label

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Ách của tôi êm ái (1.7.2011 – Thứ sáu, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu)

Ách của tôi êm ái 
Lời Chúa: Mt 11, 25-30
Lúc ấy, Ðức Giêsu cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mạc khải cho. Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng”.
Suy nim:
Khi quy hoạch thành phố tương lai,
người ta không quên dành một khu vui chơi giải trí.
Nghỉ ngơi thư giãn là một nhu cầu quan trọng
cho những ai sống trong nền kinh tế thị trường.
Nghỉ ngơi không chỉ cần cho thân xác hay trí óc.
Nghỉ ngơi còn cần cho tâm hồn.
Cái tâm của chúng ta cần được sống trong an tĩnh
giữa sóng gió dao động, giữa chợ đời bon chen.
Nhiều người bị suy nhược thần kinh, bị stress.
Có người tự tử vì không đủ sức để tiếp tục sống.
Ðức Giêsu mời chúng ta đến với Ngài,
tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề.
Gánh nặng của nỗi đau và vấp ngã trong quá khứ
Gánh nặng của trách nhiệm và yếu đuối hiện tại
Gánh nặng phải mang vì người khác...
Tất cả những ai bị căng thẳng và lo âu,
chán chường và mệt mỏi.
Tất cả những ai muốn tìm một chút nghỉ ngơi.
Hãy đến với Ngài, ta sẽ gặp được sự an tĩnh.
Hãy mang lấy ách của tôi.
Ðức Giêsu không ngần ngại nói đến ách của Ngài
mà những kẻ đến với Ngài phải mang.
Ngài không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc,
về con đường hẹp mà ít người muốn đi,
về thánh giá mà ta phải vác để theo Ngài.
Như thế sự an bình thư thái Ngài hứa ban
đâu phải là thứ bình an rẻ tiền, không cần từ bỏ.
Ðó là thứ bình an ngay giữa khổ đau và nước mắt,
vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương,
vì xác tín là mình đang làm đúng ý Thiên Chúa.
Nếu ách của Ngài êm và gánh của Ngài nhẹ,
thì là vì chúng được đón nhận trong tình yêu.
Tình yêu làm cho mọi sự trở nên êm nhẹ.
“Chỗ nào có lòng yêu mến, thì không cảm thấy vất vả;
mà giả như có vất vả đi nữa
thì người ta cũng thích cái vất vả đó” (thánh Âutinh)
Hãy học với tôi.
Ðức Giêsu kêu gọi chúng ta làm học trò của Ngài.
Chúng ta học trường Giêsu, học Thầy Giêsu, học bài Giêsu.
Bài học nằm nơi chính trái tim Ngài:
“Vì tôi có trái tim hiền hậu và khiêm nhu.”
Khi mang trong mình những tâm tình của Thầy Giêsu
thì tâm hồn ta sẽ được bình an trở lại.
Chúng ta cần theo học Thầy Giêsu suốt đời,
cần lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái,
cần sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ.
Chỉ như thế chúng ta mới được Thầy Giêsu mạc khải,
và đưa vào thế giới của Thiên Chúa.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho con đừng trở nên cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu
để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
Xin dạy con sự khiêm nhu
để con dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc và được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Thông báo về việc thống nhất tổ chức HĐMVGX trong toàn GP, nhiệm kỳ 2011 – 2015
Giáo phận Long Xuyên
Ủy Ban Mục vụ Giáo Dân
 
        Kính gửi: Quý Cha Quản hạt, Quý Cha và Quý chức,
Được sự chấp thuận của Đức Cha, và để thực hiện tốt chủ trương của Giáo Phận về việc thống nhất tổ chức Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ trong toàn Giáo phận, nhiệm kỳ 2011 – 2015, UBMVGD đặc trách HĐMVGX, chúng con xin thông báo đến Quý Cha Quản hạt, Quý Cha, Quý chức một số điểm sau đây:
1.  Xin Quý Cha chỉ cần gửi giấy “Đề nghị bổ nhiệm BTV/HĐMVGX  nhiệm kỳ 2011 – 2015” (theo mẫu đính kèm, đã thay đổi khung “Đặc Trách” bằng “Điện Thoại”).
 
2. Hạn chót gửi giấy trên vào dịp tĩnh tâm Hạt tháng 7 năm 2011.
Nơi và người nhận:
- Hạt Long Xuyên: Cha Phêrô Hồ Văn Nhơn
- Hạt Chợ Mới     : Cha Luy G. Mai Hùng Dũng
- Hạt Vĩnh Thạnh : Cha Đaminh Vũ Hồng Nho
- Hạt Tân Hiệp    : Cha Gioan Baotixita Trần Hữu Thịnh
- Hạt Rạch Giá    : Cha Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh
Xin Quí Cha Ủy Viên Ủy Ban MVGD, tổng hợp gởi về Cha Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh, để lập Danh Bạ và xin Đức Cha bổ nhiệm TV/HĐMVGX, nhiệm kỳ 2011-2015.
 
3. Tập huấn TV/HĐMVGX 1 ngày từ 8:00 giờ đến 16:000
- Hạt Long Xuyên và Chợ Mới: Thứ hai, ngày 25/7/2011 tại G.x Năng Gù
- Hạt Vĩnh Thạnh                     : Thứ ba, ngày 26/7/2011 tại Giáo xứ Thạnh An, kinh D
- Hạt Tân Hiệp                        : Thứ tư, ngày 27/7/2011 tại G.x Đài Đức Mẹ Tân Hiệp
- Hạt Rạch Giá                        : Thứ năm, ngày 28/7/2011 tại TT MV Giáo hạt Rạch Giá
4.  Lễ Bổn Mạng, tưởng lệ, nhận chức của Ban Điều hành HĐMVGX cấp Giáo Phận, Giáo Hạt, TV/HĐMVGX đương nhiệm, trong Giáo Phận nhiệm kỳ 2011 – 2015, có sự tham dự của BĐH/HĐMVGX cũ, cấp Giáo Phận, Giáo Hạt (Trao Vi Bằng Tưởng Lệ). Trong thánh lễ, có tưởng nhớ, cầu nguyện cho Quí Chức, tông đồ giáo dân, từ khi thành lập Giáo Phận đến nay, còn sống hay đã qua đời. 
Địa điểm: Tại Tòa Giám Mục Long Xuyên
Từ 9g00 giờ đến 11g00, thứ Bảy, 30/07/2011
 
5.  Sáng CN, 31/07/2011 là ngày nhận chức HĐMVGX tại địa phương.
 
Chúng con xin quý Cha Quản hạt và quý Cha thông báo tới tất cả quý chức có liên hệ đến tham dự đầy đủ các các chương trình trên.
Chúng con xin cám ơn Quý Cha Quản hạt, Quý Cha và Quý chức.
 
Mong Thọ, ngày 29 tháng 06 năm 2011
Ủy Ban Mục Vụ Giáo Dân
Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh
 
 
 
Giáo xứ …………………….
Giáo hạt …………………….
Giáo phận Long Xuyên
 
ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM BAN TV/ HĐMVGX
NHIỆM KỲ 2011-2015
 
 
Kính gửi:
Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên
 
Kính trình Đức Cha,
Chiếu theo điều 12, Quy chế HĐMVGX Giáo Phận Long Xuyên về tổ chức tuyển chọn, chúng con xin đệ trình Đức Cha danh sách Ban Thường vụ  HĐMVGX đã được tuyển chọn:
 
STT
(T.t) Quí danh
N.sinh
Chức vụ
ĐT
 
 
 
Chủ tịch
 
 
 
 
PCT/Nội vụ
 
 
 
 
PCT/Ngoại vụ
 
 
 
 
Thư ký
 
 
 
 
Thủ quỹ
 
 
Chiếu theo điều 14, Quy chế HĐMVGX Giáo Phận Long Xuyên về bổ nhiệm, chúng con xin đề nghị Đức Cha bổ nhiệm quý chức trên đây vào Ban Thường Vụ/HĐMVGX, nhiệm kỳ 2011 – 2015 của Giáo xứ chúng con.
Chúng con xin cám ơn Đức Cha và xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con.
 
                                    Làm tại …………………, ngày ……  tháng 7 năm 2011
                                                      L.m Chánh xứ  (L.m phụ trách)

Tường thuật thánh lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô và trao dây Pallium cho 45 Tổng Giám Mục thuộc 25 quốc gia.

Tường thuật thánh lễ kính
hai thánh Phêrô Phaolô
và trao dây Pallium cho
45 Tổng Giám Mục thuộc 25 quốc gia

Vatican (Vat. 29/06/2011) - Lúc 9.30 sáng 29 tháng 6 năm 2011 Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại đền thờ thánh Phêrô, mừng kính hai thánh Tông Ðồ Phêrô Phaolô Bổn Mạng Giáo Hội Roma, và trao dây Pallium cho 45 Tổng Giám Mục trên thế giới.
Cùng đồng tế thánh lễ đã có hàng chục Hồng Y và 41 Tổng Giám Mục nhận dây Pallium do Ðức Thánh Cha trao, Ðức Ông Georg Ratzinger bào huynh và một vài Linh Mục cùng lớp với Ðức Thánh Cha. Các vị Tổng Giám Mục đến từ 25 quốc gia trong đó có 6 vị người Brasil, 4 vị người Mỹ và 4 vị người Colombia. Từ Á châu có 2 vị người Philippines, 2 vị người Ấn Ðộ và 1 vị người Ðại Hàn. Ngoài ra có 4 vị Tổng Giám Mục vắng mặt sẽ nhận dây Pallium tại trụ sở giáo phận liên hệ.
Tham dự thánh lễ có phái đoàn đại diện Giáo Hội Chính Thống Costantinopoli, đông đảo các Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và 10,000 tín hữu, trong đó cũng có thân nhân các Tổng Giám Mục nhận dây Pallium và phái đoàn của một số Tổng giáo phận liên hệ.
Dây Pallium được làm bằng lông chiên mầu trắng, có 6 hình thánh giá mầu đen và hai dải ngắn phía trước và phía sau cổ. Lông chiên dùng để dệt các dây Pallium được lấy từ các con chiên do các tu sĩ thuộc một tu viện tại giáo xứ thánh Anê trên đường Nomentana ở Roma nuôi, rồi giao cho các nữ tu Biển Ðức thuộc tu viện thánh Cecilia gần Vaticăng tiếp tục nuôi và xén lông để dệt các dây Pallium. Dây Pallium biểu hiệu cho sự hiệp nhất giữa các vị Tổng Giám Mục các giáo đoàn năm châu với Tòa Thánh Phêrô.
Giảng trong thánh lễ kính hai thánh Tông Ðồ Phêrô Phaolô, cũng là dịp Lễ Ngọc 60 năm Linh Mục của mình, Ðức Thánh Cha đã nêu bật nòng cốt ơn gọi linh mục là sống tình bạn và sự hiệp nhất với Chúa Kitô, để sinh nhiều hoa trái trong sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, Linh mục cũng là rượu tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại và trần gian.
Nhắc lại các tâm tình của ngài trong thánh lễ truyền chức Ðức Thánh Cha nói: "Thầy không gọi các con là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu" (x. Ga 15,15). Sáu mươi năm đã trôi qua kể từ ngày thụ phong Linh Mục, nhưng tôi vẫn còn nghe vang lên trong tim các lời này của Chúa Giêsu, mà Ðức Hồng Y Faulhaber, vị Tổng Giám Mục lớn của chúng tôi với giọng hơi yếu ớt nhưng vững vàng, nói với các tân linh mục vào cuối lễ truyền chức. Theo trật tự phụng vụ thời đó các lời này có nghĩa công khai trao cho các linh mục quyền tha tội... Trong lúc đó tôi ý thức sâu xa rằng chính Chúa đang nói với riêng tôi. Trong bí tích Rửa Tội và Thêm Sức Chúa đã kéo chúng ta tới với Người, và đón nhận chúng ta vào gia đình của Thiên Chúa. Nhưng còn hơn thế nữa, trong lúc thụ phong linh mục Người gọi tôi là bạn và tiếp nhận tôi vào hàng ngũ những vị hiện diện trong Nhà Tiệc Ly, và trao cho tôi quyền làm những gì mà chỉ có Người là Con Thiên Chúa mới có thể nói và làm một cách hợp pháp. Và điều này khiến cho tôi lo sợ. Người muốn tôi nói lên lời Người nói "Ta tha tội cho con". Ðàng sau lời đó là Cuộc Khổ Nạn của Người vì tôi và cho tôi. Ơn tha thứ có giá trả là cuộc Khổ Nạn. Chúa đã xuống trong vực sâu đen tối bẩn thỉu của tội lỗi chúng ta. Người đã xuống trong đêm đen lỗi lầm của chúng ta, và chỉ như thế nó mới có thế được biến đổi... Người tâm sự với tôi: "Không phải là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu". Người trao ban cho tôi các lời Truyền Phép trong Thánh Thể. Người coi tôi có khả năng loan báo Lời Người, giải thích nó cách đúng đắn và đem nó tới cho con người ngày nay.
Tiếp đến Ðức Thánh Cha quang diễn ý nghĩa lời ấy của Chúa như sau: "Không còn là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu": lời này chứa đựng toàn chương trình của một cuộc đời linh mục. Tình bạn thực sự là gì? "Idem velle, idem nolle" muốn cùng các điều như nhau, không muốn cùng các điều như nhau, người xưa nói thế. Tình bạn là một sự hiệp thông tư tưởng và ý muốn. Và Chúa nhấn mạnh điều đó với chúng ta: "Ta biết các chiên của Ta và các chiên của Ta biết Ta" (x. Ga 10,14). Mục Tử gọi tên các con chiên của mình (x. Ga 10,3)... Tình bạn mà Chúa ban cho tôi không thể chỉ có nghĩa là tôi cũng phải tìm ngày càng hiểu biết Chúa hơn; mà còn hơn thế nữa, nó còn có nghĩa rằng trong Thánh Kinh, trong các Bí Tích, trong gặp gỡ cầu nguyện, trong sự hiệp thông của các Thánh, trong các người đến gần tôi và Chúa gửi tới với tôi, tôi phải ngày càng tìm hiểu biết chính Chúa hơn. Tình bạn không chỉ là sự hiểu biết, mà còn là sự hiệp thông ý muốn. Nó có nghĩa là ý chí của tôi lớn lên hướng về chỗ thưa "vâng" với ý muốn của Người... Trong tình bạn ý muốn của tôi hiệp nhất với ý muốn của Chúa, ý muốn của Chúa trở thành ý muốn của tôi, và như thế tôi trở thành chính mình. Ngoài sự hiệp thông tư tưởng và ý muốn, Chúa còn nhắc đến một yếu tố mới mẻ thứ ba nữa: Người ban sự sống của Người cho chúng ta (x. Ga 15,13; 10,15).
Tiếp tục bài giảng Ðức Thánh Cha nói rằng lời Chúa Giêsu nói về tình bạn ở trong diễn văn về cây nho. Người gắn liền hình ảnh cây nho với nhiệm vụ trao cho các môn đệ: "Thầy đã cắt cử các con để các con ra đi và mang nhiều hoa trái, và hoa trái của các con tồn tại" (Ga 15,16). Bổn phận đầu tiên của các môn đệ bạn hữu của Chúa là lên đường, ra khỏi chính mình và đi tới với tha nhân. Chúng ta có thể nghe thấy lời thánh Mátthêu kết thúc Phúc Âm: "Các con hãy ra đi giảng dậy cho muôn dân... " (Mt 28,19 tt.). Chúa khích lệ chúng ta thắng vượt các biên giới của môi trường trong đó chúng ta sống, để đem Tin Mừng vào trong thế giới của những người khác, để Tin Mừng thấm nhập tất cả, và như vậy thế giới rộng mở cho Nước Thiên Chúa. Ðiều này nhắc nhớ chúng ta rằng chính Chúa cũng đã ra khỏi chính Người, đã từ bỏ vinh quang của Người để kiềm tìm chúng ta, để đem ánh sáng của Người đến cho chúng ta. Nhưng đâu là hoa trái mà Chúa chờ đợi nơi chúng ta? Ðâu là hoa trái tồn tại? Trái của cây nho là nho từ đó người ta làm ra rượu. Ðể nho ngon có thể chín, thì cần có mặt trời và mưa, ngày và đêm. Ðể có rượu qúy, thì cần phải đạp dập trái nho, kiên nhẫn chờ nho lên men, và săn sóc cho nho chín. Rượu ngon không phải chỉ có vị ngọt, mà còn có các hương vị khác nhau phát triển trong các tiến trình chín tới và lên men. Ðây là một hình ảnh của cuộc sống con người, đặc biệt là cuộc sống linh mục của chúng ta. Chúng ta cần mặt trời và mưa, sự thanh thản và các khó khăn, các chặng của sự thanh tẩy và thử thách, cũng như thời gian bước đi tươi vui với tin Mừng... Rượu là hình ảnh của tình yêu; đó là hoa trái thực sự tồn tại, là điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta. Nhưng cũng không được quên rằng trong Thánh Kinh Cựu Ước rượu từ nho qủy cũng là hình ảnh của công lý, phát triển trong một cuộc sống theo lề luật của Thiên Chúa. Mà tổng hợp nội dung đích thật của Luật Lệ là tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Nhưng tình yêu hai chiều đó không phải là một cái gì dịu ngọt, nó chất chứa sự kiên nhẫn, lòng khiêm tốn, sự trưởng thành trong việc đào tạo và đồng hóa ý muốn của chúng ta với ý muốn của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Chỉ như thế tình yêu của chúng ta mới đích thực và là hoa trái tồn tại. Sự đòi hỏi nội tại của nó, lòng trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội Người luôn đòi buộc được thực hiện cả trong khổ đau... Yêu có nghĩa là phó thác, tận hiến, mang dấu ấn của thập gía trong chính mình.
Hướng tới các Tổng Giám Mục sẽ nhận dây Pallium Ðức Thánh Cha nêu bật ý nghĩa của dây Pallium như sau: Dây này trước hết có thể nhắc cho chúng ta nhớ đến ách êm dịu của Chúa Kitô được đặt trên vai chúng ta (x. Mt 11,29tt.). Ách của Chúa Kitô giống y như tình bạn của Người. Ðó là một ách tình bạn, vì thế là một "ách êm dịu", nhưng cũng chính vì vậy mà nó cũng là một ách đòi hỏi và uốn nắn chúng ta. Ðó là ách ý muốn của Người, là một ý muốn của sự thật và tình yêu thương. Như thế đối với chúng ta trước hết đó là ách dẫn đưa người khác bước vào trong tình bạn với Chúa Kitô và hoàn toàn sẵn sàng đối với tha nhân và trở thành mục tử săn sóc họ. Dây Pallium làm bằng lông chiên con được làm phép ngày lễ thánh Anê. Nó nhắc chúng ta nhớ tới Vị Mục Tử trở thành Chiên Con vì tình yêu đối với chúng ta. Nó nhắc chúng ta nhớ Chúa Kitô bước đi trên núi đồi và trong sa mạc, trong đó chiên con của Người là nhân loại đã bị lạc. Nó nhắc chúng ta nhớ Người đã cầm lấy chiên con nhân loại ấy và vác lên vai để đưa trở về. Nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng như là các chủ chăn phục vụ Người chúng ta cũng phải vác các người khác trên vai như vậy, và đem họ tới với Chúa Kitô. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta cũng có thể là các Mục Tử đoàn chiên, đoàn chiên luôn là của Người chứ không trở thành đoàn chiên của chúng ta. Sau cùng dây Pallium có một nghĩa hết sức cụ thể: nó diễn tả sự hiệp thông của các Chủ Chăn của Giáo Hội với thánh Phêrô và các Người Kế Vị.
Tiếp đến là lễ nghi trao dây Pallium. Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế giới thiệu các vị Tổng Giám Mục lên Ðức Thánh Cha. Từng vị một xướng tên mình và Tổng Giáo Phận rồi đọc lời thề "sẽ luôn luôn trung thành và vâng phục thánh Phêrô Tông Ðồ, vâng phục Giáo Hội Roma thánh thiện tông truyền, và vâng phục Ðức Giáo Hoàng và các Người kế vị".
Ðức Thánh Cha đọc lời nguyện làm phép các dây Pallium mà các Phó Tế đã đưa tới trước bàn thờ Tuyên Xưng Ðức Tin. Ngài xin Thiên Chúa là Mục Tử đời đời của các linh hồn, đã được mời gọi trở thành chiên thuộc đoàn chiên bởi Chúa Giêsu Kitô Con Người, Ðấng đã giao phó quyền cai quản cho thánh Phêrô và các người kế vị, chúc lành và ban ơn thánh cho các dây Pallium được chọn làm dấu chỉ thực tại săn sóc mục vụ. Qua công nghiệp và lời bầu cử của hai thánh Tông Ðồ Phêrô Phaolô xin Chúa nhận lời cầu cho các Chủ Chăn mang dây Pallium này tự nhận biết mình như Chủ Chăn của đoàn chiên Chúa và thi hành chức vụ ấy trong cuộc sống. Xin cho các vị mang lấy ách tin mừng trên vai, ách êm aí nhẹ nhang để các vị đi trước làm gương cho người khác trong con đường của các giới răn Chúa, nêu gương kiên trì trung thành cho tới khi được vào đồng cỏ vĩnh cửu của Nước Chúa.
Sau đó Ðức Thánh Cha đọc công thức trao dây Pallium, rồi các Tổng Giám Mục từng vị tiến lên trước Ðức thánh Cha để ngài quàng dây Pallium cho. Trong phần dâng của lễ có một cặp vợ chồng, hai nữ tu dòng Phan Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ trong đó có chị Bé Sáu người Việt, một gia đình gồm cha mẹ và ba người con. Trong phần Hiệp Lễ, 50 Linh Mục đã giúp Ðức Thánh Cha phẩn phát Mình Thánh Chúa cho giáo dân.
Thánh lễ đã kết thúc lúc qúa 12 giờ trưa. Ðức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin với tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn nhắc tới lễ kính hai Tông Ðồ Bổn Mạng Giáo Hội Roma ngài nói: Chứng tá tình yêu và sự trung thành của hai Thánh Phêrô Phaolô soi chiếu các Chủ Chăn của Giáo Hội để dẫn đưa con người tới chân lý, đào tạo họ trong niềm tin nơi Chúa Kitô. Ðặc biệt thánh Phêrô diễn tả sự hiệp nhất của tông đồ đoàn. Ðó cũng là ý nghĩa của lễ nghi trao dây Pallium cho cho 41 Tổng Giám Mục, biểu lộ sự hiệp thông với Giám Mục Roma trong sứ mệnh hưởng dẫn dân Chúa tới ơn cứu độ.... Chính đức tin đã do thánh Phêrô tuyên xưng làm thành nền tảng của Giáo Hội. Quyền tối thượng của thánh Phêrô là do sự ưu ái của Thiên Chúa, cũng như ơn gọi linh mục.
Chúa Giêsu đã nói với thánh nhân: "Không phải phàm nhân đã mặc khải cho con điều đó, nhưng là Cha Thầy ở trên trời đã mặc khải cho con" (Mt 16,17). Ðiều này cũng xảy ra đối với người quyết định đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa, với toàn cuộc sống của mình. Tôi thích nhớ tới ngày kỷ niệm 60 năm thu phong linh mục của tôi. Xin cám ơn sự hiện diện và các lời cầu nguyện của anh chị em. Tôi biết ơn anh chị em và đặc biệt biết ơn Chúa vì ơn gọi và chức thừa tác Người đã trao phó cho tôi. Và tôi xin cám ơn những ai trong dịp này đã biểu lộ sự gần gũi và nâng đỡ sứ mệnh của tôi bằng lời cầu nguyện, không ngừng dâng lên Thiên Chúa từ mọi giáo đoàn (x. Cv 12,5).
Trong bầu khí này tôi cũng xin gửi lời chào Phái đoàn của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinopoli, đang hiện diện tại Roma theo thói quen ý nghĩa, để tôn kính hai Thánh Phêrô Phaolô và cùng tôi chia sẻ ước mong cho sự hiệp nhất các kitô hữu do Chúa muốn. Sau đó Ðức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người và chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Thấy họ có lòng tin (30.6.2011 – Thứ năm Tuần 13 Thường niên)

Thấy họ có lòng tin
Lời Chúa: Mt 9, 1-8
Khi ấy Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!” Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: “Ông này nói phạm thượng.” Nhưng Đức Giêsu biết ý nghĩ của họ, liền nói: “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? Trong hai điều: mộtbảo: ‘Con đã được tha tội rồi’, haibảo: ‘Đứng dậy mà đi’, điều nào dễ hơn?” Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Đứng dậy, vác giường đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.
Suy nim:
Khiêng một người bất toại trên một cái giườngđiều không dễ.
Chẳng biết có mấy người khiêng và khiêng bao xa?
Chẳng rõ tương quan giữa họ ra sao, có phảibạn bè, họ hàng không?
Có điều chắcanh bất toại không thể tự mình đến với Thầy Giêsu được.
Chân của anh có vấn đề, và thời ấy không có xe lăn như bây giờ.
Anh cần đến sự giúp đỡ của bạn bè quen biết.
Và đã có những người đáp lại vì tình thương đối với anh chịu tật nguyền.
Rồi đã có một cuộc hẹn, và sau đó cả nhóm lên đường.
Tình bạnm cho đường đến nhà của Thầy Giêsu ở Caphácnaum gần hơn.
Nhưng vất vả, nhọc nhằn thì vẫn không tránh được.
Đưa người bất toại đến với Thầy Giêsu quảmột kỳ công,
vì trong Tin Mừng theo thánh Máccô, họ đã phải đưa người bệnh xuống
qua một lỗ thủng ở trên mái nhà, bởi lẽ không có đường nào khác ! (Mc 2, 4).
Dù sao Thầy Giêsu cũng đã thấy lòng tin của họ (c. 2).
Lòng tin cái bên trong, nhưng được lộ ra ngoài.
Cả người bất toại lẫn các người khiêng đều có chung một lòng tin.
Tin rằng đến với Thầy Giêsuthế nào cũng được khỏi.
Họ nuôi một niềm hy vọng lớn: khi trở về không phải khiêng nhau nữa.
Anh bất toại có thể đi được bằng đôi chân của chính mình,
và đi ngang hàng với những người bạn khác.
Tin, yêu và hy vọngnhững tâm tình có trong tim của nhóm bạn này.
Không có những điều đó thì cũng chẳng có phép lạ khỏi bệnh.
Ơn Thiên Chúa vẫn đến với con người ngang qua lòng tốt của con người.
Nhưng lạ thay Thầy Giêsu lại có vẻ không màng đến chuyện chữa bệnh.
Thầy nói với người bất toại: “Các tội của anh được tha thứ” (c. 2).
Ơn đầu tiên người bất toại nhận đượcmột ơn mà anh không xin,
ơn đó không phải nơi thân xác, nhưng nơi linh hồn.
Hẳn Thầy Giêsu không có ý nói rằng anh bị tậtvì đã phạm tội.
Nhưng Ngài muốn cho thấy uy quyền của lời Ngài nói.
Lời này có thể tha tội và lời này cũng có thể chữanh.
Nếu các kinh sư nghĩ rằng Ngài đã nói phạm thượng (c. 3),
dám tiếm quyền tha tội dành cho một mình Thiên Chúa,
thì Ngài sẽ chứng tỏ cho họ thấy Ngài có quyền tha tội dưới đất.
Ngài bảo anh bất toại: “Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà” (c. 6).
Ngài đã không chọn điều dễ hơn (c. 5), điều khó kiểm chứng.
Anh bất toại đã đứng dậy và đi về nhà cùng với các bạn của anh.
Anh đã được hơn cả điều anh mong ước, đóhồn an xác mạnh.
Đức Giêsu có quyền giải phóng ta khỏi bệnh tật và tội lỗi.
Tội lỗi cũngm ta bất toại, không đến được với Thiên Chúa và tha nhân.
Nhưng Đức Giêsu đã muốn chia sẻ quyền này cho “loài người” (c. 8).
Môn đệ của Ngài vẫnm thừa tác vụ chữanh và tha tội cho đến tận thế.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã giúp cho bao người què đi được trên đôi chân của mình.
Chúa đãm cho người bất toại
nằm chờ đợi nhiều năm bên hồ nước
bất ngờ trỗi dậy, vác chõng và bước đi.
Chúa đãm cho người bất toại
mà bạn bè vất vả đưa xuống từ lỗ hổng của mái nhà,
được khỏi bệnh, lòng bình an vì được tha thứ.
Chúa đã cho kẻ bại tay được đưa tay ra
và tay anh trở lại bình thường.
Bất toại trên thân xác thậtđiều đáng sợ.
Nhưng đáng sợ hơnthứ bất toại của tâm hồn.
Có thứ bất toạim chúng con không đến được với người khác,
dù nhà họ ở kế bên nhà chúng con,
không đến được với Chúa, dù Chúa vẫn luôn chờ đợi.
Có thứ bất toạim chúng con không thể đưa tay ra
để bắt tay người đối diện hay để chia sẻ một món quà.
Có thứ bất toạim trái tim chúng con khô cứng,
hững hờ trước nỗi đau của người anh em.
Xin giúp chúng con ra khỏi
những thành kiến và mặc cảm, thù oán và ghen tương,
để chuyển động mềm mại hơn dưới sự tác động của Chúa.
Xin cũng giúp chúng con biết khiêm tốn
nhìn nhận sự bại liệt của mình,
và chấp nhận để người khác đưa mình đến gặp Chúa.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Họp báo về Ngày Quốc Tế Giới trẻ Madrid

Họp báo về Ngày Quốc Tế Giới trẻ Madrid

VATICAN. Sáng ngày 28-6-2011, ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, và ĐHY Antonio Maria Rouco, TGM Madrid, đã mở cuộc họp báo tại phòng báo chí Tòa Thánh về Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 26 sẽ tiến hành tại Madrid từ ngày 16 đến 21-8 năm nay.

ĐHY Rylko, người Ba Lan, nhắc lại lời ĐTC nhấn mạnh rằng mục đích Ngày Quốc Tế giới trẻ là rao giảng Tin Mừng, trong đó các bạn trẻ là những người giữ vai chính.. Sự nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin như thế tuyệt đối không có nghĩa là Giáo Hội dửng dưng đối với bao nhiêu vấn đề trầm trọng đang đè nặng trên người trẻ ngày nay. Trái lại, như ĐTC đã nếu rõ: ”Chỉ ai biết Thiên Chúa, thì mới biết thực tại và có thể đáp lại thực tại ấy một cách thích hợp, và thực sự xứng với con người.”

ĐHY Rylko cũng nhận xét rằng ngày nay ”Ngày Quốc Tế giới trẻ là một kinh nghiệm rất đặc biệt về một Giáo Hội bạn của giới trẻ, tham gia những vấn đề của họ, một Giáo Hội đặt mình phục vụ các thế hệ trẻ. Đó là một kinh nghiệm của Giáo Hội hoàn vũ, có một không hai, bao trùm toàn trái đất, về một Giáo Hội trẻ trung, đầy nhiệt huyết và đà tiến truyền giáo”.

ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân cho biết hiện nay số bạn trẻ ghi tên chính thức là 440 ngàn người, một con số chưa từng có từ trước đến nay, xét vì - qua những kinh nghiệm trước đây, - người trẻ thường đăng ký vào phút chót. Có 14 ngàn LM, 744 GM tháp tùng các bạn trẻ, trong đó 263 vị sẽ đảm nhận việc dạy giáo lý bằng 30 ngôn ngữ khác nhau tại 250 địa điểm; 700 ngàn cuốn giáo lý cho người trẻ sẽ được phân phát bằng 6 thứ tiếng; 24 ngàn người thiện nguyện đến từ nhiều cuốc gia. Ngoài ra, trước khi về Madrid, các bạn trẻ sẽ được đón tiếp trong 68 giáo phận ở Tây Ban Nha.

Hiện diện tại cuộc họp báo trên bàn chủ tọa cũng có một số cộng tác viên của ban tổ chức.

Chẳng hạn, Ông José Antonio Martínez Fuentes, đặc trách việc đăng ký của các bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid cho biết việc đăng ký này đã khởi sự cách đây 1 năm. Văn phòng do ông phụ trách có 100 người thiện nguyện, đã giúp đỡ 10 ngàn nhóm đăng ký tham dự, và đã trả lời hơn 25 ngàn câu hỏi bằng 7 thứ tiếng do các bạn trẻ nêu lên khi muốn đăng ký, để ý tới nhu cầu đặc biệt của một số người khuyết tật, vấn đề xin thị thực nhập cảnh Tây Ban Nha và vấn đề săn sóc sức khỏe.

Cộng tác với Bộ ngoại giao Tây Ban Nha, Ban đăng ký giúp các tham dự viên xin thị thực miễn phí, theo các điều kiện do chính phủ thiết định, đặc biệt là Bộ nội vụ.

Về con số những người đăng ký, đông nhất là Âu Châu với hơn 285 ngàn người, Mỹ châu gần 90 ngàn, Á châu có 20.500 người đăng ký, Phi châu 9.500 người và sau cùng là Úc châu có 1.300 bạn trẻ đăng ký. Ngoài con số các GM và LM như vừa nói trên đây, tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới ở Madrid cũng có gần 4600 chủng sinh. (SD 28-6-2011)


G. Trần Đức Anh OP

Tái rao giảng Tin Mừng là một thái độ.

Tái rao giảng Tin Mừng là một thái độ


Vilnius, Lituani [Zenit 23/6/2011] - Các vị tổng thư ký của các Hội đồng Giám mục Âu châu nói rằng tái rao giảng Tin Mừng không phải là một "phép mầu" mà thiết yếu là một thái độ.
Trong thông cáo được đưa ra sau cuộc gặp gỡ tại thủ đô Vilnius, Lituani, từ ngày 16 đến 21 tháng 6 năm 2011, các vị tổng thư ký của các Hội đồng Giám mục âu châu nhấn mạnh rằng công cuộc tái rao giảng Tin mừng đang được thực hiện và cần phải được loan báo cho toàn thế giới.
Thông cáo giải thích rằng "nguời tín hữu kitô được đòi hỏi không làm gì khác hơn là "biến đức tin, đức cậy và tình yêu của một Thiên Chúa làm người thành xương thịt trong lời cầu nguyện và công việc bác ái hàng ngày, nhứt là trong gia đình và ở nơi làm việc".
Theo các vị tổng thư ký các Hội đồng Giám mục Âu châu, vào giờ phút lịch sử được đánh dấu bằng hiện tượng tục hóa ngày nay, Giáo hội có sứ mệnh phải nhắc lại cho mọi người biết rằng những vấn đề mà mỗi người mang trong trái tim mình đều chỉ có thể được giải đáp trong sự gặp gỡ với Ðấng Tạo Hóa mà thôi.
Do đó, trọng tâm sứ mệnh của Giáo hội "chính là con người và mối quan hệ của con người với Chúa Giesu" và tác nhân của công cuộc tái rao giảng Tin mừng này chính là những con người đã được "biến đổi" nhờ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.
Tại Vilnius, 60 tham dự viên của hai cuộc gặp gỡ do Hội đồng các Hội đồng Giám mục Âu châu tổ chức, đã thảo luận với nhau về vấn đề "thông tin của Giáo hội trong thời buổi khủng hoảng" và "việc xử dụng những phương tiện kỹ thuật mới để loan báo Tin Mừng".
Cuộc gặp gỡ tại Vilnius cũng là dịp để các Giáo hội tại Âu châu bàn đến một số vấn đề khác như cuộc khủng hoảng dân số tại lục địa và tự do tôn giáo. Các vị tổng thư ký của các Hội đồng Giám mục Âu châu mong rằng Giáo hội và Âu Châu làm mọi sự có thể để bảo đảm cho tự do tôn giáo đựơc tôn trọng trên khắp thế giới.

CV.

Ý thức về sự hạn hẹp giúp con người tự do hơn và thoát nguy cơ yêu sách độc tài.

Ý thức về sự hạn hẹp
giúp con người tự do hơn
và thoát nguy cơ yêu sách độc tài


Phỏng vấn triết gia Salvatore Veca, tác giả cuốn sách tựa đề "Bốn bài học về ý tưởng sự không toàn vẹn".
Vatican (Avvenire 29-4-2011) - Trong lịch sử nhận loại đã không có thế kỷ nào bị các chế độc độc tài đảng trị khát máu đầy đọa và gây ra nhiều tai ương như thế kỷ XX. Hai thế chiến và hơn 180 cuộc xung đột vũ trang lớn nhỏ, trong đó có hơn 30 cuộc chiến vẫn còn kéo dài đó đây trên thế giới hiện nay, đã khiến cho hàng trăm triệu người thiệt mạng và tàn phá nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Khi không ý thức được các hạn hẹp và bất toàn của mình, con người dễ rơi vào khuynh hướng tự tôn mình làm Thiên Chúa, yêu sách cho mình mọi quyền bính và trở thành độc tài, khát máu và tàn bạo đối với tha nhân.
Thế kỷ XX đã bị ghi dấu bởi sự bùng nổ kinh hoàng cả trong lãnh vực triết học với tư tưởng "giải pháp cuối cùng" được coi như "thuốc chữa" mọi tranh chấp, san bằng mọi khác biệt, và giải quyết được mọi mâu thuẫn. Nhưng đó đã chỉ là ảo tưởng, gây ra biết bao nhiêu khổ đau và nước mắt cho gia đình nhân loại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn triết gia Salvatore Veca, tác giả cuốn sách tựa đề "Bốn bài học về ý tưởng sự không toàn vẹn". Ông cho rằng tư tưởng về sự bất toàn là liều thuốc giúp loại trừ mọi yêu sách độc tài. Cuộc sống của con người gắn liền với sự không toàn vẹn; sự kiện con người "có hạn và luôn hướng tới viễn tượng tương lai" đối với điều nó có thể là hay phải là, là điều quan trọng; và nó vượt xa các giới hạn của một viễn tượng bị đóng khung trong hoàn cảnh và ngẫu nhiên một cách không thể tránh được. Theo triết gia Veca, chính vì chúng ta không toàn vẹn nên chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đam mê và tình yêu đối với sự khôn ngoan.
Triết gia Salvatore Veca sinh năm 1943. Ông theo học tại đại học Milano bắc Italia và đậu tiến sĩ triết năm 1966. Cho đến năm 1973 ông tự nguyện là giáo sư phụ tá tại đại học Milano trước khi dậy môn sử học các tổ chức và cơ cấu xã hội tại đại học Bologna, trung Italia, giữa các năm 1975-1978. Trong các năm 1978-1986 ông là giáo sư triết học chính trị tại đại học Milano. Tiếp đến trong các năm 1986-1989 ông dậy môn triết học chính trị tại đại học Firenze trung Italia. Từ năm 1990 ông là giáo sư môn triết học chính trị tại phân khoa Khoa học chính trị đại học Pavia, và kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong đó có chức phân khoa trưởng. Từ năm 2001 giáo sư Salvatore Veca cũng là giám đốc trung tâm nghiên cứu và tìm tòi liên ngành của đại học Pavia. Từ năm 2003 giáo sư là thành viên Hội đồng quản trị Học viện khoa học nhân văn Italia và của ủy ban khoa học của trung tâm huấn luyện và nghiên cứu kỹ sư động đất của đại học Pavia. Giáo sư Salvatore Veca là tác giả của hàng trăm cuốn sách và các bài khảo luận, trong đó có cuốn "Sự không chắc chắn" xuất bản năm 1998 và được giải thưởng triết học Castiglioncello, với sắc lệnh của tổng thống Cộng Hòa Italia, huy chương vàng và bằng khen hạng nhất, dành cho những người có công trong lãnh vực nghiên cứu Khoa học và Văn hóa. Năm 2000 giáo sư lại được giải thưởng Hàn lâm viện Carrara với cuốn "Triết học chính trị". Vào đầu thập niên 1970 ông nghiên cứu các lý thuyết của Karl Marx trong tương quan với các khoa học kinh tế xã hội và chính trị. Vào cuối thập niên 1970 ông tập trung chú ý vào triết học và lý thuyết chính trị và thảo luận về các lý thuyết của sự phân chia công bằng. Tiếp đến là các vấn đề tự do và bình đẳng, sự thật, công bằng và căn tính. Năm 2002 ông cho xuất bản cuốn "Vẻ đẹp và các kẻ bị áp bức" và cuốn "Mười bài học về tư tưởng công bằng".
Hỏi: Thưa giáo sư Veca, trong bài học thứ nhất giáo sư có viết: "Chúng ta không chỉ phải lựa chọn, mà phải lựa chọn trong một thế giới luôn luôn thay đổi và thường thay đổi một cách rất mau chóng". Như thế ý tưởng của sự không toàn vẹn có thể là một hướng dẫn cho thời đại chúng ta như thế nào, thưa giáo sư?
Ðáp: Ý thức được bản chất không toàn vẹn của bất cứ câu trả lời nào chúng ta có thể đưa ra, khiến cho chúng ta biết suy tư nhiều hơn và có các lựa chọn chín mùi và trưởng thành hơn. Cần phải ý thức được rằng các câu trả lời đó sẽ không bao giờ là giải pháp cuối cùng. Ðiều này không giảm thiểu tầm quan trọng các lựa chọn của chúng ta, nhưng trao ban cho chúng một chiều kích thích hợp. Các câu trả lời của chúng ta có một sự không trọn vẹn nòng cốt, mà tôi định nghĩa là sự không bão hòa. Có người cho rằng thừa nhận sự không trọn vẹn trong các câu trả lời của chúng ta có thể làm nảy sinh ra một loại bụi mờ bất ổn và vụn vặt, dẫn đưa tới siêu thị các niềm tin. Nhưng không phải như thế: chúng ta phải kiên định trung thành với các tín ngưỡng của mình, nhưng ý thức được sự không trọn vẹn của chúng trong thời gian.
Hỏi: Việc giáo sư ca ngợi sự không trọn vẹn bao hàm một quan niệm sinh động về các giá trị. Làm thế nào để chúng ta có thể trung thành với các giá trị của mình đồng thời "gặp gỡ" các người khác?
Ðáp: Trong sách tôi có trích một câu nói của Khổng Tử: đó là chúng ta có bổn phận sống trung thực, trung thực với chính mình. Chúng ta có bổn phận bênh vực các giá trị nền tảng của cuộc sống chung và bênh vực các tín ngưỡng trao ban tiết nhịp cho cuộc sống. Chính vì được mời gọi sống trung thực với chính mình mà chúng ta bị thách thức chú ý tới tha nhân, gặp gỡ họ, và rộng mở cho sự tò mò. Và bởi vì chúng ta sống trung thực với chính mình nên chúng ta có thể rộng mở cho người khác.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư ủng hộ các lý do của sự đa nguyên chống lại lý do của khuynh hướng tương đối hóa, có đúng thế không?
Ðáp: Có nhiều điều tốt lành trong cuộc sống của chúng ta cũng như trong cuộc sống của người khác, hay trong cuộc sống của các cộng đoàn khác nhau. Sự đa nguyên bắt đầu trong khu vực chung cư, chứ không cần phải nghĩ tới các liên hệ của chúng ta với các tín đồ của Khổng giáo hay Hồi giáo Salafít. Nó khởi hành từ bên trong chúng ta. Chúng là điều mà tôi gọi là các cuộc chiến dân sự nho nhỏ của chính mình. Tư tưởng này không dính dáng gì tới khuynh hướng tương đối hóa. Khuynh hướng tương đối hóa có nghĩa là bạn nghĩ rằng thức uống ngon nhất là rượu champagne, trong khi đối với tôi đó là cà phê, và chúng ta không có gì để nói với nhau nữa.
Hỏi: Thưa giáo sư Veca, việc nghiên cứu của giáo sư xoay quanh một dữ kiện không thể thay đổi được: đó là con người được tạo dựng nên trong sự hạn hẹp. Trao ban hạn hẹp có nghĩa gì cũng như giữ gìn chiều kích thụ tạo của con người có nghĩa gì?
Ðáp: Việc ca ngợi sự không toàn vẹn của chúng ta đi song song với ý thức chúng ta là các sinh vật sống trong các hoàn cảnh xác định và có các hạn hẹp. Nhưng chúng ta không được để cho mình bị rơi vào cạm bẫy của một tư tưởng đặc biệt của sự không toàn vẹn. Chúng ta có muốn thử giữa những người có tín ngưỡng khác nhau không? Có cần phải nghiêm chỉnh đối với ý tưởng của sự đối chọi không? Nếu có, thì cần phải chấp nhận rằng các tín ngưỡng của chúng ta có sự hạn hẹp ngay trong khi gặp gỡ tín ngưỡng của những người khác. Việc thừa nhận sự không toàn vẹn của chúng ta bắt nguồn một cách đơn sơ từ sự kiện có các người khác và họ có các lý do khác, kể lại các câu chuyện khác với các câu chuyện của chúng ta, và hát các bài hát khác với các bài hát của chúng ta.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư có viết rằng "chúng ta là các sinh vật coi chiều kích của sự cật vấn là điều quan trọng", có đúng vậy không?
Ðáp: Như sách Khôn Ngoan cho thấy, nơi chúng ta tồn tại câu hỏi liên quan tới ý nghĩa cuộc sống. Hình ảnh của những người coi việc đưa ra các vấn nạn hay đặt các câu hỏi cho người khác là chuyện không có ý nghĩa gì, khiến cho họ giống như những đơn tử hoàn hảo và bão hòa nhưng xa lạ. Trái lại kiên trì cật vấn thật là điều quan trọng. Sự tra hỏi là một nét thường hằng trong cung cách sống của chúng ta. Chúng ta là những người săn đuổi ý nghĩa cuộc sống. Ðưa ra các câu hỏi có nghĩa là tìm kiếm các câu trả lời. Chúng ta là những người săn đuổi các câu trả lời, các câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống.
Hỏi: Ông Michel Foucault đã viết rằng triết học trong một nghĩa nào đó được mời gọi suy tư về điều không thể nghĩ được. Nhưng giáo sư thì lại nói tới sự tưởng tượng triết học. Thế thì đâu là các thực hành có thể tin tưởng được giúp vun trồng sự tò mò này thưa giáo sư?
Ðáp: Trong nghiên cứu của tôi nổi bật là một cảnh có hình ảnh của một người trau dồi các ký ức, và hình ảnh của nhà thám hiểm các tương quan. Người thứ nhất coi lịch sử là điều nghiêm chỉnh; người thứ hai đưa các kết qủa cuộc tìm tòi của mình lên trên mức độ cao hơn của sự đại đồng, để tìm nói lên tiếng cuối cùng sẽ luôn biến thành tiếng áp chót, vì tư tưởng của sự không trọn vẹn. Mỗi người trong chúng ta đều sống với phi công tự động đã được gắn sẵn. Như thế vun trồng sự tưởng tượng triết học có nghĩa là thử nhìn các sự vật một cách khác. Cuộc sống của chúng ta giống như ở trên các thảm di chuyển tự động, là cuộc sống của các thụ tạo của thói quen. Chúng ta thử ngưng giá trị của các các thói quen đó và nhìn các sự vật một cách khác như thể chúng có một ánh sáng khác. Và khi đó thì ở đâu cũng có một chút triết lý cả.

Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)