label

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

ÐTC Benedicto XVI đến Erfurt là cách tiếp cận của nhà thần học

ÐHY TGM tổng giáo phận Paris
nói rằng việc ÐTC Benedicto XVI
đến Erfurt là cách tiếp cận của nhà thần học

Ðức hồng y Tổng Giám Mục tổng giáo phận Paris nói rằng việc Ðức Thánh Cha Benedicto XVI đến Erfurt là cách tiếp cận của nhà thần học.
Pháp quốc (Zenit 27-9-2011) - Trong một buổi trả lời phỏng vấn với Ðài phát thanh Notre-Dame (Ðức Bà), hôm 27 tháng 09 năm 2011, Ðức hồng y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Paris, đã nhận định rằng việc Ðức Thánh cha Benedicto XVI đến Erfurt, cái nôi của phong trào Cải cách, nơi mà ngài đã gặp lãnh đạo Giáo Hội Tin Lành Ðức, hôm 23 tháng 9 năm 2011, trong chuyến tông du của ngài đến nước Ðức, quả là cách tiếp cận của một thần học gia đi tìm chân lý với "sự quyết tâm".
Ðức hồng y Tổng Giám Mục tổng giáo phận Paris cho rằng cách thức mà Ðức Thánh cha Benedicto XVI bày tỏ sự kính trọng của mình đối với ngài Luther là một "sự mới lạ". Trong bài phát biểu của mình tại Erfurt, "một trong các địa điểm trung tâm của Giáo hội Tin lành Luthêrô", Ðức giáo hoàng người Ðức đã cố gắng "giải thích sự nghiệp của ngài Luther với nhiều sắc thái hơn so với trong quá khứ". Rồi Ðức hồng y Vingt-Trois nhận xét rằng: "Tôi nghĩ Ðức Thánh cha muốn bày tỏ lòng kính trọng cho một niềm xác tín thật sự của ngài Luther trong đức tin Kitô giáo, và công nhận rằng ý định ban đầu của ngài Luther là rất cao quý". Từ đây, Ðức Hồng y Vingt-Trois lý giải: "Sự tiếp cận của Ðức Thánh cha Benedicto XVI là sự tiếp cận của một nhà thần học, nghĩa là ngài cố gắng, với sự quyết tâm hết mình, để tìm một phần của sự thật nằm trong cách tiếp cận, và đạt đến phần sự thật ấy. Và ngài thực hiện việc này với sự tinh tế của phân tích vốn là đặc điểm của ngài, cũng như nền văn hóa của chính ngài. Ðó là một nền văn hóa rất gần gũi với các nhà thần học phái Luthêrô mà ngài từng quen biết, khi ngài còn là giáo sư đại học ở Ðức".
Sau hết, Ðức Hồng y Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris kết luận: "Do đó, đây là lĩnh vực quen thuộc với Ðức Thánh cha, là một kinh nghiệm của mối quan hệ lâu năm với các người phái Luthêrô, được lưu giữ trong truyền thống Ðức, nên ngài đặc biệt thoải mái trong việc nghiên cứu này. Nó không nhất thiết dẫn đến các quyết định kỷ luật, mà mọi người đều có ý nghĩ như thế, nhưng nói cho cùng nó cũng không là điều cốt yếu của phong trào đại kết."

RVA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét