Giáo
Hội rao giảng chân lý Lời Chúa
chứ
không rao giảng những gì
các
kẻ quyền thế muốn nghe
Frascati
(Vat. 15/07/2012) - Cũng giống như các ngôn sứ xưa kia Giáo Hội
rao giảng chân lý Lời Chúa, chứ không rao giảng những gì
các kẻ quyền thế muốn nghe.
Ðức
Thánh Cha Biển Ðức XVI đã khẳng định như trên trong bài
giảng thánh lễ cử hành tại quảng trường trước nhà
thờ chính tòa giáo phận Frascati sáng Chúa Nhật 15 tháng 7
năm 2012.
Ðức
Thánh Cha đã có hai sinh hoạt: ban sáng lúc 9 giờ rưỡi
Ðức Thanh Cha đã viếng thăm giáo phận Frascati, một thành
phố mhỏ gần Castel Gandolfo, nơi Ðức Thánh Cha đang nghỉ hè,
và chủ sự thánh lễ cho tín hữu thành phố này. Frascati
cũng là giáo phận hiệu tòa của Ðức Hồng Y Tarcisio Bertone,
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Tiếp đến ngài đã về Castel Gandolfo
để đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu.
Giảng
trong thánh lễ tại Frascati Ðức Thánh Cha đã quang diễn các
bài đọc phụng vụ Chúa Nhật thứ XV năm B thường niên và
nói: Phúc Âm cho thấy sáng kiến của Chúa Giêsu sai Mười
Hai Tông Ðò đi rao giảng Tin Mừng. Từ "apostoli" Tông
Ðồ có nghĩa là "được sai đi". Thật là điều rất
quan trọng ngay từ đầu Chúa Giêsu đã lôi cuốn Mười Hai
Tộng Ðồ vào hoạt động truyền giáo: nó như một loại
thực tập cho các trách nhiệm lớn lao chờ đợi các vị sau
này. Ðức Thánh Cha giải thích sự kiện này như sau:
Sự
kiện Chúa Giêsu mời gọi vài môn đệ trực tiếp cộng tác
vào sứ mệnh của Người, biểu lộ một khía cạnh tình yêu
của Chúa: Chúa không chê sự trợ giúp của các người
khác đối với công trình của Người. Người biết rõ các
hạn hẹp, các yếu đuối của họ nhưng không khinh rẻ họ,
trái lại còn ban cho họ phẩm giá là những người được
Chúa sai đi. Người sai họ ra đi cứ hai người một, và đưa
ra các chỉ thị. Thứ nhất là tinh thần không dính bén tới
tiền bạc và các tiện nghi vật chất. Rồi Người cũng báo
cho họ biết họ sẽ không luôn luôn được tiếp đón, một
đôi khi bị khước từ và cũng có thể bị bách hại. Nhưng
các vị phải luôn luôn nói nhân danh Chúa Giêsu và rao giảng
Nước Thiên Chúa mà không lo chuyện thành công.
Tiếp
tục bài giảng Ðức Thánh Cha nói bài đọc thứ nhất trích
từ sách ngôn sứ Amos cũng cho thấy các người được
Thiên Chúa sai đi thường không được tiếp đón một cách
tốt đẹp. Ngôn sứ Amos đã mạnh mẽ rao giảng chống lại
các bất công, nhất là tố cáo các áp bức của các vua
và các kỳ mục, là những đàn áp xúc phạm đến Thiên
Chúa và khiến cho các hành vi phụng tự của họ trở thành
vô ích. Vì thế ngôn sứ Amos bị tư tế Amasia đuổi khỏi
vương quốc Israel. Nhưng dù được tiếp đón hay khước từ,
ngôn sứ cứ tiếp tục thi hành nhiệm vụ ngôn sứ và rao
giảng điều Thiên Chúa phán chứ không rao giảng những gì
con người muốn nghe. Và điều này tiếp tục là sứ mệnh
của Giáo Hội: không rao giảng điều các kẻ quyền thế muốn
nghe. Tiêu chuẩn của các tộng đồ là sự thật và công lý,
cả khi nó có chống lại các tán đồng của con người và
quyền bính trần gian.
Cử
chỉ rũ bụi chân diễn tả sự không dính bén luân lý và
vật chất: như thể để nói rằng chúng tôi đã loan báo
nhưng các bạn đã từ chối, và chúng tôi không muốn gì cho
các bạn cả. Và sau cùng với việc rao giảng là lệnh truyền
cho các tông đồ chữa lành bệnh tật, theo gương Chúa Giêsu
để biểu lộ lòng lành của Người với các cử chỉ bác
ái, phục vụ và sự tận hiến.
Bài
đọc thứ hai cho thấy sự phong phú của sứ mệnh các Tông
Ðồ. Kinh nghiệm của Mười Hai Tông Ðồ tại Galilea diễn tả
trước một sứ mệnh rộng rãi hơn xảy ra sau khi Chúa Kitô
phục sinh, và một việc rao giảng phong phú hơn giúp ý thức
được chương trình cứu rỗi lớn lao của Thiên Chúa, là
Ðấng luôn luôn chuẩn bị dài trong thời gian.
Nhắc
đến dấn thân mục vụ của giáo phận Frascati là đào tạo
các người đào tạo Ðức Thánh Cha nói: đó là điều
Chúa Giêsu đã làm với các môn đệ Người: Chúa dậy dỗ
họ, chuẩn bị họ, cả với việc thực tập truyền giáo để
họ có thể lãnh các trách nhiệm trong Giáo Hội. Sau hai ngàn
năm, dấn thân đào tạo ấy vẫn được Giáo Hội tiếp tục.
Ðức Thánh Cha giải thích nhiệm vụ này trong khung cảnh cuộc
sống của kitô hữu như sau:
Trong
cộng đoàn kitô đây luôn luôn là việc phục vụ đầu tiên
mà các người có trách nhiệm cống hiến: bắt đầu từ cha
me, chu toàn sứ mệnh giáo dục con cái trong gia đình; các cha
sở, đặc trách việc đào tạo trong cộng đoàn, tất cả các
linh mục hoạt động trong các lãnh vực khác nhau, tất cả
các anh chị em giáo dân dấn thân trong công tác giáo dục,
các thành viên các hiệp hội và phong trào dấn thân trong
các lãnh vực xã hội dân sự. Họ là cánh tay nối dài
của linh mục là người không thể tới với tất cả mọi
môi trường và đỡ nâng mọi nhọc mệt. Tất cả chúng ta
đều có trách nhiệm và đồng trách nhiệm. Chúa mời gọi
tất cả mọi người bằng cách ban phát các ơn khác nhau cho
các nhiêm vụ khác nhau trong Giáo Hội. Người mời gọi làm
linh mục, sống đời thánh hiến, sống hôn nhân và dấn như
giáo dân trong Giáo Hội và trong xã hội. Ðiều quan trọng là
các ơn ấy được tiếp đón đặc biệt từ phía các người
trẻ. Cần phải biết lắng nghe, tiếp nhận và đáp trả lời
Chúa mời gọi. Ước gì chúng ta cảm thấy niềm vui đáp trả
lại tiếng gọi của Thiên Chúa với tất cả chính mình và
dấn thân sống sự đồng trinh cũng như hôn nhân.
Ngay
tại Frascati này chúng ta cũng cần được tái rao giảng Tin
Mừng. Vì thế tôi đề nghị anh chị em sống sâu đậm Năm
Ðức Tin sẽ bắt đầu vào tháng 10 tới đây, nhân kỷ niệm
50 năm khai mạc Công Ðồng Chung Vaticăng II.
Sau
Thánh Lễ Ðức Thánh Cha đã về Castel Gandolfo để chủ sự
buổi đọc kinh Truyền Tin với 2,000 tín hữu và du khánh hành
hương trong đó có mấy chục tín hữu Việt Nam. Ðức Thánh
Cha xin lỗi mọi người vì đã trễ giờ một chút, lý do là
ngài đã cầu nguyện dài hơn với các tín hữu tại Frascati.
Ngài nói trong bài huấn dụ:
Hôm
này chúng ta đang ở trong ngày 15 tháng 7 và lịch phụng vụ
kính nhớ thánh Bonaventura thành Bagnoregio, dòng Phanxicô, Tiến
sĩ Giáo Hội, người kế vị thánh Phanxicô thành Assisi hường
dẫn dòng Anh Em Hèn Mọn. Bonaventura đã viết tiểu sử chính
thức đầu tiên về thánh Phanxicô và vào cuối đời cũng
là Giám Mục giáo phận Albano này. Thánh nhân viết trong một
bức thư rằng: "Tôi xưng thú trước mặt Thiện Chúa
rằng lý do khiến cho tôi đã yếu mến cuộc sống của thành
Phanxicô nhất, đó là cuộc sống của người giống thời ban
đầu và sự lớn mạnh của Giáo Hội" (Epistula de tribus
quaestionibus, in Opere di San Bonaventura. Introduzione generale, Roma 1990,tr.
29). Các lời này trực tiếp hướng chúng ta tới Phúc Âm
hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu sai Mười Hai Tông Ðồ đi
truyền giáo lần đầu tiên và Người dặn các ông ngoài
một cây gậy đừng mang theo: bánh, bị, tiền giắt lưng, nhưng
mang dép và đừng mang hai áo" (Mc 6,7-9). Sau khi hoán cải
thánh Phanxicô thành Assisi đã thi hành từng chữ của Phúc
Âm và trở thành chứng nhân rất trung thành của Chúa
Giêsu, kết hiệp một cách đặc biệt với Chúa trong mầu
nhiệm Thập Giá và được biến đổi thành môt "Kitô
khác".
Ðức
Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Toàm cuộc sống của
thánh Bonaventura cũng như thần học của người có trọng tâm
linh hứng là Chúa Giêsu Kitô. Ðó là điều chúng ta tìm
thầy trong bài đọc thứ hai của thánh lễ hôm nay: bài thánh
thi nổi tiếng trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Ephêxô.
"Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Ðức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta. Trong Ðức Kitô, từ cõi trời, Người đã
thi ân giáng phúc, cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh
Thần" (Ep 1,2). Thánh Phaolô cho thấy chương trình phúc lành
đã được thực hiện trong bốn đoạn bắt đầu với từ
"Trong Người" ám chỉ Chúa Giêsu Kitô. "Trong
Người" Thiên Chúa Cha đã chọn chúng ta trước cả khi
tạo thành vũ tru; "Trong Người" chúng ta đã được
ơn cứu chuộc nhờ máu của Người; "Trong Người"
chúng ta đã trở thành thừa tự được tiền định ngợi
khen vinh quang Người; "Trong Người" những ai tin vào Tin
Mừng nhận được dấu ấn của Chúa Thánh Thần. Bài thánh
ca này chứa đựng thị kiến lịch sử mà thánh Bonaventua đã
góp phần phổ biến trong Giáo Hội: toàn lịch sử có trung
tâm điểm là Chúa Kitô, Ðấng bảo đảm cho mọi thời đai
sự mới mẻ và canh tân. Trong Chúa Kitô Thiên Chúa đã
nói và đã cho mọi sự. Mà bởi vì Người là kho tàng vô
tận, Chúa Thánh Thần không bao giờ thôi vén mở và thời
sự hóa mầu nhiệm của Người. Do đó, công trình của Chúa
Kitô và của Giáo Hội không thụt lùi nhưng tiến triển.
Chúng
ta hãy khẩn nài Rất Thánh Maria mà ngày mai chúng ta cử
hành như là Trinh Nữ Camelô, để mẹ trợ giúp chúng ta như
thánh Phanxicô và thánh Bonaventura, quảng đại đáp trả lại
lời mời gọi của Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ của
Người bằng lời nói và trước hết bằng cuộc sống.
Trước
khi chào tìn hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Ðức
Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh
cho mọi người.
Linh
Tiến Khải
(Radio
Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét