label

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Đức Giêsu về quê (1.5.2012 – Thứ ba – Thánh Giuse Thợ)


Đức Giêsu về quê 
Lời Chúa: Mt 13, 54-58
Khi ấy, Đức Giêsu về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ mộc sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Gioxép, Simon và Giuđa sao? và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm vói chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Ðức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi” .Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.
Suy nim:
Sau khi đã chịu phép Rửa, vào hoang địa để cầu nguyện, ăn chay,
có một ngày nào đó, Đức Giêsu chia tay Đức Mẹ để lên đường.
Lên đường là bỏ lại ngôi làng Nazareth dấu yêu với bao kỷ niệm.
Chính tại đây Ngài đã sống hơn ba mươi năm trong bầu khí gia đình.
Chính tại nơi này, Ngài đã lớn lên quân bình về thân xác, trí tuệ, tâm linh.
Nazareth như một ngôi trường lớn, chuẩn bị cho Ngài chững chạc đi sứ vụ.
Tại đây, Đức Giêsu đã là con bác thợ Giuse (c. 55),
và đã trở thành thợ theo truyền thống cha truyền con nối.
Ngài đã được dạy nghề và hành nghề để kiếm sống cho bản thân và gia đình.
Đức Giêsu là một người thợ tại Nazareth, phục vụ cho nhu cầu dân làng.
Ngài biết đến cái vất vả của công việc chân tay nặng nhọc.
Đức Giêsu không thuộc giới trí thức, thượng lưu, quyền quý.
Lao động làm Ngài gần với người nghèo và thấy sự đơn sơ của tâm hồn họ.
Cũng tại Nazareth, đời sống cầu nguyện của Đức Giêsu được nuôi dưỡng.
Ngài học được lối cầu nguyện một mình ở nơi vắng vẻ.
Đức Giêsu có khả năng thấy sự hiện diện yêu thương của Cha nơi mọi sự,
nơi một bông hoa, nơi chim trời, nơi ánh nắng và cơn mưa.
Tình thân của Con đối với Cha ngày càng trở nên sâu đậm.
Ngài tìm ý Cha mỗi lúc và để Cha chi phối trọn vẹn đời mình.
Hôm nay Đức Giêsu trở về làng cũ sau một thời gian đi sứ vụ.
Ngài vào lại hội đường quen thuộc, gặp lại những khuôn mặt đồng hương.
Không rõ trước đây có lần nào bác thợ Giêsu được mời giảng ở đây chưa.
Nhưng lần này, khi trở về với tiếng tăm từ những phép lạ làm ở nơi khác,
Đức Giêsu đã khiến dân làng sửng sốt vì sự khôn ngoan trong lời giảng dạy.
Hai lần họ đặt câu hỏi: Bởi đâu ông ta được như thế? (cc. 54. 56).
Một câu hỏi rất hay, nếu được tìm hiểu một cách nghiêm túc.
Câu hỏi này có thể đưa họ đi rất xa, để gặp được căn tính của Đức Giêsu.
Tiếc thay, dân làng Nazareth lại không quên được nghề nghiệp của cha Ngài.
Họ nhớ rất rõ họ hàng gần xa của Ngài là mẹ và các anh chị.
Họ có thể kể tên từng anh chị em của Ngài, vì đều là bà con lối xóm (c. 55).
Đức Giêsu là người mà họ biết quá rõ từ thuở ấu thơ.
Làm sao con người bình thường, ít học đó lại có thể là một vị ngôn sứ?
Làm sao từ ngôi làng Nazareth vô danh này lại xuất hiện ngôn sứ được?
Và họ vấp ngã vì Đức Giêsu, nghĩa là họ đã không tin vào Ngài.
Cái biết gần gũi của họ về Ngài lại trở nên thành kiến
khiến họ không thể tiến sâu hơn vào mầu nhiệm con người Đức Giêsu.
Người đồng hương của Ngài đã không trả lời được câu hỏi: Bởi đâu…?
Mỗi con người là một mầu nhiệm mà ta phải khám phá mãi.
Có những mầu nhiệm lớn ẩn trong lớp áo tầm thường.
Dân làng Nazareth đã không nhận ra hồng phúc mà họ đang hưởng.
Chúng ta cũng cần được giải thoát khỏi những cái biết hẹp hòi,
để thấy mình hạnh phúc khi sống với người khác gần bên.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nazareth đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người,

Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.

Dường như Chúa thích ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.

Xin thêm đức tin cho chúng con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Ðức Thánh Cha nhấn mạnh chiều kích hy tế trong cuộc đời linh mục noi gương Chúa Kitô

Ðức Thánh Cha nhấn mạnh
chiều kích hy tế trong cuộc đời linh mục
noi gương Chúa Kitô

Lần đầu tiên một người Việt được Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 truyền chức linh mục. Trong Thánh lễ, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh chiều kích hy tế trong cuộc đời linh mục, noi gương Chúa Kitô.
Vatican (Vat. 29/04/2012) - Trong số 9 phó tế được Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 truyền chức sáng chúa nhật 29 tháng 4 năm 2012 tại Ðền thờ Thánh Phêrô, đặc biệt lần đầu tiên có một Phó tế Việt Nam.
Ðó là thầy Giuse Vũ Văn Hiếu, sinh trưởng tại Nam Ðịnh, thuộc giáo phận Bùi Chu, từ 6 năm nay cư ngụ tại Chủng viện Capranica nhất ở Roma và theo học thần học tại Ðại học Giáo Hoàng Gregoriana. Ðây là lần đầu tiên từ hàng chục năm nay mới có một phó tế người Việt được Ðức Thánh Cha truyền chức Linh Mục và là người Việt đầu tiên được Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 tấn phong.
Thánh lễ bắt đầu lúc quá 9 giờ sáng chúa nhật thứ tư Phục Sinh, cũng là Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 49 với chủ đề "Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa".
Trong số 8 Phó tế còn lại nhập tịch giáo phận Roma, có 3 thầy học tại Ðại chủng viện Roma, 1 thầy tại Học viện Caprania, và 4 thầy học tại Học viện giáo phận 'Mẹ Ðấng Cứu Chuộc' (Redemptoris Mater) thuộc Con đường Tân Dự Tòng. Trong 4 thầy này có 2 thầy Italia và 1 thầy Colombia, 1 thầy người Côte d'Ivoire bên Phi châu.
Trong số các tiến chức người Italia, có thầy Piero Gallo 42 tuổi, đã từng làm pháp quan rồi làm luật sư cho chính phủ trong 8 năm trời, trước khi cảm thấy ơn đi tu nhờ những bài giáo lý về 10 giới răn. Ðặc biệt thầy phó tế Alfredo Tedesco thuộc giáo xứ Ðức Mẹ Chuộc kẻ làm tôi ở Roma, tốt nghiệp hóa học, từng có người yêu, nhưng đã theo tiếng Chúa gọi. Hiện diện tại buổi lễ truyền chức này có người yêu cũ ấy của thầy và người chồng tương lai của cô.
Trong số các Phó tế xuất thân từ Học Viện Mẹ Ðấng Cứu chuộc, có thầy Marco Santerelli, 30 tuổi, cựu phi công máy bay riêng, đã cảm thấy tiếng Chúa gọi trong dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Toronto, Canada năm 2002, qua những lời Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mời gọi người trẻ hãy theo Chúa Giêsu và đừng sợ hãi gì.
Ðồng tế với Ðức Thánh Cha có Ðức Hồng Y Giám quản Agostino Vallini, 7 Giám Mục Phụ tá của giáo phận Roma, các cha giám đốc Ðại chủng viện, linh hướng, và các cha sở liên hệ của các tiến chức và hàng chục linh mục khác. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có 180 ca viên thuộc ca đoàn Roma và các chủng sinh.
Nghi thức truyền chức bắt đầu sau bài Phúc Âm. Thầy Phó Tế được ủy nhiệm lần lượt điểm danh 9 tiến chức và Ðức Hồng Y Giám quản xin Ðức Thánh Cha truyền chức linh mục cho các thầy.
Bài giảng của Ðức Thánh Cha
Sau nghi thức giới thiệu, Ðức Thánh Cha đã diễn giảng các bài đọc của Chúa nhật Chúa Chiên lành, đặc biệt là bài Phúc Âm theo thánh Gioan với câu của Chúa Giêsu "Thầy là mục tử nhân lành.. Mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì đoàn chiên" (Ga 10,11), từ đó Ðức Thánh Cha nhấn mạnh chiều kích hy tế trong cuộc đời linh mục, noi gương Chúa Kitô. Ngài nói:
"Năm nay đoạn Phúc Âm là đoạn nòng cốt trong chương 10 của thánh Gioan và bắt đầu với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Thầy là mục tử nhân lành", và ngay sau đó là đặc tính cơ bản thứ nhất: "Người mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì đoàn chiên" (Ga 10,11). Ở đây chúng ta được dẫn ngay vào trung tâm, tột đỉnh mạc khải của Thiên Chúa như người chăn dắt dân Ngài; trung tâm và tột đỉnh ấy là Chúa Giêsu, chính Chúa Giêsu đã chết trên thập giá và ra khỏi mồ vào ngày thứ ba, Chúa sống lại với trọn nhân tính của Ngài, và qua cách thức đó, Ngài cũng đưa chúng ta, mỗi người chúng ta, vào trong tiến trình của Ngài từ cái chết đến sự sống. Biến cố ấy - là cuộc Vượt qua của Chúa Ktiô - trong đó có thể hiện trọn vẹn và chung kết hoạt động chăn dắt của Thiên Chúa, là một biến cố hy tế: vì thế Vị Mục Tử Nhân Lành và Vị Thượng Tế đồng qui trong con người của Chúa Giêsu Ðấng đã hiến mình vì chúng ta".
Ðức Thánh Cha cũng nhắc đến bài đọc thứ I và đáp ca trích từ thánh vịnh 118 nói về Chúa Giêsu là viên đá bị thợ xây loại bỏ nhưng đã trở thành viên đá góc. Chúa đã trải qua kinh nghiệm bị các thủ lãnh của dân loại bỏ nhưng được Thiên Chúa phục hồi và đặt làm nền tảng của Ðền thờ mới, của một dân tộc mới, chúc tụng Chúa với những hoa trái của sự công chính (Xc Mt 21,,42-43).
Từ những nhận xét đó, Ðức Thánh Cha trở lại bài Phúc Âm để khai triển thêm ý tưởng người mục tử nhân lành hiến mạng vì đoàn chiên. Ngài nói: "Chúa Giêsu nhấn mạnh đến đặc tính thiết yếu này của người mục tử chân thực là chính Ngài: đặc tính 'hiến mạng sống'. Chúa lập lại điều đó 3 lần và sau cùng Ngài kết luận: "Chính vì thế, Cha yêu mến Thầy: vì Thầy hiến mạng sống, rồi Thầy lấy lại. Không ai tước đoạt mạng sống của Thầy: chính thầy hiến mạng sống. Thầy có quyền cho đi sự sống và có quyền lấy lại sự sống. Ðó là mệnh lệnh mà Thầy đã nhận từ Cha Thầy" (Ga 10,17-18). Hiển nhiên đó là đặc tính của người mục tử như Chúa Giêsu đích thân giải thích, theo ý Chúa Cha Ðấng đã sai Ngài. Hình ảnh vị vua-mục tử chủ yếu bao gồm nghĩa vụ cai quản Dân Chúa, giữ cho dân được đoàn kết và hướng dẫn họ, tất cả chức năng của vị vua như thế được thể hiện hoàn toàn nơi Chúa Giêsu Kitô qua chiều kích hy tế, qua sự dâng hiến mạng sống. Tóm một lời, đó là trong mầu nhiệm Thánh Giá, nghĩa là trong cử chỉ tột cùng khiêm tốn và yêu thương dâng hiến. Viện phụ Teodoro Studita nói: "Nhờ thập giá, chúng ta, là những con chiên của Chúa Ktiô, được tập họp thành một đoàn chiên duy nhất và chúng ta được hướng về nơi vĩnh cửu" (Discorso sull'adorazione della croce: PG 99,699)."
Tiếp tục bài giảng, Ðức Thánh Cha nhắc đến các công thức trong nghi thức truyền chức cũng phản ánh ý tưởng chức linh mục hy tế của Chúa Giêsu. Ngài nói:
"Trong viễn tượng ấy, các công thức của nghi thức truyền chức linh mục chúng ta đang cử hành cũng có chiều hướng như vậy. Chẳng hạn, trong 3 câu hỏi liên quan đến những cam kết của tiến chức, câu cuối cùng có tính chất tột đỉnh và tổng hợp, nói rằng: "Các con có muốn được luôn luôn kết hiệp chặt chẽ với Chúa Kitô Linh mục thượng phẩm, Ðấng đã tự hiến cho Chúa Cha như lễ vật tinh tuyền vì chúng ta, thánh hiến các con cho Thiên Chúa cùng với Ngài để cứu độ nhân loại hay không?". Thực vậy, linh mục là người được tháp nhập một cách đặc biệt vào mầu nhiệm hy tế của Chúa Kitô, qua sự kết hiệp bản thân với Chúa, để kéo dài sứ mạng cứu độ của Ngài. Sự kết hiệp này diễn ra nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh, ngày càng phải trở nên chẽ hơn, nhờ sự quảng đại đáp lại của chính linh mục. Vì thế, hỡi các Tiến chức quí mến, lát nữa đây các con sẽ trả lời câu hỏi này và nói: "Thưa có, với sự phù trợ của Chúa, con muốn". Sau đó trong các nghi thức bổ túc, lúc xức dầu thánh, vị chủ tế nói: "Xin Chúa Giêsu Kitô, mà Chúa Cha đã thánh hiến trong Thánh Linh vá quyền năng, giữ gìn con để thánh hóa dân Chúa và để dâng lễ hy sinh". Và rồi, khi trao bánh và rượu, ngài nói: "Con hãy nhận lễ vật của dân thánh để dâng hy tế thánh thể. Hãy ý thức điều con sẽ làm, bắt chước điều con cử hành, làm cho cuộc sống của con phù hợp với mầu nhiệm thập giá của Chúa Kitô". Ngài mạnh mẽ nêu bật điều này là: đối với linh mục, cử hành Thánh Lễ mỗi ngày không có nghĩa là thực hiện một chức năng nghi thức, nhưng là chu toàn một sứ mạng bao gồm trọn vẹn cuộc sống của linh mục một cách sâu xa, trong niềm hiệp thông với Chúa Kitô phục sinh, Ðấng tiếp tục thực hiện Hy tế cứu chuộc trong Giáo Hội của Ngài".
Ðức Thánh Cha nhận xét rằng "Chiều kích Thánh Thể - Hy tế ấy là điều không thể tách rời khỏi chiều kích mục vụ và họp thành một nòng cốt chân lý và sức mạnh cứu độ, và hiệu năng của mọi hoạt động đều tùy thuộc nòng cốt ấy. Dĩ nhiên, chúng ta không nói về hiệu năng trên bình diện tâm lý và xã hội mà thôi, nhưng cả về sự phong phú sinh tử của sự hiện diện Thiên Chúa trên bình nhân bản sâu xa. Việc rao giảng, các hoạt động, những cử chỉ khác nhau mà Giáo Hội thi hành qua nhiều sáng kiến của mình, sẽ mất đi sự phong phú cứu độ nếu thiếu việc cử hành Hy tế của Chúa Kitô. Việc cử hành này được ủy thác cho các linh mục được truyền chức. Thực vậy, linh mục được kêu gọi sống nơi bản thân mình điều mà Chúa Giêsu đã đích thân cảm nghiệm trước tiên, nghĩa là dấn thân trọn vẹn cho việc rao giảng và chữa lành con người khỏi mọi tật bệnh thể xác và tinh thần, rồi sau cùng, tóm gọn tất cả trong cử chỉ tột cùng là "hiến mạng sống" vì con người, cử chỉ này được diễn tả theo thể thức bí tích trong Thánh Thể, là lễ tưởng niệm đời đời cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu. Chỉ qua "cánh cửa" Hy tế vượt qua ấy, con người nam nữ thuộc mọi thời đại và mọi nơi mới có thể bước vào sự sống đời đời; chỉ qua "con đường thánh" ấy, họ mới có thể thực hiện một cuộc xuất hành, dẫn họ vào "đất hứa" của tự do chân thực, đến "đồng cỏ xanh tươi" của an vui vô tận (Xc Ga 10,7.9; Tv 77,14.20-21; Tv 23,2).
Và Ðức Thánh Cha kết luận rằng: "Các Tiến chức thân mến, ước gì Lời này của Chúa soi sáng trọn cuộc sống của các con. Và khi gánh nặng của thập giá trở nên nặng nề hơn, các con hãy biết rằng đó là giờ quí giá nhất đối với các con và những người được ủy thác cho các con: với lòng tin yêu, khi lập lại lời "thưa có, với ơn phù trợ của Chúa, con muốn", các con cộng tác với Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm và Mục Tử nhân lành, vào việc chăn dắt các chiên của Chúa, có khi là con chiên duy nhất bị lạc, nhưng trên trời sẽ rất vui mừng vì con chiên lạc ấy! Xin Ðức Trinh Nữ Maria, là Phần rỗi của dân Roma, luôn canh chừng trên mỗi người các con và trên hành trình của các con". Nghi thức truyền chức
Sau bài giảng, lễ nghi truyền chức Linh Mục được tiếp tục. 9 tiến chức lần lượt tuyên hứa trước Ðức Thánh Cha và cộng đoàn, cam kết chu toàn các nghĩa vụ, thi hành thừa tác vụ linh mục trọn đời như những cộng tác viên trung thành của giám mục, để phục vụ dân Chúa, chu toàn sứ vụ Lời Chúa qua việc rao giảng Tin Mừng và giảng dạy đức tin Công Giáo, sốt sắng cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô theo truyền thống của Giáo Hội, đặc biệt là Thánh Lễ và bí tích hòa giải, siêng năng cầu nguyện. Sau cùng, mỗi thầy tiến lên, quì gối trước mặt Ðức Thánh Cha và tuyên hứa tôn trọng và vâng lời Ngài và các Ðấng kế vị.
Sau khi cầu xin ơn phù trợ của các thánh, các tiến chức đã được Ðức Thánh Cha đặt tay trên đầu, và một số Linh Mục khác cũng làm như vậy, trước khi ngài đọc lời nguyện phong chức.
Buổi lễ được tiếp tục với nghi thức mặc phẩm phục linh mục, xức dầu thánh trên đôi bàn tay, trao đĩa thánh và chén thánh, trước khi trao ban bình an.
Sau thánh lễ truyền chức, lúc giữa trưa, Ðức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời nắng. Trong bài huấn dụ ngắn, Ðức Thánh Cha dâng lời cảm tạ Chúa vì 9 tân linh mục của giáo phận Roma như một hồng ân, dấu chỉ tình yêu trung tín và quan phòng của Chúa đối với Giáo Hội. Ngài mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các linh mục mới, cũng như cầu nguyện để tất cả các bạn trẻ quan tâm đến tiếng Chúa trong nội tâm và từ bỏ mọi sự để phụng sự Chúa.
Ðức Thánh Cha nhận xét rằng những người trẻ mà ngài truyền chức Linh Mục hôm nay không khác những người trẻ khác, nhưng họ được vẻ đẹp của tình yêu Chúa đánh động sâu xa và không thể không đáp lại với tất cả cuộc sống. Họ đã gặp tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, trong Tin Mừng, Thánh Thể và cộng đoàn Giáo Hội. Ðức Thánh Cha nói chúng ta hãy cầu nguyện cho mỗi cộng đoàn địa phương trở thành một vườn được tưới gội trong đó những mầm ơn gọi mà Chúa rộng ban có thể nảy mầm và trưởng thành. Ðặc biệt các gia đình hãy trở thành môi trường đầu triên trong đó con người thở hít tình yêu của Thiên Chúa, mang lại sức mạnh nội tâm giữa những khó khăn và thử thách của cuộc sống.
Sau kinh Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, Ðức Thánh Cha đã ban phép lành cho mọi người, trước khi chào thăm các tín hữu hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài cũng nhắc đến 2 lễ phong chân phước hôm Chúa nhật 29 tháng 4 năm 2012: thứ nhất là giáo sư Giuseppe Toniolo người Roma, có 7 người con và người hăng say phục vụ tình hiệp thông của Giáo Hội; Ông được tôn phong trong buổi lễ sáng 29 tháng 4 năm 2012 tại Ðền thờ thánh Phaolô ngoại thành ở Roma. Tiếp đến là Linh Mục Pierre Adrien Toulorge, thuộc dòng Prémontré, tử đạo trong cuộc cách mạng Pháp, chứng nhân rạng ngời của chân lý, được tôn phong chiều hôm 29 tháng 4 năm 2012 tại Coutances bên Pháp.

G. Trần Ðức Anh, OP
(Radio Vatican)

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Tôi là cửa cho chiên (30.4.2012 – Thứ hai Tuần 4 Phục sinh)

Tôi là cửa cho chiên 
Lời Chúa: Ga 10, 1-10
Khi ấy, Đức Giêsu nói rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ”. Đức Giêsu kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. Vậy, Đức Giêsu lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.”
Suy nim:
Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống tươi mới.
Đức Giêsu là người mục tử chăn chiên.
Khác với kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy,
Ngài đến để chiên có sự sống, và có một cách dồi dào (c. 10).
Hãy nhìn những nét đặc trưng của người mục tử đích thực.
Anh đi vào ràn chiên hay chuồng chiên bằng cửa,
đường đường chính chính, chứ không lén lút trèo qua tường rào (cc. 1-2).
Người giữ cửa quen anh và mở cửa cho anh.
Chiên cũng quen anh và quen tiếng của anh.
Tiếng của anh là dấu hiệu quan trọng để chiên nhận ra
và phân biệt anh với người lạ hay kẻ trộm (cc. 3-5).
Chiên nghe tiếng của anh (c. 3).
nhưng không nghe tiếng người khác (c. 8).
Anh trìu mến gọi tên từng con, vì anh biết rõ chiên của mình.
Khi dẫn chúng ra ngoài chuồng, anh đi trước dẫn đường,
chúng yên tâm theo sau chứ không chạy trốn,
vì chúng biết mình đang đi theo ai và sẽ được dẫn đến đâu.
Rõ ràng có sự hiểu nhau, gần gũi giữa chiên và mục tử.
Nhưng Đức Giêsu không chỉ là Mục tử chăn chiên.
Ngài còn tự nhận mình là Cửa cho chiên ra vào (c. 7. 9).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói:
“Khi Ngài đưa ta đến với Cha, Ngài nhận mình là Cửa.
Khi Ngài săn sóc ta, Ngài nhận mình là Mục Tử.”
Cửa chuồng chiên nhằm để chiên đi vào và tìm được sự an toàn.
Cửa cũng nhằm để chiên đi ra và tìm được đồng cỏ nuôi sống.
Chỉ ai qua Cửa Giêsu mà vào mới được cứu độ.
Ai ra vào Cửa Giêsu mới tìm thấy đồng cỏ xanh tươi (c. 9).
Cửa Giêsu cũng giúp phân biệt mục tử giả và thật.
Mục tử giả sẽ không dám đến với chiên qua Cửa Giêsu.
Mong sao cho Giáo Hội có nhiều mục tử gần gũi với chiên,
biết gọi tên từng con chiên và đem lại cho chiên hạnh phúc.
Và mong sao chiên có khả năng nhận ra tiếng nói của người mục tử.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa nhận mình là Tấm Bánh,
vì Chúa muốn nuôi tâm linh chúng con.
Chúa nhận mình là Cây Nho,
vì Chúa muốn trao cho chúng con dòng nhựa sống.
Chúa nhận mình là Mục tử nhân lành,
vì Chúa muốn dẫn chúng con đến nơi đồng cỏ.
Chúa nhận mình là Cửa,
vì Chúa mở cho chúng con sự phong phú của Nước Trời.
Chúa nhận mình là Con Đường,
vì Chúa là Đấng duy nhất dẫn chúng con đến với Chúa Cha.
Chúa nhận mình là Ánh sáng,
vì Chúa có khả năng khuất phục bóng tối trong thế gian này.
Chúa nhận mình là Sự Thật,
vì Chúa vén mở cho chúng con khuôn mặt của Thiên Chúa.
Chúa nhận mình là Sự Sống và là Sự Sống Lại,
vì Chúa không để cho chúng con bị cái chết chôn vùi.
Lạy Chúa Giêsu,
tạ ơn Chúa vì mọi điều Chúa định nghĩa về mình
đều hướng đến hạnh phúc cho chúng con,
và đều cho chúng con sự sống thâm sâu của Chúa.
Xin cho chúng con chấp nhận Chúa là Anpha và Ômêga,
là Khởi Nguyên và là Tận Cùng của cuộc đời mỗi người chúng con. Amen.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Lần đầu tiên một người Việt đưc Đức Thánh Cha Biển Đức 16 truyền chức linh mục


VATICAN. Trong số 9 phó tế được ĐTC Biển Đức 16 truyền chức sáng chúa nhật 29-4-2012 tại Đền thờ Thánh Phêrô, đặc biệt lần đầu tiên có một Phó tế Việt Nam.

Đó là thầy Giuse Vũ Văn Hiếu, sinh trưởng tại Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, từ 6 năm nay cư ngụ tại Chủng viện Capranica nhất ở Roma và theo học thần học tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana. Đây là lần đầu tiên từ hàng chục năm nay mới có một phó tế người Việt được ĐTC truyền chức LM và là người Việt đầu tiên được ĐTC Biển Đức 16 tấn phong.

Thánh lễ bắt đầu lúc quá 9 giờ sáng chúa nhật thứ tư Phục Sinh, cũng là Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 49 với chủ đề ”Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa”.

Trong số 8 Phó tế còn lại nhập tịch giáo phận Roma, có 3 thầy học tại Đại chủng viện Roma, 1 thầy tại Học viện Caprania, và 4 thầy học tại Học viện giáo phận 'Mẹ Đấng Cứu Chuộc' (Redemptoris Mater) thuộc Con đường Tân Dự Tòng. Trong 4 thầy này có 2 thầy Italia và 1 thầy Colombia, 1 thầy người Côte d'Ivoire bên Phi châu.
Trong số các tiến chức người Italia, có thầy Piero Gallo 42 tuổi, đã từng làm pháp quan rồi làm luật sư cho chính phủ trong 8 năm trời, trước khi cảm thấy ơn đi tu nhờ những bài giáo lý về 10 giới răn. Đặc biệt thầy phó tế Alfredo Tedesco thuộc giáo xứ Đức Mẹ Chuộc kẻ làm tôi ở Roma, tốt nghiệp hóa học, từng có người yêu, nhưng đã theo tiếng Chúa gọi. Hiện diện tại buổi lễ truyền chức này có người yêu cũ ấy của thầy và người chồng tương lai của cô.

Trong số các Phó tế xuất thân từ Học Viện Mẹ Đấng Cứu chuộc, có thầy Marco Santerelli, 30 tuổi, cựu phi công máy bay riêng, đã cảm thấy tiếng Chúa gọi trong dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Toronto, Canada năm 2002, qua những lời Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mời gọi người trẻ hãy theo Chúa Giêsu và đừng sợ hãi gì.

Đồng tế với ĐTC có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, 7 GM Phụ tá của giáo phận Roma, các cha giám đốc Đại chủng viện, linh hướng, và các cha sở liên hệ của các tiến chức và hàng chục linh mục khác. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có 180 ca viên thuộc ca đoàn Roma và các chủng sinh.

Nghi thức truyền chức bắt đầu sau bài Phúc Âm. Thầy Phó Tế được ủy nhiệm lần lượt điểm danh 9 tiến chức và ĐHY Giám quản xin ĐTC truyền chức linh mục cho các thầy.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Sau nghi thức giới thiệu, ĐTC đã diễn giảng các bài đọc của Chúa nhật Chúa Chiên lành, đặc biệt là bài Phúc Âm theo thánh Gioan với câu của Chúa Giêsu ”Thầy là mục tử nhân lành.. Mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì đoàn chiên” (Ga 10,11), từ đó ĐTC nhấn mạnh chiều kích hy tế trong cuộc đời linh mục, noi gương Chúa Kitô. Ngài nói:

”Năm nay đoạn Phúc Âm là đoạn nòng cốt trong chương 10 của thánh Gioan và bắt đầu với lời khẳng định của Chúa Giêsu: ”Thầy là mục tử nhân lành”, và ngay sau đó là đặc tính cơ bản thứ nhất: ”Người mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì đoàn chiên” (Ga 10,11). Ở đây chúng ta được dẫn ngay vào trung tâm, tột đỉnh mạc khải của Thiên Chúa như người chăn dắt dân Ngài; trung tâm và tột đỉnh ấy là Chúa Giêsu, chính Chúa Giêsu đã chết trên thập giá và ra khỏi mồ vào ngày thứ ba, Chúa sống lại với trọn nhân tính của Ngài, và qua cách thức đó, Ngài cũng đưa chúng ta, mỗi người chúng ta, vào trong tiến trình của Ngài từ cái chết đến sự sống. Biến cố ấy - là cuộc Vượt qua của Chúa Ktiô - trong đó có thể hiện trọn vẹn và chung kết hoạt động chăn dắt của Thiên Chúa, là một biến cố hy tế: vì thế Vị Mục Tử Nhân Lành và Vị Thượng Tế đồng qui trong con người của Chúa Giêsu Đấng đã hiến mình vì chúng ta”.

ĐTC cũng nhắc đến bài đọc thứ I và đáp ca trích từ thánh vịnh 118 nói về Chúa Giêsu là viên đá bị thợ xây loại bỏ nhưng đã trở thành viên đá góc. Chúa đã trải qua kinh nghiệm bị các thủ lãnh của dân loại bỏ nhưng được Thiên Chúa phục hồi và đặt làm nền tảng của Đền thờ mới, của một dân tộc mới, chúc tụng Chúa với những hoa trái của sự công chính (Xc Mt 21,,42-43).

Từ những nhận xét đó, ĐTC trở lại bài Phúc Âm để khai triển thêm ý tưởng người mục tử nhân lành hiến mạng vì đoàn chiên. Ngài nói: ”Chúa Giêsu nhấn mạnh đến đặc tính thiết yếu này của người mục tử chân thực là chính Ngài: đặc tính 'hiến mạng sống'. Chúa lập lại điều đó 3 lần và sau cùng Ngài kết luận: ”Chính vì thế, Cha yêu mến Thầy: vì Thầy hiến mạng sống, rồi Thầy lấy lại. Không ai tước đoạt mạng sống của Thầy: chính thầy hiến mạng sống. Thầy có quyền cho đi sự sống và có quyền lấy lại sự sống. Đó là mệnh lệnh mà Thầy đã nhận từ Cha Thầy” (Ga 10,17-18). Hiển nhiên đó là đặc tính của người mục tử như Chúa Giêsu đích thân giải thích, theo ý Chúa Cha Đấng đã sai Ngài. Hình ảnh vị vua-mục tử chủ yếu bao gồm nghĩa vụ cai quản Dân Chúa, giữ cho dân được đoàn kết và hướng dẫn họ, tất cả chức năng của vị vua như thế được thể hiện hoàn toàn nơi Chúa Giêsu Kitô qua chiều kích hy tế, qua sự dâng hiến mạng sống. Tóm một lời, đó là trong mầu nhiệm Thánh Giá, nghĩa là trong cử chỉ tột cùng khiêm tốn và yêu thương dâng hiến. Viện phụ Teodoro Studita nói: ”Nhờ thập giá, chúng ta, là những con chiên của Chúa Ktiô, được tập họp thành một đoàn chiên duy nhất và chúng ta được hướng về nơi vĩnh cửu” (Discorso sull'adorazione della croce: PG 99,699).”

Tiếp tục bài giảng, ĐTC nhắc đến các công thức trong nghi thức truyền chức cũng phản ánh ý tưởng chức linh mục hy tế của Chúa Giêsu. Ngài nói:

”Trong viễn tượng ấy, các công thức của nghi thức truyền chức linh mục chúng ta đang cử hành cũng có chiều hướng như vậy. Chẳng hạn, trong 3 câu hỏi liên quan đến những cam kết của tiến chức, câu cuối cùng có tính chất tột đỉnh và tổng hợp, nói rằng: ”Các con có muốn được luôn luôn kết hiệp chặt chẽ với Chúa Kitô Linh mục thượng phẩm, Đấng đã tự hiến cho Chúa Cha như lễ vật tinh tuyền vì chúng ta, thánh hiến các con cho Thiên Chúa cùng với Ngài để cứu độ nhân loại hay không?”. Thực vậy, linh mục là người được tháp nhập một cách đặc biệt vào mầu nhiệm hy tế của Chúa Kitô, qua sự kết hiệp bản thân với Chúa, để kéo dài sứ mạng cứu độ của Ngài. Sự kết hiệp này diễn ra nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh, ngày càng phải trở nên chẽ hơn, nhờ sự quảng đại đáp lại của chính linh mục. Vì thế, hỡi các Tiến chức quí mến, lát nữa đây các con sẽ trả lời câu hỏi này và nói: “Thưa có, với sự phù trợ của Chúa, con muốn”. Sau đó trong các nghi thức bổ túc, lúc xức dầu thánh, vị chủ tế nói: ”Xin Chúa Giêsu Kitô, mà Chúa Cha đã thánh hiến trong Thánh Linh vá quyền năng, giữ gìn con để thánh hóa dân Chúa và để dâng lễ hy sinh”. Và rồi, khi trao bánh và rượu, ngài nói: ”Con hãy nhận lễ vật của dân thánh để dâng hy tế thánh thể. Hãy ý thức điều con sẽ làm, bắt chước điều con cử hành, làm cho cuộc sống của con phù hợp với mầu nhiệm thập giá của Chúa Kitô”. Ngài mạnh mẽ nêu bật điều này là: đối với linh mục, cử hành Thánh Lễ mỗi ngày không có nghĩa là thực hiện một chức năng nghi thức, nhưng là chu toàn một sứ mạng bao gồm trọn vẹn cuộc sống của linh mục một cách sâu xa, trong niềm hiệp thông với Chúa Kitô phục sinh, Đấng tiếp tục thực hiện Hy tế cứu chuộc trong Giáo Hội của Ngài”.

ĐTC nhận xét rằng ”Chiều kích Thánh Thể - Hy tế ấy là điều không thể tách rời khỏi chiều kích mục vụ và họp thành một nòng cốt chân lý và sức mạnh cứu độ, và hiệu năng của mọi hoạt động đều tùy thuộc nòng cốt ấy. Dĩ nhiên, chúng ta không nói về hiệu năng trên bình diện tâm lý và xã hội mà thôi, nhưng cả về sự phong phú sinh tử của sự hiện diện Thiên Chúa trên bình nhân bản sâu xa. Việc rao giảng, các hoạt động, những cử chỉ khác nhau mà Giáo Hội thi hành qua nhiều sáng kiến của mình, sẽ mất đi sự phong phú cứu độ nếu thiếu việc cử hành Hy tế của Chúa Kitô. Việc cử hành này được ủy thác cho các linh mục được truyền chức. Thực vậy, linh mục được kêu gọi sống nơi bản thân mình điều mà Chúa Giêsu đã đích thân cảm nghiệm trước tiên, nghĩa là dấn thân trọn vẹn cho việc rao giảng và chữa lành con người khỏi mọi tật bệnh thể xác và tinh thần, rồi sau cùng, tóm gọn tất cả trong cử chỉ tột cùng là ”hiến mạng sống” vì con người, cử chỉ này được diễn tả theo thể thức bí tích trong Thánh Thể, là lễ tưởng niệm đời đời cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu. Chỉ qua ”cánh cửa” Hy tế vượt qua ấy, con người nam nữ thuộc mọi thời đại và mọi nơi mới có thể bước vào sự sống đời đời; chỉ qua ”con đường thánh” ấy, họ mới có thể thực hiện một cuộc xuất hành, dẫn họ vào ”đất hứa” của tự do chân thực, đến ”đồng cỏ xanh tươi” của an vui vô tận (Xc Ga 10,7.9; Tv 77,14.20-21; Tv 23,2).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Các Tiến chức thân mến, ước gì Lời này của Chúa soi sáng trọn cuộc sống của các con. Và khi gánh nặng của thập giá trở nên nặng nề hơn, các con hãy biết rằng đó là giờ quí giá nhất đối với các con và những người được ủy thác cho các con: với lòng tin yêu, khi lập lại lời ”thưa có, với ơn phù trợ của Chúa, con muốn”, các con cộng tác với Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm và Mục Tử nhân lành, vào việc chăn dắt các chiên của Chúa, có khi là con chiên duy nhất bị lạc, nhưng trên trời sẽ rất vui mừng vì con chiên lạc ấy! Xin Đức Trinh Nữ Maria, là Phần rỗi của dân Roma, luôn canh chừng trên mỗi người các con và trên hành trình của các con”. Nghi thức truyền chức

Sau bài giảng, lễ nghi truyền chức LM được tiếp tục. 9 tiến chức lần lượt tuyên hứa trước ĐTC và cộng đoàn, cam kết chu toàn các nghĩa vụ, thi hành thừa tác vụ linh mục trọn đời như những cộng tác viên trung thành của giám mục, để phục vụ dân Chúa, chu toàn sứ vụ Lời Chúa qua việc rao giảng Tin Mừng và giảng dạy đức tin Công Giáo, sốt sắng cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô theo truyền thống của Giáo Hội, đặc biệt là Thánh Lễ và bí tích hòa giải, siêng năng cầu nguyện. Sau cùng, mỗi thầy tiến lên, quì gối trước mặt ĐTC và tuyên hứa tôn trọng và vâng lời Ngài và các Đấng kế vị.

Sau khi cầu xin ơn phù trợ của các thánh, các tiến chức đã được ĐTC đặt tay trên đầu, và một số LM khác cũng làm như vậy, trước khi ngài đọc lời nguyện phong chức.

Buổi lễ được tiếp tục với nghi thức mặc phẩm phục linh mục, xức dầu thánh trên đôi bàn tay, trao đĩa thánh và chén thánh, trước khi trao ban bình an.

Sau thánh lễ truyền chức, lúc giữa trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời nắng. Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC dâng lời cảm tạ Chúa vì 9 tân linh mục của giáo phận Roma như một hồng ân, dấu chỉ tình yêu trung tín và quan phòng của Chúa đối với Giáo Hội. Ngài mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các linh mục mới, cũng như cầu nguyện để tất cả các bạn trẻ quan tâm đến tiếng Chúa trong nội tâm và từ bỏ mọi sự để phụng sự Chúa.
ĐTC nhận xét rằng những người trẻ mà ngài truyền chức LM hôm nay không khác những người trẻ khác, nhưng họ được vẻ đẹp của tình yêu Chúa đánh động sâu xa và không thể không đáp lại với tất cả cuộc sống. Họ đã gặp tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, trong Tin Mừng, Thánh Thể và cộng đoàn Giáo Hội. ĐTC nói chúng ta hãy cầu nguyện cho mỗi cộng đoàn địa phương trở thành một vườn được tưới gội trong đó những mầm ơn gọi mà Chúa rộng ban có thể nảy mầm và trưởng thành. Đặc biệt các gia đình hãy trở thành môi trường đầu triên trong đó con người thở hít tình yêu của Thiên Chúa, mang lại sức mạnh nội tâm giữa những khó khăn và thử thách của cuộc sống.

Sau kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC đã ban phép lành cho mọi người, trước khi chào thăm các tín hữu hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài cũng nhắc đến 2 lễ phong chân phước hôm qua: thứ nhất là giáo sư Giuseppe Toniolo người Roma, có 7 người con và người hăng say phục vụ tình hiệp thông của Giáo Hội; Ông được tôn phong trong buổi lễ sáng hôm qua tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành ở Roma. Tiếp đến là LM Pierre Adrien Toulorge, thuộc dòng Prémontré, tử đạo trong cuộc cách mạng Pháp, chứng nhân rạng ngời của chân lý, được tôn phong chiều hôm 29-4-2012 tại Coutances bên Pháp.

G. Trần Đức Anh OP