TRAO ĐỔI CÁC TÀI LIỆU PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH GIỮA TÒA THÁNH VÀ CỘNG HÒA AZERBAIGIAN
VATICĂNG: Sáng thứ tư 6-7-2011 Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại trưởng Tòa Thánh và ông Elmar Mammadyarov, ngoại trưởng Cộng Hòa Azerbaigian đã trao đổi văn bản phê chuẩn Hiệp định giữa hai bên.
Hiệp định được soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Azena gồm 8 khoản liên quan tới tình trạng pháp luật của Giáo Hội công giáo tại Azerbaigian và bắt đầu có hiệu lực ngay sau việc trao đổi tài liệu. Hiện diện trong buổi trao đổi văn bản thỏa hiệp cũng có Đức Hồng Y Bertone Quốc vụ Khanh Tòa Thánh và phái đoàn của cả hai bên.
Phát biểu trong dịp này, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã duyệt lại lễ nghi ký thỏa hiệp ngày 29-4-2011 tại thủ đô Baku. Ngài cho biết tiến trình của thỏa hiệp đã bắt đầu từ nhiều thập niên qua với ước mong phát triển và củng cố các liên hệ giữa hai bên. Hồi năm 2002 chuyến Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Azerbaigian đã ghi đấu một bước tiến mới đẩy mạnh sự hiểu biết nhau, sự cộng tác và đối thoại liên tôn. Khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, tổng thống Ilham Aliyev đã hiện diện trong lễ nghi an táng. Và năm 2008 Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã viếng thăm Azerbaigian theo lời mời của các giới chức tôn gíáo và dân sự nước này. Ngài đã chuyển các tâm tình qúy trọng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến chính quyền và sự gần gũi của người đối với các tín hữu công giáo. Đức Hồng Y cũng đã hội kiến với thủ lãnh Hồi giáo Azerbaigian Sheikh Ul-Islam Allashukur Pashazade và các vị lãnh đạo tôn giáo khác, để nói lên ý muốn của Giáo Hội công giáo là cộng tác trong dấn thân chung cho hòa bình, hòa hợp giữa các dân tộc và thiện ích của gia đình nhân loại.
Ngoài ra Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh cũng nhắc đến các chuyến viếng thăm hồi năm 2006 của Đức Tổng Giám Mục Giovanni Lajolo, Thứ trưởng ngoại vụ Tòa Thánh, và chuyến viếng thăm hồi năm 2010 của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa. Tất cả đều ghi dấu đỉnh cao của sự cộng tác liên tục trong lãnh vực văn hóa giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Azerbaigian. Tòa Thánh cũng thường xuyên tham dự đại hội của Diễn đàn đối thoaị liên văn hóa trong thủ đô Baku.
Buổi trao đổi văn bản hiệp định hôm nay diễn tả tột đỉnh các liên hệ giữa hai bên và minh xác sự hiện hữu của các tương quan tốt đẹp ấy. Hiệp định là một dụng cụ qúy báu khiến cho nguyên tắc tự do tôn giáo có hiệu lực. Nó có tầm quan trọng lớn và phản ánh Hiến pháp của Azerbaigian, vì thừa nhận tính cách pháp nhân của Giáo Hội công giáo cũng như của các cơ cấu được thiết lập dựa trên luật lệ của Giáo Hội. Ngoài ra sự thừa nhận này giúp Giáo Hội công giáo địa phương sống trong hòa bình và an ninh, để có thể góp phần tốt hơn vào công ích của đất nước... Hiệp định này không ảnh hưởng trên sự hiện hữu và các sinh hoạt đa diện của các cộng đoàn tôn giáo, kitô cũng như không kitô khác, được tiếp nhận tại Azerbaigian. Nó cũng không đặt để Giáo Hội công giáo vào một vị thế đặc ân. Giáo Hội chỉ tìm thực hiện sứ mệnh của mình trong lãnh vực tôn giáo, và tôn trọng luật lệ của đất nước Azerbaigian. Hiệu lực của hiệp định cũng là một điểm khởi đầu. Sự đồng thuận đạt được nói lên ý muốn tiếp tục cộng tác và bảo đảm cho việc đào tạo toàn vẹn mọi người như là tín hữu và là công dân. Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã cám ơn tổng thống và các giới chức chính quyền đã cộng tác trong việc thực hiện hiệp định này giữa hai bên (SD 6-7-2011)
Hiệp định được soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Azena gồm 8 khoản liên quan tới tình trạng pháp luật của Giáo Hội công giáo tại Azerbaigian và bắt đầu có hiệu lực ngay sau việc trao đổi tài liệu. Hiện diện trong buổi trao đổi văn bản thỏa hiệp cũng có Đức Hồng Y Bertone Quốc vụ Khanh Tòa Thánh và phái đoàn của cả hai bên.
Phát biểu trong dịp này, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã duyệt lại lễ nghi ký thỏa hiệp ngày 29-4-2011 tại thủ đô Baku. Ngài cho biết tiến trình của thỏa hiệp đã bắt đầu từ nhiều thập niên qua với ước mong phát triển và củng cố các liên hệ giữa hai bên. Hồi năm 2002 chuyến Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Azerbaigian đã ghi đấu một bước tiến mới đẩy mạnh sự hiểu biết nhau, sự cộng tác và đối thoại liên tôn. Khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, tổng thống Ilham Aliyev đã hiện diện trong lễ nghi an táng. Và năm 2008 Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã viếng thăm Azerbaigian theo lời mời của các giới chức tôn gíáo và dân sự nước này. Ngài đã chuyển các tâm tình qúy trọng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến chính quyền và sự gần gũi của người đối với các tín hữu công giáo. Đức Hồng Y cũng đã hội kiến với thủ lãnh Hồi giáo Azerbaigian Sheikh Ul-Islam Allashukur Pashazade và các vị lãnh đạo tôn giáo khác, để nói lên ý muốn của Giáo Hội công giáo là cộng tác trong dấn thân chung cho hòa bình, hòa hợp giữa các dân tộc và thiện ích của gia đình nhân loại.
Ngoài ra Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh cũng nhắc đến các chuyến viếng thăm hồi năm 2006 của Đức Tổng Giám Mục Giovanni Lajolo, Thứ trưởng ngoại vụ Tòa Thánh, và chuyến viếng thăm hồi năm 2010 của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa. Tất cả đều ghi dấu đỉnh cao của sự cộng tác liên tục trong lãnh vực văn hóa giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Azerbaigian. Tòa Thánh cũng thường xuyên tham dự đại hội của Diễn đàn đối thoaị liên văn hóa trong thủ đô Baku.
Buổi trao đổi văn bản hiệp định hôm nay diễn tả tột đỉnh các liên hệ giữa hai bên và minh xác sự hiện hữu của các tương quan tốt đẹp ấy. Hiệp định là một dụng cụ qúy báu khiến cho nguyên tắc tự do tôn giáo có hiệu lực. Nó có tầm quan trọng lớn và phản ánh Hiến pháp của Azerbaigian, vì thừa nhận tính cách pháp nhân của Giáo Hội công giáo cũng như của các cơ cấu được thiết lập dựa trên luật lệ của Giáo Hội. Ngoài ra sự thừa nhận này giúp Giáo Hội công giáo địa phương sống trong hòa bình và an ninh, để có thể góp phần tốt hơn vào công ích của đất nước... Hiệp định này không ảnh hưởng trên sự hiện hữu và các sinh hoạt đa diện của các cộng đoàn tôn giáo, kitô cũng như không kitô khác, được tiếp nhận tại Azerbaigian. Nó cũng không đặt để Giáo Hội công giáo vào một vị thế đặc ân. Giáo Hội chỉ tìm thực hiện sứ mệnh của mình trong lãnh vực tôn giáo, và tôn trọng luật lệ của đất nước Azerbaigian. Hiệu lực của hiệp định cũng là một điểm khởi đầu. Sự đồng thuận đạt được nói lên ý muốn tiếp tục cộng tác và bảo đảm cho việc đào tạo toàn vẹn mọi người như là tín hữu và là công dân. Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã cám ơn tổng thống và các giới chức chính quyền đã cộng tác trong việc thực hiện hiệp định này giữa hai bên (SD 6-7-2011)
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét