Khóa Bồi dưỡng
các nhà đào tạo ứng viên linh mục tại Việt Nam
Ngày 01 tháng
Bảy 2012, tại Tòa Giám mục Đà Lạt đã khai mạc “Khóa bồi dưỡng các nhà đào tạo ứng viên linh mục tại Việt Nam”, do Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh của
Hội đồng Giám mục Việt Nam
tổ chức. Khóa học kéo dài đến ngày 15 tháng Bảy với chủ đề: “Hướng đến sứ vụ, tự đào tạo và đào tạo
người khác có khả năng phân định”.
Khóa học quy tụ
khoảng 100 học viên, gồm các linh mục thuộc các Đại chủng viện Việt Nam, các
linh mục đặc trách ơn gọi của các giáo phận Việt Nam và một số linh mục dòng
(Dòng Tên, Phanxicô, Đaminh, Don Bosco, Dòng Thánh Thể, Dòng Chúa Cứu Thế).
Khóa học do Hội
Thừa Sai Paris tài trợ, đặc biệt Hội mời 8 giáo sư người Pháp (hầu hết là linh
mục và là giáo sư của Học viện Công giáo Paris) đến trình bày các đề tài theo
chủ đề đặt ra.
Chủ đề khóa học
được đào sâu dưới nhiều quan điểm (triết học, xã hội học, nhân học, chú giải,
thần học, linh đạo, luân lý…) nhằm áp dụng vào lãnh vực đào tạo linh mục (phân
định ơn gọi, khả năng phán đoán, khả năng lựa chọn, quyết định trong hoàn cảnh
mục vụ khác nhau). Làm thế nào để đào tạo các linh mục có khả năng phân định để
chu toàn ba chức năng: giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo? Làm thế nào sống đời
linh mục một cách phong phú và vui tươi theo ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh,
khó nghèo và vâng phục?
Những bài
thuyết trình sẽ trình bày những yếu tố căn bản để suy tư về việc phân định
trong đời sống kitô hữu nói chung và trong đời sống linh mục nói riêng, khởi đi
từ Thánh Kinh, Thánh Truyền và từ suy nghĩ về một số khía cạnh của bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay và của sứ mạng Giáo Hội hôm nay. Chiều kích thực tế của
vấn đề, đặc biệt trong bối cảnh đào tạo linh mục, sẽ được đào sâu trong các
buổi thảo luận nhóm và trong các buổi đúc kết.
Các đề tài
thuyết trình như sau:
Tuần I: Thánh
Kinh và Thánh Truyền
1.
Cựu Ước (Vincent Sénéchal): nghiên
cứu ba khuôn mặt bậc thầy trong phân định: Môise, Samuel và Salomon.
2.
Tân Ước (Claude Tassin): nghiên cứu
về phân định luân lý và thiêng liêng theo thánh Phaolô.
3.
Lịch sử thần học (Gilles Berceville): nhân đức “khôn ngoan” trong truyền thống
tu đức và nơi thánh Tôma Aquino.
4.
Luân lý (Vincent Leclercq): phân định
hành động của Thiên Chúa trong lịch sử con người và trong các cộng đoàn.
Tuần II: Sứ
mạng của Giáo Hội trong thế giới hôm nay
5.
Các khoa học về giáo dục (Eric Dagiral):
Thách thức của các phương tiện truyền thông mới đối với việc đào tạo.
6.
Triết học (Alain Riou): Phân định
trong các cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa. Sự đóng góp của François
Jullien.
7.
Thần học căn bản và tín lý (Luc
Forestier): Phân định kế hoạch của Thiên Chúa và sứ mạng của Giáo Hội trong
ánh sáng của mối quan hệ của Giáo Hội với dân Israel.
8.
Thần học tôn giáo (Thierry-Marie Courau):
Cuộc gặp gỡ với Phật giáo như là một nơi phân định đối với Giáo Hội.
Khóa học này sẽ
kết hợp với việc thăm viếng các cơ sở của giáo phận Đà Lạt và đặc biệt sẽ có
buổi găp gỡ Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam.
Trong thánh lễ
khai mạc, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN, đã mời gọi mọi người
đặt Khóa học này dưới sự bảo trợ và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Bậc Thầy
Phân Định của các tâm hồn.
Đức giám mục
Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh, cho biết đây là lần
đầu tiên sau năm 1975 Khóa Bồi dưỡng được tổ chức tại Việt Nam. Khóa học
giúp cho các tham dự viên có cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về một lãnh
vực quan trọng trong sứ mạng của Giáo Hội. Đây cũng là một dịp đặc biệt cho
những người đang cùng thực thi sứ mạng này được gặp gỡ nhau, hiểu biết nhau và
sống với nhau.
(Nguồn: xuanbichvietnam)
Tý Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét