài giảng về Việt Nam, các phát biểu với Hội đồng Giám mục Việt Nam) là tấm lòng và sự sáng suốt của một người cha đối với con cái đang sống niềm Tin vào Đấng Phục sinh tại một quốc gia Á châu, trên mảnh đất được máu các Thánh Tử đạo tưới đẫm.
Niềm đồng cảm của một người cha dành cho con cái sống trong thử thách
Trong những huấn từ về Giáo hội tại Việt Nam, Đức Gioan Phaolô II luôn nhắc đến hoàn cảnh khó khăn, thử thách các tín hữu Việt Nam xưa và nay gặp phải. Xưa là các tín hữu tiên khởi xây dựng Hội Thánh, các vị tử đạo, các Thánh chứng nhân của Tin Mừng. Nay là Dân Chúa đang sống niềm Tin giữa mọi loại khó khăn, thử thách. Thử thách đến từ nhiều phía: nhà cầm quyền, người đồng hương. Thử thách về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa… Thử thách với nhiều hình thái, mức độ: bách hại, xuyên tạc, hiểu lầm, vật chất, tinh thần, hữu hình hoặc vô hình, vô tình hoặc hữu ý…  
Trong bài giảng Thánh lễ tuyên phong 117 Chân phước Tử đạo Việt Nam lên bậc Hiển Thánh 19-06-1988, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II nêu rõ tình thế vô cùng khó khăn của những ngày đầu Tin Mừng được loan báo tại Việt Nam:
Truyền thống còn ghi nhớ lịch sử chết vì đạo của Giáo hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ lúc ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa đựơc truyền đạo, Giáo hội Việt Nam đã bị bách hại suốt ba thế kỷ (...) Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ Phong Thánh Tử đạo Việt Nam 19-06-1988 – Bản tiếng Việt của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ).
Mười hai năm sau, ngày 5-03-2000, trong bài giảng Thánh lễ tôn phong Thầy giảng Anrê Phú yên lên bậc Chân phước, một lần nữa Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh các tín hữu Việt Nam tiên khởi phải sống trong tình thế hết sức khó khăn:
“Những người sống gắn bó với đức Tin Kitô giáo phải sống giữa muôn vàn khó khăn” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ Tôn phong 44 Vị Tôi tớ Chúa lên bậc Chân phước 5-03-2000).
Khi Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận qua đời tại Rôma ngày 16-09-2002, trong bài giảng thánh lễ An táng, Đức Gioan Phaolô II đã xúc động thuật lại cặn kẽ, cụ thể, chi tiết, với một niềm xúc động lớn lao về những ngày ĐHY bị bắt giam, bị cầm tù vô cớ tại Việt Nam:
“Trong tù, ngài (ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận) cử hành Bí tích Thánh Thể mỗi ngày với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Đó là bàn thánh của ngài, là nhà thờ chánh tòa của ngài” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ An táng ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận 20-09-2002).
Với trái tim người Cha cộng với trải nghiệm bản thân, Đức Gioan Phaolô II luôn thấu hiểu và đồng cảm những cách thức và mức độ đau khổ con cái đang gánh chịu.
Ngài như nhìn thấy những khốn khó hữu hình, lại còn cảm nhận những gian lao vô hình của các thành phần Dân Chúa đang cử hành niềm Tin và thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng. Việc thiếu linh mục, tình trạng “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”, nhất là tình cảnh thiếu những điều kiện vật chất và tinh thần thể hiện sự tôn trọng và giúp thăng tiến phẩm giá con người:
“Các linh mục vừa ít lại vừa lớn tuổi. Mùa gặt đang cần thợ, rất cần. Giáo hội có hoạt động được hay không là do những thợ gặt này. Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam đã thể hiện sự can đảm, lòng quảng đại và lòng trung thành vô song đối với Chúa Kitô và Hội Thánh của Người khiến cho cả thế giới đã và đang phải thán phục. Điều này càng cho thấy các tín hữu có quyền được có linh mục coi sóc, và đây là một đòi hỏi căn bản của quyền tự do tôn giáo, để các tín hữu có thể giữ đức Tin và được hưởng nhờ các ơn ích do tác vụ linh mục mang lại, giúp họ sống đạo theo sự đòi hỏi của lương tâm” (Gioan Phaolô II – Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Việt Nam về Rôma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 17-06-1980).
Đức Gioan Phaolô II thấu hiểu tình cảnh khó khăn trong cuộc sống hằng ngày của các tín hữu Công giáo Việt Nam bên cạnh những người anh em, đồng bào của mình. Thiện chí đóng góp cho công ích xã hội của người Công giáo chưa được nhìn nhận một cách khách quan và công bằng:
“Tôi mong rằng, trong một tương lai gần, vị trí của Giáo hội Việt Nam trong xã hội sẽ được nhìn nhận. Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam trong quá khứ đã đóng góp cho nền độc lập của đất nước, ngày nay cũng mong được làm việc, qua sự đóng góp của mọi thành phần Dân Chúa – linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân - cho lợi ích của đồng bào mình và cho công cuộc xây dựng lại đất nước. Tôi biết anh chị em tín hữu đã đóng góp với lòng quảng đại, tận tâm và trung tín. Không ai có thể nghi ngờ người Công giáo thực sự sẵn sàng dấn thân phục vụ người nghèo, những người chịu thiệt thòi, các bệnh nhân, với mong muốn đem lại cho xã hội sự công bằng, tình thương yêu và cuộc sống ấm no” (Gioan Phaolô II – Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Việt Nam về Rôma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 24-11-1990).
Từ những trải nghiệm bản thân, nhất là với kinh nghiệm mục vụ của mình tại đất nước Ba Lan, một quốc gia có hoàn cảnh khá giống Việt Nam, Chân phước Gioan Phaolô II đặc biệt nhạy cảm với những khó khăn các mục tử và giáo dân gặp phải khi hoạt động tông đồ. Ngài nói trong cuộc tiếp kiến Ad limina 14-12-1996 của các giám mục Việt Nam:
“Tôi hiểu những khó khăn của anh em là những người nhận lãnh nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tông đồ do Chúa Kitô trao phó, cũng như anh chị em giáo dân muốn làm việc tông đồ, đều gặp phải những hạn chế” (Gioan Phaolô II – Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Việt Nam về Rôma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 14-12-1996).
Thấu hiểu, đồng cảm với Dân Chúa tại Việt Nam phải sống trong hoàn cảnh khó khăn trăm bề, Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra những hướng dẫn mục vụ thể hiện tầm nhìn quy chiếu Tin Mừng Cứu độ, giúp Dân Chúa làm chứng một cách sống động và sáng tạo về niềm Tin vào Đức Kitô, Đấng chịu đóng đinh, đã chết và đã sống lại, minh chứng cho Tình yêu Cứu độ.
Có thể tóm tắt những hướng dẫn mục vụ của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong phương châm “Đừng sợ”, gồm hai nội dung: Đừng sợ hy vọngđừng sợ đối thoại.
Đừng sợ hy vọng
Lịch sử 300 năm Hội Thánh tại Việt Nam được dệt nên với muôn trùng khó khăn, thử thách. Đức Gioan Phaolô II hiểu rõ tình cảnh này, đồng thời cũng đã nhận ra và nêu thành bài học cho toàn thể Giáo hội về kinh nghiệm Dân Chúa tại Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách. Vượt qua bằng niềm hy vọng. Vượt qua trong hy vọng. Đó là niềm hy vọng và tín thác vào Đức Kitô và Thần Khí của Người, ngoài ra không cậy dựa vào bất kỳ sức mạnh nào khác.
Hy vọng thể hiện niềm tin. Có tin tưởng mới biết hy vọng. Gian lao và chịu bách hại là những hoàn cảnh thách đố niềm hy vọng. Vượt lên gian lao và nhẫn nại chịu bách hại là phản ứng cụ thể và cao cả của người có niềm tin. Tin vào chân lý đã được xác tín. Niềm xác tín này được hiện thực hóa bằng hy vọng. Hy vọng càng mãnh liệt bao nhiêu, niềm tin càng sâu sắc và vững vàng bấy nhiêu.
Các Thánh Tử đạo Việt Nam và những chứng nhân Tin Mừng trong lịch sử Hội Thánh tại Việt Nam là những tấm gương về niềm hy vọng.
Đức Gioan Phaolô II, mượn lời trong sách Khôn ngoan, nêu cao bài học hy vọng của các Thánh Tử đạo Việt Nam. Niềm hy vọng “mang mầm mống trường sinh”, không hướng vào những hứa hẹn trần thế, nhưng đặt trọn hoài bão vào vinh quang trên trời:
“Một người điên dại cho rằng các ngài đã mệnh một và kết liễu cuộc đời bằng cái chết là một tai họa: Chết đi là một đổ vỡ, tuy nhiên, các ngài vẫn sống trong an bình. Trước mắt trần gian, các ngài đã bị đau khổ, nhưng niềm hy vọng nơi các ngài mang nặng mầm mống trường sinh (Kn 3, 2-4)” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ Phong Thánh Tử đạo Việt Nam 19-06-1988 – Bản tiếng Việt của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ).
Các Thánh Tử đạo Việt Nam đã chiếm lấy “mầm mống trường sinh” bằng sức mạnh của sự kiên trung, thành tín, đón lấy mọi khổ ải với niềm tin vững vàng những lời Chúa hứa không hề hão huyền. Chân phước Gioan Phaolô II cảm kích về tấm gương này của các Thánh Tử đạo Việt Nam, những người vững tin vào Chúa:
“Chúa tiên báo một cách hết sức rõ rệt, không úp mở. Chúa không đưa đẩy với những lời hứa hẹn xa gần, nhưng với thói quen nói thẳng lời chân lý toàn diện, Chúa chuẩn bị tâm hồn các ngài trước nguy cơ: “Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên tố cáo làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Cha, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng ai bền chí tới cùng sẽ đựơc cứu độ” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ Phong Thánh Tử đạo Việt Nam 19-06-1988 – Bản tiếng Việt của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ).
Đức cố Giáo hoàng đã hướng dẫn Dân Chúa tại Việt Nam sống tinh thần “tử đạo” ngày nay. Đó là tinh thần “trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa”:
“Ngoài con số từng ngàn từng vạn giáo dân trong các thế kỷ trước đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng với danh hiệu những người quản lý trung thành trong Nước Trời” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ Phong Thánh Tử đạo Việt Nam 19-06-1988 – Bản tiếng Việt của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ).
Sự trung kiên không hướng vào những đối tượng trần thế, không nhằm những mục đích trần thế, không đòi những lợi ích trần gian, nhân loại, kể cả những lợi ích nghe dễ lọt tai như công bằng, công lý, hòa bình, thịnh vượng, phát triển…, mà hướng vào chính Chúa và Vương quốc của Ngài: tình yêu, sự thật, lòng khoan dung, sự khiêm hạ, hy sinh, từ bỏ chính mình…, những lý do và động lực khiến các Thánh Tử đạo quyết trung kiên canh tác vườn nho cho Chúa. Canh tác bằng mồ hôi, nước mắt và cả bằng máu để vun xới cho cây nho Phúc âm được đơm hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam.
Vì thế, khi nói về Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đức Gioan Phaolô II đặc biệt nêu cao tấm gương luôn sống trong hy vọng của vị mục tử đã từng trải qua những thử thách vô cùng khắc nghiệt của chốn tù đày:
“Trong lúc này, dường như ngài (Đức cố Hồng y PX Nguyễn Văn Thuận), với một tình yêu có sức thuyết phục, đang gởi lời mời hy vọng đến tất cả chúng ta. Vào năm 2000, khi tôi mời ngài hướng dẫn suy tư trong Tuần Tĩnh tâm Giáo triều Roma, ngài đã chọn chủ đề: “Những chứng nhân hy vọng”. Giờ đây, khi Chúa đã thử ngài “như thử vàng trong lửa” và đã đón nhận ngài “như của lễ toàn thiêu”, chúng ta có thể nói một cách đích xác rằng: niềm hy vọng của ngài đầy tràn sự trường sinh” (x. Kn 3, 4-6). Nghĩa là niềm hy vọng đó đầy tràn Chúa Kitô, sự sống và sự sống lại của những ai trông cậy nơi Người.
Hãy hy vọng nơi Chúa! Đức cố Hồng y đã khởi sự những suy tư trong tuần Tĩnh tâm bằng lời mời gọi này. Những lời khuyên của ngài đã in sâu vào ký ức của tôi do chiều sâu những suy tư của ngài, luôn luôn thêm phong phú với những kỷ niệm cá nhân ngài, phần lớn liên hệ với 13 năm bị giam cầm. Ngài thuật lại chính lúc ngồi tù, ngài đã hiểu nền tảng đời sống Kitô hữu là “chọn một mình Chúa mà thôi”, bằng cách phó thác hoàn toàn trong bàn tay của Thiên Chúa là Cha.
Dưới ánh sáng những kinh nghiệm bản thân, Đức cố Hồng y nói: Chúng ta được kêu gọi phải loan báo “Tin Mừng hy vọng”, và ngài xác quyết: chỉ khi nào biết hy sinh triệt để mới có thể chu toàn ơn gọi này, dù phải sống giữa những thử thách cam go nhất” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ An táng ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận 20-09-2002).
Tin vào Chúa thì đặt trọn hy vọng vào Ngài. Trông cậy nơi Chúa, nhất là lúc “phải sống giữa những thử thách cam go nhất” như ĐHY Phanxicô đã từng trải qua, là dấu hiệu rõ rệt nhất của người tin theo Chúa, tin vào Thiên Chúa duy nhất. Duy nhất toàn năng. Duy nhất có thể làm được mọi điều tốt đẹp cho con người.
Hướng dẫn mục vụ và sống đạo này của Chân phước Gioan Phaolô II vẫn còn nguyên vẹn giá trị và ý nghĩa thực tiễn. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, tại Việt Nam, đang lan tràn những lời kêu gọi đặt niềm tin vào sức mạnh trần thế và quên mất chỉ có Chúa mới làm cho mọi sự được nên mới.
Đừng sợ đặt mình vào niềm hy vọng. Tinh thần này của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II luôn được nêu cao trong các huấn từ của ngài đối với các mục tử và Dân Chúa tại Việt Nam. Đối với ngài, niềm hy vọng được vun xới trong tâm hồn mỗi người sẽ lan tỏa thành niềm hy vọng lớn lao của mọi người:
“Mong sao mọi người mở lòng đón nhận Phúc âm luôn mang lại điều mới mẻ và đón nhận niềm hy vọng thế giới sẽ được hòa giải trong bình an” (Gioan Phaolô II – Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Việt Nam về Rôma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 24-11-1990).
Chân phước Gioan Phaolô II khích lệ các mục tử của Giáo hội tại Việt Nam hãy lãnh đạo Dân Chúa bằng niềm hy vọng, tín thác vào Chúa:
“Tôi mong anh em hãy thực thi sứ vụ tông đồ trong niềm hy vọng đã được Chúa Giáng sinh phát khởi trong lòng chúng ta (…). Thiên Chúa đã muốn mình trở thành “Emmanuel”, Đấng ở giữa chúng ta hôm qua, hôm nay và ngày mai. Xin Người trở thành sức mạnh và là nguồn ánh sáng cho anh em” (Gioan Phaolô II – Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Việt Nam về Rôma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 14-12-1996).
Chính niềm hy vọng vào Chúa sẽ giúp các tín hữu đạt đến tầm nhìn, có được nội lực và chiều sâu thuyết phục để bước vào các mối quan hệ xã hội và thực hiện đối thoại, mở đường thực hiện trách nhiệm truyền giáo.
Vì lẽ đó, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ trương tinh thần mục vụ “không sợ’ đối thoại.
Đừng sợ đối thoại
Đức Gioan Phaolô II ‘đọc’ được ý nghĩa giá trị của việc làm chứng bằng máu nơi các vị Tử đạo. Qua việc chịu đổ máu, hy sinh, các Thánh Tử đạo nêu cao niềm tin vào Chúa và chân lý Phúc âm. Như vậy, các ngài đã gửi đi thông điệp về chân lý và đức tin cho mọi người, trong đó có kẻ bách hại các ngài:
“Các vị Tử Đạo Việt Nam “gieo trong lệ sầu”, có nghĩa là các ngài đã khởi sự giữa lớp người đồng hương và giữa nền văn hóa dân tộc một cuộc đối thoại sâu rộng và cởi mở, bằng cách nêu cao chân lý và tin vào Chúa là sự kiện phổ cập tất cả hoàn cầu. Đồng thời, các ngài góp phần vào việc nhận định các giá trị và nghĩa vụ thích hợp với nền văn hóa tôn giáo trong thế giới Đông Phương” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ Phong Thánh Tử đạo Việt Nam 19-06-1988 – Bản tiếng Việt của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ).
Cũng từ sự suy ngẫm về bài học làm chứng và đối thoại của các thánh Tử đạo, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II rút ra cung cách đối thoại, trong đó bao gồm phong thái đối thoại với chính những kẻ bách hại. Đó là cung cách và phong thái hiền lành, nhẫn nại trong đối thoại như chính Chúa Giêsu đã thể hiện trong suốt cuộc khổ nạn.
Nhờ vậy, các Thánh tử đạo, qua cuộc khổ nạn của mình, nói lên được ý nghĩa đích thực của Thánh giá cho những ai đang muốn tìm hiểu và cho những người chưa hiểu, kể cả thù nghịch với Thánh giá:
Hạt giống các tín hữu là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô: Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con người biết thinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Cha trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống” (Gioan Phaolô II Bài giảng Lễ Phong Thánh Tử đạo Việt Nam 19-06-1988 – Bản tiếng Việt của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ).
Như vậy “biết thinh lặng”, “biết tha thứ” và “biết cầu xin cho nước Cha trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương” chính là sức mạnh nội lực của người kiên trì theo đuổi con đường đối thoại, nhất là đối thoại với những kẻ đang tìm cách làm hại mình.
Đức Gioan Phaolô II cũng rất cảm kích, khâm phục cuộc đời làm chứng rất can trường và hiệu quả của Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận. Ngài nhận thấy có sự tương đồng lạ lùng về phong thái giữa Đức cố HY và các Vị Tử đạo Việt Nam, nhất là “đồng hình đồng dạng” với Chúa Giêsu chịu khổ nạn, nhờ đó Đức cố HY thuyết phục được nhiều người, đối thoại được với nhiều người về “Tình yêu” và “Niềm Hy vọng’. Đối thoại bằng tha thứ. Đối thoại trong yêu thương và tôn trọng con người.
Vì thế Đức cố Giáo hoàng đã yêu cầu các mục tử tại Việt Nam đưa tinh thần đối thoại vào đường lối mục vụ:
Cuộc đối thoại được mở ra trong bàu khí hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và có thiện chí báo hiệu cho một tương lai tốt đẹp. Con đường vẫn còn dài và không ít khó khăn, nhưng dường như đây là con đường đúng” (Gioan Phaolô II – Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Việt Nam về Rôma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 24-11-1990).
Cũng trong huấn từ vừa nêu, Đức Gioan Phaolô II, bày tỏ ước mong của mình đối với Dân Chúa tại Việt Nam:
Mong sao anh em canh tân Giáo hội và đổi mới đất nước mình, trong tinh thần hòa giải giữa anh chị em tín hữu với nhau, giữa người công giáo và anh chị em đồng bào gồm những tín ngưỡng khác nhau” (Gioan Phaolô II – Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Việt Nam về Rôma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 24-11-1990).
* * *
Mừng Giáo hội có thêm một Vị Chân phước - Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cũng là mừng và tạ ơn vì Hội Thánh, trong đó có Giáo hội tại Việt Nam, được hưởng nhiều ơn ích từ những hướng dẫn của Vị Mục tử Giáo hội toàn cầu.
Ngài đã dẫn Dân Chúa đi trong hành trình Loan báo Tin Mừng với tinh thần “Đừng sợ”.
Đừng sợ sống trong hy vọng. Đừng sợ đối thoại.

 
PV