Luôn
cởi mở đối với việc tìm kiếm
Thiên
Chúa và các giá trị siêu việt
.
Roma
(Avvenire 3-5-2012; Vat. 23-5-2012) - Một số nhận định của bác sĩ
Rocco Bellantone, trưởng phân khoa Y khoa và giải phẫu thuộc
đại học Công giáo Thánh Tâm Roma, nhân kỷ niệm 50 năm
thành lập.
Ngày
3 tháng 5 năm 2012, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã viếng
thăm Ðại học công giáo Thánh Tâm Gemelli, nhân kỷ niệm 50
thành lập trường Y khoa và giải phẫu thuộc đại học này.
Ðại học và bệnh viện Genelli mang tên vị sáng lập là cha
Agostino Gemelli, dòng Phanxicô. Ðại học và bệnh viện nổi
tiếng vì đã chữa trị cho Ðức Chân phước Giáo Hoàng Gioan
Phaolo II nhiều lần. Cơ sở giáo dục cao đẳng này có hơn 700
nhà nghiên cứu dấn thân hoạt động tại 35 học viện, mỗi
năm có hơn 1,500 công trình nghiên cứu khoa học được công
bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng nhất. Có 46 nhà
nghiên cứu của Ðại học công giáo này được xếp vào
số 300 nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất Italia. Ðại học công
giáo Thánh Tâm Gemelli hiện có 5,000 sinh viên.
Trong
bài huấn dụ Ðức Thánh Cha đã cảnh giác chống lại nền
văn hóa duy thực nghiệm, loại bỏ vấn nạn về Thiên Chúa ra
khỏi các thảo luận khoa học, và ngài chống lại quan niệm
hễ những gì có thể thực hiện được trên bình diện khoa
học thì đều hơp lý. Ðức Thánh Cha nhắc đến các khám
phá ngày càng nhiều và tối tân trong lãnh vực khoa học,
nhưng con người ngày nay tuy giầu về phương tiện, nhưng lại
không giầu về mục tiêu. Họ thường chịu ảnh hưởng của
chủ trương thu hẹp và tương đối hóa, dẫn đưa tới việc
đánh mất đi ý nghĩa của sự vật, hầu như bị chóa mắt vì
hiệu năng của kỹ thuật, mà quên đi chân trời cơ bản là
câu hỏi về ý nghĩa, để rồi gạt bỏ chiều kích siêu việt.
Trong bối cảnh đó, tư tưởng trở nên yếu đuối và lãnh
vực luân lý đạo đức trở nên nghèo nàn hơn, che phủ
việc tham chiếu các quy luật về giá trị. Căn cội phong phú
của nền văn hóa và sự tiến bộ của Âu châu dường như
bị quên lãng, trong đó có sự tìm kiếm sự tuyệt đối, tìm
kiếm Thiên Chúa.
Ðứng
trước tình trạng trên đây Ðức Thánh Cha khẳng định rằng:
"Ðiều quan trọng là nền văn hóa phải tái khám phá
sức mạnh của ý nghĩa và năng động của siêu việt, nói
tắt một lời, là quyết liệt cởi mở đối với chân
trời của sự tìm kiếm Thiên Chúa.
Trong
chiều hướng này, Ðức Thánh Cha ca ngợi Ðại học Công
Giáo Thánh Tâm dấn thân mạnh mẽ trong lãnh việc nghiên
cứu. Ngài nói: "Sự tìm kiếm Thiên Chúa trở nên phong
phú đối với trí tuệ, là men của văn hóa, là động cơ
thăng tiến một nền nhân bản đích thực, việc nghiên cứu
không dừng lại ở bề mặt. Các bạn thân mến, các bạn
hãy luôn để cho mình được hướng dẫn nhờ sự khôn ngoan
đến từ trên cao, từ một kiến thức được đức tin soi
sáng, và nhớ rằng sự khôn ngoan đòi phải có sự hăng
say và những vất vả trong việc nghiên cứu..."
Ðức
Thánh Cha cũng nhận xét thêm rằng: "Không có tiến bộ
nào, nhất là về mặt văn hóa, được nuôi dưỡng bằng
sự lập lại suông, nhưng đòi phải có một sự bắt đầu
luôn luôn mới mẻ. Ngoài ra, nó cũng đòi phải có thái
độ sẵn sàng đối với sự đối chiếu và đối thoại, mở
rộng trí tuệ và làm chứng về sự phong phú của gia sản
đức tin. Ðại học Công Giáo ở Roma ngày nay được kêu
gọi trở thành một tổ chức gương mẫu, không thu hẹp việc
học hỏi vào sự tìm kiếm thành công về kinh tế, nhưng mở
rộng nhãn giới về một dự phóng, trong đó ơn trí tuệ tìm
hiểu và phát triển các hồng ân của thế giới được tạo
dựng, vượt lên trên một quan niệm duy sản xuất, duy lợi
ích về cuộc sống".
Sau
đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số
nhận định của bác sĩ Rocco Bellantone, trưởng phân khoa Y khoa
và giải phẫu thuộc đại học Công giáo Thánh Tâm Roma, nhân
kỷ niệm 50 thành lập, và "Ngày nghiên cứu" do phân
khoa tổ chức lấn đầu tiên về đề tài "Một đời cho
việc nghiên cứu, nghiên cứu cho sự sống".
Hỏi:
Thưa giáo sư Bellantone, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha
Biển Ðức XVI, một thần học gia một giáo sư đại học, có
ý nghĩa gì trong dịp cử hành 50 năm thành lập phân khoa Y khoa
và giải phẫu tại Ðại học công giáo Thánh Tâm Gemelli?
Ðáp:
Ngoài các xúc động mà mỗi kitô hữu đều có khi được
Ðức Thánh Cha đến thăm, sự hiện diện của Ðức Thánh Cha
nhắc nhớ chúng tôi ý thức được trách nhiệm của phân
khoa Y khoa và giải phẫu của đại học Thánh Tâm, được
thành lập cách đây 50 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu của
người đau khổ hơn là để xóa bỏ các tật bệnh. Và phân
khoa phải tiếp tục chứng minh cho thấy rằng không có xung
khắc giữa đức tin và lý trí.
Hỏi:
Khoa học kiếm tìm sự thật nhưng trong lãnh vực y khoa, có
những khó khăn và các nghi ngờ dễ biến thành các vấn
đề luân lý sinh học. Việc nghiên cứu y khoa trong một đại
học công giáo có tầm quan trọng nào, thưa giáo sư?
Ðáp:
Khoa học là một dụng cụ hiểu biết các mầu nhiệm của
thiên nhiên. Nhưng trách nhiệm mà chúng ta có đối với khoa
học là nghiên cứu, nhưng dưới sự hướng dẫn của luân
lý đạo đức, coi con người như là một cứu cánh chứ
không phải là một phương tiện. Vì thế chúng tôi không
nhắm chủ trương duy kỹ thuật bằng mọi giá, mà chú ý tới
con người khổ đau, chú ý tới việc bảo vệ sự sống con
người trong tất cả mọi hình thái của nó, để cùng nhau tìm
chiến thắng các lý do gây ra chết chóc. Là các bác sĩ
công giáo có nghĩa là hoạt động với lòng thương xót, mà
thánh Toma Aquino cho là đồng cảm với nỗi khổ đau của
người khác như là nỗi khổ đau của chính mình. Thực hành y
khoa khoa học tiên tiến không đủ: mà phải biết chú ý tới
con người đang đau khổ nữa.
Hỏi:
Phân khoa Y khoa có lẽ đã bị lu mờ một chút bởi danh tiếng
của nhà thương đa khoa Gemelli, một trung tâm tuyệt diệu trong
việc săn sóc các bệnh nhân. Một đại học mà có một nhà
thương riêng có tầm quan trọng nào thưa giáo sư?
Ðáp:
Chúng tôi hãnh diện về điều này: mục địch thứ nhất của
việc giảng dậy của đại học là lý thuyết, nhưng cũng bao
gồm việc thực hành nữa. Các sinh viên của chúng tôi có
1.700 bệnh nhân hằng ngày để họ có thể quan sát và thực
hành phần lý thuyết họ đã học. Ðiều này dẫn đưa tới
các kết qủa hiển nhiên trong nhà thương, cả khi có lúc
việc nghiên cứu trong phân khoa của chúng tôi có bị ở trong
bóng mờ đi nữa. Ðây đã là một trong các lý do khiến
chúng tôi tổ chức lần đầu tiên "Ngày nghiên cứu":
để chứng minh và quảng bá cho thấy các kết quả to lớn
mà chúng tôi đã đạt được trong việc nghiên cứu. Chỉ
cần nghĩ tới sự kiện trong danh sách các nhà nghiên cứu
nổi tiếng nhất Italia đã có 46 người thuộc đại học Thánh
Tâm Gemelli. Ðại học của chúng tôi đứng hàng thứ hai tại
Italia, sau nhà thương San Raffaele của Milano. Tôi cũng xin lưu ý
là nhân viên của chúng tôi nắm giữ ba vai trò: chúng tôi
có 700 người vừa là bác sĩ, vừa là các nhà nghiên
cứu vừa là giáo sư.
Hỏi:
Giáo sư có thể đơn cử một thí dụ đặc biệt về việc
nghiên cứu y khoa như kể trên đây hay không?
Ðáp:
Tôi không đi vào các chi tiết, vì sợ có thể quên ai đó,
nhưng chỉ lưu ý rằng chúng tôi nghiên cứu rất nhiều các
tế bào gốc. Từ các tế bào máu của cuống rốn và của
nhau chúng tôi đã đạt được các kết qủa quan trọng trên
bình diện nhà thương cũng như trên bình diện nền tảng.
Chúng tôi chống lại việc sát hại phôi thai người để lấy
các tế bào gốc - thực ra thì các thí nghiệm loại này đã
không bao giờ đạt được kết qủa - nhưng chúng tôi cũng
đánh đổ quan niệm cổ xưa cho rằng các bác sĩ công giáo
chống lại việc nghiên cứu các tế bào gốc, vì bị ngăn
chận bởi tín lý của Giáo Hội. Cũng nên nhớ rằng nhà
thương đa khoa Gemelli là nhà thương có nhiều bệnh nhân ung
thư nhất, và việc nghiên cứu của chúng tôi rất lưu tâm
tới căn bệnh này. Chúng tôi cũng chú ý tới lãnh vực
phân tử di truyền: việc cộng tác với tổ chức Telethon, mà
chúng tôi đã dành giải thưởng Gioan Phaolô II đầu tiên cho
tổ chức này, là một điểm mạnh của nỗ lực nói trên.
Hỏi:
Thưa giáo sư, giáo sư là một bác sĩ phẫu thuật, giáo sư
nghiêm cứu lãnh vực này như thế nào?
Ðáp:
Việc nghiên cứu của tôi có các thời gian ngắn hơn, và đa
số gắn liền với các kỹ thuật. Ðã có một cuộc cách
mạng trong ngành giải phẫu trong các thập niên 1920: từ kỹ
thuật giải phẫu bằng việc mổ ngực hay mổ bụng người ta
đã chuyển sang kỹ thuật nội chẩn, đem lại các kết qủa
tốt hơn và giảm các nguy hiểm. Nhưng đây là một nghiên
cứu không được báo chí và các phương tiện truyền thông
nói tới, mặc dù đã có các kết qủa quan trọng giúp giảm
số tử vong đối với một số các cuộc giải phẫu, hay ngày
càng cho phép giải phẫu các bệnh nhân lớn tuổi. Có một
vài cuộc giải phẫu xưa kia cần phải mổ dài 15 cm, thì ngày
nay với phương pháp mới chỉ cần mở hai hay bốn chỗ khoảng
2 cm. Tôi nghĩ tới các bệnh như đau dạ tràng, hay đau tuyến
giáp trạng, mà chúng tôi đã có các cuộc giải phẫu đầu
tiên và đã có các trường hợp nổi tiếng trên thế
giới.
(Avvenire
3-5-2012)
Linh
Tiến Khải
(Radio
Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét