Ðức
Thánh Cha bắt đầu viếng thăm
Tổng
giáo phận Milano
Vatican
(Vat. 1/06/2012) - Chiều thứ sáu, 1 tháng 6 năm 2012, Ðức Thánh
Cha Biển Ðức 16 đã đến viếng thăm tổng giáo phận Milano
bắc Italia, nhân dịp Ðại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo
thế giới.
Ngài
lưu lại tại đây hơn 48 tiếng đồng hồ, cho đến gần 6 giờ
chiều chúa nhật 3 tháng 6 năm 2012. Ðây là chuyến viếng
thăm dài nhất Ðức Thánh Cha thực hiện tại Italia từ
trước đến nay và là chuyến viếng thăm đầu tiên của một
vị Giáo Hoàng tại đây kể từ 28 năm nay.
Từ
Vatican, vào lúc quá 4 giờ chiều, Ðức Thánh Cha đã dùng
trực thăng đến phi trường Ciampino của thành Roma để từ
đây đáp máy bay đến phi trường Milano-Linate cách đó gần
500 cây số về hướng bắc. Khi đến nơi vào lúc 5 giờ 15
chiều, Ngài đã được Ðức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám
Mục sở tại cùng với Ðức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch
Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, và các Hồng Y, Giám Mục,
cũng như chính quyền đón tiếp.
Liền
đó, Ðức Thánh Cha dùng xe bọc kính để tới Quảng trường
trước nhà thờ chính tòa Milano. Dọc đường lối 100 ngàn
tín hữu và dân chúng đứng hai bên để chào đón ngài
rất tưng bừng. Số người càng đông đảo hơn khi Ðức
Thánh Cha tiến vào khu vực quảng trường gần Nhà Thờ chính
tòa. Xe chở Ðức Thánh Cha đã dừng lại nhiều lần để
ngài hôn những em bé được nhân viên an ninh bế lên trao
cho ngài.
Milano
là thủ đô kinh tế của Italia và là thủ phủ của miền
Lombardi hiện có hơn 1 triệu 340 ngàn dân cư. Về mặt tôn
giáo, Tổng giáo phận Milano cổ kính có từ thế kỷ thứ 4,
với vị Giám Mục nổi bật là thánh Ambroxio. Hồi xưa lãnh
thổ giáo phận này rộng mênh mông, bao gồm cả vùng nói
tiếng Ý bên Thụy sĩ cũng như miền Piemonte đông bắc Italia.
Qua dòng lịch sử, đã có 17 giáo phận đã được cắt ra
từ lãnh thổ giáo phận Milano, dầu vậy, ngày nay Milano vẫn
còn là giáo phận lớn nhất tại Âu Châu với hơn 5 triệu
434 ngàn tín hữu Công Giáo sống trên lãnh thổ rộng 4.208
cây số vuông, thuộc 1.104 giáo xứ, do 2009 linh mục giáo phận
và 836 linh mục dòng săn sóc với sự cộng tác của 120 phó
tế vĩnh viễn. Giáo phận do Ðức Hồng Y Angelo Scola cai quản
với sự cộng tác của 4 Giám Mục phụ tá.
Tại
quảng trường rộng 17 ngàn mét vuông trước Nhà thờ chính
tòa Milano, 60 ngàn người đã dành cho Ðức Thánh Cha một
cuộc tiếp đón nồng nhiệt. Ðông đảo các gia đình và
người trẻ trong số các tín hữu hiện diện. Họ ca hát, vẫy
những khăn màu trắng để chào mừng ngài.
Tại
đây cũng có bố trí các màn hình khổng lồ 12 mét vuông
để những người đứng xa cũng có thể thấy Ðức Giáo
Hoàng, và qua màn hình này, dân chúng cũng có thể theo dõi
cuộc gặp gỡ của ngài với các gia đình thế giới vào
chiều tối thứ bẩy, cũng như thánh lễ sáng chúa nhật 3
tháng 6 năm 2012.
Lên
tiếng sau lời chào mừng của ông thị trưởng và Ðức
Hồng Y Scola Tổng Giám Mục sở tại, Ðức Thánh Cha chào
thăm chính quyền và giáo quyền địa phương trước khi chào
thăm đại diện các gia đình quốc tế:
"Tôi
đặc biệt chào thăm các đại diện gia đình đến từ các
nơi trên thế giới, tham dự Ðại hội kỳ 7 này. Tôi thân
ái nghĩ đến những người đang cần trợ giúp và an ủi,
đang bị nhiều thứ lo lắng đè nặng: những người đơn độc
hoặc gặp khó khăn, những người thất nghiệp, các bệnh
nhân, tù nhân và những người thiếu gia cư hoặc thiếu
những điều tối thiểu để sống xứng đáng... Ước gì
không một ai trong các anh chị em ấy của chúng ta không được
sự quan tâm liên đới liên lỷ của tập thể. Về vấn đề
này, tôi hài lòng về những gì giáo phận Milano đã và
tiếp tục làm để đáp ứng cụ thể những nhu cầu của các
gia đình bị thương tổn nhiều nhất vì cuộc khủng hoảng kinh
tế tài chánh, và đã cùng với toàn thể Giáo Hội và xã
hội ở Italia, khởi sự ngay để tích cực cứu giúp dân
chúng bị động đất ở miền Emilia Romagna. Họ đang ở trong con
tim và trong kinh nguyện của chúng ta, và một lần nữa tôi
mời gọi anh chị em hãy quảng đại liên đới với họ."
Hai
trận động đất ngày 20 và 29 tháng 5 năm 2012 ở miền Emilia
Romagna đã làm cho 24 người chết, hơn 350 người bị thương, 14
ngàn người phải di tản và sống trong các lều tạm trú, 305
thánh đường bị hư hại, trong đó có một số bị sụp hoàn
toàn. Cả Ðền thánh Antôn thành Padova cũng bị thiệt hại.
Trong
diễn văn, Ðức Thánh Cha cũng nêu cao mối liên hệ mật
thiết giữa giáo phận Milano với người kế vị thánh Phêrô
qua dòng lịch sử, và bao nhiêu vị đại mục tử đã hướng
dẫn Giáo phận này, nhất là thánh Ambroxio, thánh Carlo Borromeo,
cũng như một số vị Giáo Hoàng xuất thân từ đây, như
Ðức Piô 11 và đặc biệt là vị tôi tớ Chúa Ðức Giáo
Hoàng Phaolô 6 đã làm Tổng Giám Mục Milano. Ðức Thánh Cha
nói:
"Các
bạn thân mến, lịch sử của anh chị em rất phong phú về văn
hóa và đức tin... Là những người thừa kế của quá
khứ vinh hiện và gia sản tinh thần giá trị khôn lường ấy,
anh chị em có nghĩa vụ dấn thân để thông truyền cho các thế
hệ tương lai ngọn đuốc sáng người dường ấy của truyền
thống. Anh chị em biết rõ thật là điều cấp thiết phải mang
men tin mừng vào bối cảnh văn hóa ngày nay. Niềm tin nơi
Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đã chịu chết và sống lại vì chúng
ta, và đang sống giữa chúng ta phải linh hoạt toàn thể mọi
môi trường cuộc sống, cá nhân cũng như cộng đoàn, tư
cũng như công, để có được một cuộc an sinh ổn định đích
thực, đi từ gia đình, cần phải tái khám phá gia đình như
gia sản chính của nhân loại, và là dấu chỉ một nền văn
hóa chân chính phục vụ con người. Căn tính đặc sắc của
thành Milano không được làm cho thành này bị cô lập hoặc
tách biệt, khép kín nơi mình. Trái lại, trong khi bảo tồn
nhựa sống của các căn cội và những nét đặc thù trong
lịch sử của mình, thành Milano được mời gọi hướng nhìn
về tương lai trong hy vọng, vun trồng mối liên hệ thân tình
và thăng tiến với cuộc sống của toàn thể Italia và Âu
Châu. Trong sự phân biệt rõ ràng vai trò và mục tiêu,
thành Milano đời một cách tích cực và thành Milano của
đức tin được mời gọi cùng cộng tác cho công ích.
Tại
nhà hát Scala
Sau
bài diễn văn, Ðức Thánh Cha đã về tòa Tổng Giám Mục
Milano để nghỉ ngơi chốc lát. Tiếp đến, vào lúc quá 7 giờ
rưỡi tối, Ðức Thánh Cha đã đến Nhà Hát Scala, nổi
tiếng nhất tại thành Milano để tham dự buổi hòa nhạc cùng
với các đoàn đại biểu chính thức từ các nước trên
thế giới đến dự Ðại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo
thế giới, cũng như chính quyền các cấp và đại diện các
giới. Ban nhạc và ca đoàn của Nhà hát, do Nhạc trưởng
Barenboim 70 tuổi điều khiển, đã trình diễn Hợp tấu số 9
của Ludwig van Beethoven với lời "Bài ca vui tươi" do
Friedrich Schiller biên soạn.
Giám
đốc nhà hát, Ông Stéphane Lissner đã chào mừng Ðức
Thánh Cha và cho biết buổi hòa nhạc cũng diễn tả tình liên
đới của Ðức Thánh Cha và mọi người với các nạn nhân
bị động đất.
Trong
lời cám ơn cuối buổi hòa tấu, Ðức Thánh Cha đi từ bài
ca vui tươi và nhận xét rằng "đây là một viễn tượng
lý tưởng về nhân loại mà nhạc sư Beethoven diễn tả qua âm
nhạc. "Niềm vui tích cực trong tình huynh đệ và yêu
thương nhau dưới cái nhìn hiền phụ của Thiên Chúa"
(Luigi della Croce). Niềm vui mà được ca tụng trong bài ca không
phải là niềm vui riêng của Kitô giáo, nhưng là niềm vui của
cuộc sống chung huynh đệ giữa các dân tộc, của sự chiến
thắng tính ích kỷ, và đó là ước muốn sao cho hành trình
của nhân loại được thấm đượm tình thương, đây hầu như
là một lời mời gọi gửi đến mọi người, vượt lên
trên mọi hàng rào và xác tín".
Ðức
Thánh Cha cũng nhận xét rằng "Chúng ta không cần một
diễn văn siêu thực về một vị Thiên Chúa xa xăm, không
cần một tình huynh đệ không đòi phải dấn thân. Chúng ta
đang tìm kiếm Thiên Chúa gần gũi. Chúng ta tìm kiếm một tình
huynh đệ, nâng đỡ tha nhân giữa những đau khổ, và giúp
tiến bước. Sau buổi hòa nhạc này, nhiều người sẽ đi
chầu Mình Thánh Chúa, thờ lạy Thiên Chúa đã đặt mình
trong những đau khổ của chúng ta và còn tiếp tục làm như
vậy. Thờ lạy vị Thiên Chúa đang chịu đau khổ với chúng ta
và vì chúng ta, và qua đó Ngài làm cho những người nam
nữ có cả năng chia sẻ những đau khổ của tha nhân và
biến đau khổ thành tình thương. Ðó chính là điều chúng ta
cảm thấy được buổi hòa nhạc này mời gọi thi hành".
G.
Trần Ðức Anh, OP
(Radio
Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét