Phỏng
vấn ÐTGM Angelo Becciu
Phụ
tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh
về
vụ ăn cắp thư từ của Ðức Giáo Hoàng
Phỏng
vấn Ðức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh
Tòa Thánh, về vụ ăn cắp thư từ của Ðức Giáo Hoàng.
Vatican
(Osservatore Romano, 30-5-2012) - Cay đắng và đau buồn vì những gì
xảy ra trong những ngày qua tại Vatican, nhưng cũng quyết tâm
và tin tưởng đương đầu với tình thế thực sự là khó
khăn. Ðó là những tâm tình người ta cảm thấy nơi vị Phụ
tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Ðức Tổng Giám Mục Angelo Becciu,
trong cuộc nói chuyện với giáo sư Giovanni Maria Vian, Tổng giám
đốc báo "Quan sát viên Roma" về đề tài thu hút sự
chú ý của rất nhiều cơ quan truyền thông trên thế giới,
nghĩa là vụ bắt giam ông Paolo Gabriele người giúp việc Ðức
Thánh Cha, ngày 23 tháng 5 năm 2012, vì ông giữ nhiều tài
liệu kín thuộc về Ðức Giáo Hoàng. Do chức vụ, Ðức Tổng
Giám Mục Becciu làm việc hằng ngày, tiếp xúc chặt chẽ với
Ðức Giáo Hoàng (Ðức Tổng Giám Mục là nhân vật thứ ba
tại Tòa Thánh, sau Ðức Thánh Cha và Ðức Hồng Y Quốc vụ
khanh, và thường được ví như 'bộ trưởng nội vụ' của
Tòa thánh). Ðức Tổng nói gì đây về tâm tình của người
làm việc tại Tòa Thánh? Ngài đáp:
"Với
những người gặp nhau trong những giờ này, chúng tôi nhìn
nhau trong mắt và chắc chắn tôi đọc được sự ngỡ ngàng
và lo âu, nhưng tôi cũng thấy được quyết tâm tiếp tục
phục vụ âm thầm và trung thành với Ðức Giáo Hoàng".
Một
thái độ người ta cảm thấy hằng ngày trong đời sống của
các văn phòng tại Tòa Thánh và của thế giới Vatican bé
nhỏ, nhưng chắc chắn là không trở thành tin tức trong trận
hồng thủy truyền thông bùng lên sau những sự kiện trầm
trọng và gây kinh hoàng về nhiều khía cạnh trong những ngày
nay. Trong bối cảnh có, Ðức Tổng Giám Mục Becciu quan tâm
cân nhắc lời nói để nhấn mạnh "kết quả tích cực"
của cuộc điều tra, cho dù đó là một kết quả cay đắng.
Và rồi, những phản ứng trên thế giới, một đàng có
thể biện minh được, đàng khác, chúng gây lo âu và đau
buồn về cách thức thông tin, do những sự tưởng tượng,
không tương ứng tí nào đối với thực tại"
Hỏi:
Thưa Ðức Tổng Giám Mục, người ta có thể phản ứng mau
lẹ và đầy đủ hơn về vụ này hay không?
Ðáp:
Ðã đang và sẽ có sự tôn trọng nghiêm túc đối với
nhân vị và các thủ tục như luật lệ của Vatican trù định.
Vừa khi xác nhận được sự kiện, ngày 25 tháng 5, Phòng
báo chí Tòa Thánh đã phổ biến tin tức, dù có là một
cú "sốc" đối với mọi người, và sự kiện này
gây ngỡ ngàng. Vả lại cuộc điều tra vẫn đang tiến hành.
Hỏi:
Ðức Tổng thấy Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 thế nào?
Ðáp:
Ngài đau buồn. Vì theo những gì người ta có thể kiểm
chứng cho đến nay, kẻ ở gần ngài dường như là thủ phạm
của những hành động không thể biện minh được dưới mọi
khía cạnh. Dĩ nhiên nơi Ðức Giáo Hoàng, tâm tình cảm
thương đối với người liên hệ vẫn trổi hơn. Nhưng vẫn
còn sự kiện là hành vi mà ngài phải chịu thực là tàn
bạo: Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đã thấy các thư bị đánh
cắp từ nhà của ngài và xuất bản. Những thư ấy không
phải chỉ là thư tư riêng tư, nhưng đúng hơn là những thông
tin, suy tư, những bày tỏ lương tâm, và cả những bộc lộ
mà ngài nhận được với tư cách duy nhất là do sứ vụ
của Ngài. Vì thế, Ðức Giáo Hoàng thực sự đau buồn,
cũng vì bạo lực mà tác giả của những thư hoặc bút tích
ấy gửi cho ngài phải chịu.
Hỏi:
Ðức Tổng có thể đưa ra một phán đoán về những gì xảy
ra hay không?
Ðáp:
Tôi coi việc xuất bản các thư đánh cắp như thế là một
hành vi vô luân trầm trọng chưa từng thấy. Tôi lập lại,
nhất là vì đây không phải chỉ là một sự vi phạm - vốn
đã rất trầm trọng - sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai
cũng có quyền - nhưng còn là vì đó là một sự xúc phạm
hèn nhát đối với một tương quan tín nhiệm giữa Ðức
Thánh Cha Biển Ðức 16 và những người ngỏ lời với ngài,
cho dù là để bày tỏ những sự phản đối trong lương tâm.
Chúng ta hãy lý luận: không phải chỉ có thư tư gửi cho
Ðức Thánh Cha bị đánh cắp, nhưng những việc làm ấy còn
là một sự chà đạp lương tâm của người ngỏ lời với
Ðức Thánh Cha trong tư cách ngài là vị Ðại diện Chúa Kitô
và đó là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của
người Kế Vị Thánh Phêrô. Trong nhiều tài liệu được
xuất bản, người ta thấy chúng ở trong bối cảnh vốn đòi
phải có sự tín nhiệm hoàn toàn. Khi một tín hữu Công
giáo nói với Ðức Giáo Hoàng, họ có nghĩa vụ phải cởi
mở như là khi đứng trước Thiên Chúa, cũng vì họ cảm
thấy được bảo đảm nhờ sự kín đáo tuyệt đối.
Hỏi:
Người ta muốn biện minh cho việc xuất bản các tài liệu đó
dựa theo tiêu chuẩn gọi là thanh tẩy, minh bạch, cải tổ
Giáo Hội.
Ðáp:
Những lối ngụy biện như thế không đi xa lắm. Cha mẹ tôi
không những đã dạy tôi đừng trộm cắp, nhưng còn dạy
đừng bao giờ nhận những đồ mà người khác ăn cắp.
Tôi thấy đó có những nguyên tắc đơn giản, có lẽ quá
đơn giản đối với một số người, nhưng chắc chắn là khi
một người không nghĩ tới các nguyên tắc ấy, thì dễ bị
lầm lạc và đưa người khác đến sự hư hỏng. Không thể
có sự canh tân mà lại chà đạp luật luân lý, có lẽ họ
theo nguyên tắc mục đích biện minh cho phương tiện, nhưng đây
là nguyên tắc không hợp với tinh thần Kitô giáo.
Hỏi:
Nhưng Ðức Tổng trả lời thế nào cho những người đòi
quyền thông tin?
Ðáp:
Tôi nghĩ rằng trong những ngày này, về phía các ký giả,
cùng với nghĩa vụ phải trình bày những gì đang xảy ra, còn
phải có một sự tôn trọng luân lý đạo đức nữa, nghĩa
là phải can đảm minh bạch đừng chiều theo sáng kiến của
một đồng nghiệp mà tôi không do dự gọi đó là một sáng
kiến tội ác. Một chút sự lương thiện trí thức và tôn
trọng luân lý nghề nghiệp tối thiếu, chắc chắn là không
gây hại cho thế giới truyền thông.
Hỏi:
Theo nhiều bình luận, thì những thư từ được xuất bản
biểu lộ một thế giới nhơ bẩn bên trong Giáo Hội, đặc
biệt là Tòa Thánh
Ðáp:
Ðàng sau một vài bài báo, dường như tôi thấy một sự
giả hình sâu xa. Một đàng họ lên án tính chất chuyên chế
và quân chủ của cơ quan lãnh đạo trung ương của Giáo Hội,
nhưng đàng khác, họ lại cảm thấy như một gương mù vì một
vài người viết cho Ðức Giáo Hoàng để bày tỏ tư tưởng
và cả những lời than phiền về chính cơ quan lãnh đạo ấy.
Nhiều tài liệu được xuất bản không biểu lộ cuộc đấu
tranh hoặc trả thù, nhưng là biểu lộ sự tự do tư tưởng
mà người ta trách Giáo Hội không cho phép. Tóm lại, chúng
tôi không phải là những xác ướp, và những quan điểm
khác nhau, thậm chí những đánh giá lượng định trái nghịch
nhau là điều khá bình thường. Nếu ai cảm thấy không
được hiểu và cảm thông, thì có quyền nại đến Ðức
Giáo Hoàng. Có gì là gương mù đâu? Vâng phục không có
nghĩa là từ bỏ quyền có phán đoán riêng, nhưng biểu lộ
một cách chân thành và sâu rộng ý kiến của mình, để
rồi tuân hành quyết định của bề trên. Ðó không phải là
một sự tính toán, nhưng là một sự gắn bó với Giáo hội
được được Chúa Kitô muốn. Ðó là những yếu tố cơ
bản của quan điểm Công Giáo.
Hỏi:
Những tranh giành, thuốc độc, nghi ngờ: phải chăng Vatican là
như thế?
Ðáp:
Tôi không nhận thấy điều đó trong môi trường này và
rất tiếc vì người ta có một quan niệm lệch lạc như thế
về Vatican. Nhưng điều đó phải làm cho chúng ta suy nghĩ, và
kích thích tất cả chúng ta dấn thân hết mình để làm nổi
bật một cuộc sống thấm đượm Tin Mừng.
Hỏi:
Vậy phải nói gì với các tín hữu Công Giáo và những
người đang quan tâm nhìn Giáo Hội?
Ðáp:
Tôi đã nói về sự đau buồn của Ðức Thánh Cha Biển
Ðức 16, nhưng tôi phải nói rằng nơi Ðức Giáo Hoàng không
bị suy giảm sự thanh thản giúp ngài cai quản Giáo Hội một
cách quyết liệt và sáng suốt. Cuộc gặp gỡ các Gia đình
công giáo thế giới sắp khai mạc tại Milano. Ðó là những
ngày đại lễ trong đó người ta thở hít niềm vui được
làm Giáo Hội. Chúng ta hãy đón nhận dụ ngôn Tin Mừng mà
Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 nhắc nhở chúng ta cách đây
vài ngày: bão tố dập vùi trên căn nhà, nhưng nhà không
bị sập. Chúa nâng đỡ căn nhà sẽ không bão tố nào có
thể phá đổ căn nhà ấy".
(Osservatore
Romano, 30-5-2012)
G.
Trần Ðức Anh OP chuyển ngữ
(Radio
Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét