Thư Đức Thánh Cha nhân dịp 100 năm Học Viện Thánh Nhạc
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 cổ võ quan hệ đúng đắn giữa truyền thống lành mạnh và sự tiến bộ hợp pháp trong ngành thánh nhạc và ngài khích lệ Giáo Hoàng Học Viện về thánh nhạc tiếp tục chu toàn sứ mạng đào tạo các sinh viên trong ngành này.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong thư công bố hôm 31-5-2011, gửi ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo kiêm Đại Chưởng Ấn Giáo Hoàng Học Viện về thánh nhạc ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Học Viện này.
Học viện được ĐGH Piô 10 thành lập năm 1910 như một Trường Cao Đẳng về Thánh Nhạc, và được mở cửa ngày 3-1-1911. 20 năm sau đó, trường được Đức Piô 11 nâng lên hàng ”Giáo Hoàng Học Viện về Thánh Nhạc”.
Trong thư, ĐTC nhắc lại căn tính cũng như quá trình hoạt động của Học Viện này: đặc biệt Học Viện đã hấp thụ, soạn thảo và thông truyền nội dung đạo lý và mục vụ của các Văn kiện Tòa Thánh, cũng như của Công đồng chung Vatican 2 về thánh nhạc, để có thể soi sáng và hướng dẫn công việc của các nhà sáng tác, các ca trưởng, các nhà phụng vụ và nhạc sĩ cũng như tất cả các nhà đào tạo trong lãnh vực này”.
ĐTC nhấn mạnh đến mục đích của Thánh Nhạc là ”làm vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu”, như Hiến Chế Thánh Công Đồng (Sacrosanctum Concilium, n.112) đã khẳng định, và ngài nhắc lại rằng ”Phụng vụ, và từ đó, Thánh Nhạc, 'sống bằng một quan hệ đúng đắn và trường kỳ giữa truyền thống lành mạnh và sự tiến triển hợp pháp', luôn để ý rằng hai ý niệm đó bổ túc cho nhau vì truyền thống là một thực tại sinh động, vì thế nó bao gồm nơi mình nguyên tắc phát triển và tiến bộ” (Diễn Văn dành cho Giáo Học Học viện về Phụng vụ 6-5-2011)
Trong thư, ĐTC cũng đề cao giá trị của nhạc bình ca như kiểu mẫu cao nhất của Thánh Nhạc và sau cùng, ngài khẳng định rằng: ”Tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục thi hành đà tiến được đổi mới và quyết tâm chu toàn sứ vụ của anh chị em trong việc huấn luyện chuyên nghiệp cho các sinh viên, để họ thủ đắc được một khả năng nghiêm túc và sâu xa, trong các môn khác nhau thuộc thánh nhạc. Như thế, Giáo Hoàng Học Viện về Thánh Nhạc sẽ tiếp tục cống hiến một sự đóng góp giá trị cho việc đào tạo các vị mục tử và các tín hữu giáo dân trong các Giáo Hội địa phương, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phân định phẩm chất của các thánh ca được dùng trong việc cử hành phụng vụ”.
Trong số các sinh viên Việt Nam xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Thánh Nhạc có Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Linh mục nhạc sĩ Kim Long, Tiến Dũng, v.v.. Hiện nay có 2 nữ tu và 2 LM Việt Nam đang theo học tại Trường này. (SD 31-5-2011)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong thư công bố hôm 31-5-2011, gửi ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo kiêm Đại Chưởng Ấn Giáo Hoàng Học Viện về thánh nhạc ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Học Viện này.
Học viện được ĐGH Piô 10 thành lập năm 1910 như một Trường Cao Đẳng về Thánh Nhạc, và được mở cửa ngày 3-1-1911. 20 năm sau đó, trường được Đức Piô 11 nâng lên hàng ”Giáo Hoàng Học Viện về Thánh Nhạc”.
Trong thư, ĐTC nhắc lại căn tính cũng như quá trình hoạt động của Học Viện này: đặc biệt Học Viện đã hấp thụ, soạn thảo và thông truyền nội dung đạo lý và mục vụ của các Văn kiện Tòa Thánh, cũng như của Công đồng chung Vatican 2 về thánh nhạc, để có thể soi sáng và hướng dẫn công việc của các nhà sáng tác, các ca trưởng, các nhà phụng vụ và nhạc sĩ cũng như tất cả các nhà đào tạo trong lãnh vực này”.
ĐTC nhấn mạnh đến mục đích của Thánh Nhạc là ”làm vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu”, như Hiến Chế Thánh Công Đồng (Sacrosanctum Concilium, n.112) đã khẳng định, và ngài nhắc lại rằng ”Phụng vụ, và từ đó, Thánh Nhạc, 'sống bằng một quan hệ đúng đắn và trường kỳ giữa truyền thống lành mạnh và sự tiến triển hợp pháp', luôn để ý rằng hai ý niệm đó bổ túc cho nhau vì truyền thống là một thực tại sinh động, vì thế nó bao gồm nơi mình nguyên tắc phát triển và tiến bộ” (Diễn Văn dành cho Giáo Học Học viện về Phụng vụ 6-5-2011)
Trong thư, ĐTC cũng đề cao giá trị của nhạc bình ca như kiểu mẫu cao nhất của Thánh Nhạc và sau cùng, ngài khẳng định rằng: ”Tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục thi hành đà tiến được đổi mới và quyết tâm chu toàn sứ vụ của anh chị em trong việc huấn luyện chuyên nghiệp cho các sinh viên, để họ thủ đắc được một khả năng nghiêm túc và sâu xa, trong các môn khác nhau thuộc thánh nhạc. Như thế, Giáo Hoàng Học Viện về Thánh Nhạc sẽ tiếp tục cống hiến một sự đóng góp giá trị cho việc đào tạo các vị mục tử và các tín hữu giáo dân trong các Giáo Hội địa phương, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phân định phẩm chất của các thánh ca được dùng trong việc cử hành phụng vụ”.
Trong số các sinh viên Việt Nam xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Thánh Nhạc có Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Linh mục nhạc sĩ Kim Long, Tiến Dũng, v.v.. Hiện nay có 2 nữ tu và 2 LM Việt Nam đang theo học tại Trường này. (SD 31-5-2011)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét